1.3 Kế toán chi phí sảnxuất và giá thành sảnphẩm trong các doanh nghiệp
1.3.1 Các nguyên tắc kế toán chi phí và giá thành sảnphẩm
Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp phải tuân theo các quy định của chuẩn mực kế toán, bao gồm:
- Theo chuẩn mực VAS 01 - “Chuẩn mực chung”, ban hành theo QĐ số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 thì việc ghi nhận chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tuân theo 7 nguyên tắc sau:
* Nguyên tắc giá gốc: Giá trị của tài sản được xác định căn cứ vào các chi phí
thực tế doanh nghiệp đã bỏ ra để có được tài sản đó ở trạng thái sẵn sàng sử dụng.
* Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu, chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu bao gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc các chi phí phải trả liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
* Nguyên tắc thận trọng: Trong kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm nguyên tắc thận trọng được thể hiện ở chỗ khác với các khoản thu nhập chỉ được ghi nhận khi có các bằng chứng chắc chắn thì các khoản chi phí phát sinh phải được ghi ngay khi có dấu hiệu phát sinh kể cả khi chưa có bằng chứng chắc chắn.
* Nguyên tắc trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu sự chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.
17
* Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Mọi chi phí phải được ghi vào sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế chi tiền. Vậy trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì những chi phí phát sinh tại thời điểm nào thì kế toán sẽ ghi nhận vào thời điểm đó.
* Nguyên tắc hoạt động liên tục: Giả thiết doanh nghiệp hoạt động liên tục liên quan đến việc phản ánh chi phí của doanh nghiệp theo giá gốc, không phản ánh theo giá trị thị trường. Mặt khác, nguyên tắc này còn làm cơ sở cho các phương pháp tính hao mòn để phân chia giá trị tài sản cố định vào các chi phí hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian hoạt động của nó.
* Nguyên tắc nhất quán: Việc áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất,
phương pháp tính giá thành sản phẩm thì phải thống nhất trong suốt các niên độ kế toán
điều này nhằm đảm bảo khả năng có thể so sánh được giữa các kỳ kế toán và các chỉ tiêu giữa các kỳ với nhau.
-Theo chuẩn mực VAS 02 - “Hàng tồn kho” (Ban hành theo QĐ số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001, đoạn 07 quy định:
“Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất”. “Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp”