1.3 Kế toán chi phí sảnxuất và giá thành sảnphẩm trong các doanh nghiệp
1.3.4 Đánh giá sảnphẩm dở dang cuốikỳ
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất chế tạo (đang nằm trong dây truyền, quy trình công nghệ sản xuất chưa đến kỳ thu hoạch hoặc chưa hoàn thành chưa tính vào khối lượng bàn giao thanh toán);
Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm làm dở. Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất kinh doanh, tỷ trọng và mức độ, thời gian tham gia của chi phí và quá trình sản xuất dể chế tạo sản phẩm và yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất hiện nay có thể áp dụng các phương pháp sau:
1.3.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nguyên vật liệu chính
Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang (SPDD) cuối kỳ chỉ tính phần chi phí NVLTT hoặc nguyên vật liệu chính, còn chi phí NCTT, chi phí SXC tính cả cho giá thành sản phẩm;
Công thức tính:
Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ
Khối lượng sản + phẩm hoàn thành Khối lượng x sản phẩm dở dang cuối kỳ
26
Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít không có biến động nhiều so với đầu kỳ;
Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít.
Nhược điểm: Thông tin về chi phí sản phẩm dở dang có độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến.
1.3.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu toàn bộ các chi phí trong kỳ. Do vậy, khi kiểm kê xác định đối tượng sản phẩm làm dở phải xác định mức độ hoàn thành của chúng. Đối với khoản chi phí NVLTT bỏ vào một lần từ đầu quy trình sản xuất sản phẩm thì cách tính như sau:
Chi phí của SPDD Chi phí phát sinh
Λ + Khôi lượng
Chi phí của đâu kỳ trong kỳ
= ; . . x sảnphẩm dở
SPDD cuôi kỳ Khôi lượng sản Khôi lượng '
+ dang cuôi kỳ
phẩm hoàn thành SPDD cuôi kỳ
Đối với chi phí sản xuất bỏ dần vào quá trình sản xuất như NVLTT, chi phí SXC thì chi phí làm dở được tính như sau:
Chi phí dở dang Chi phí phát sinh
+
Chi phí của đâu kỳ trong kỳ Sản phẩm
SPDD cuoi kỳ So sản phẩm hoàn Sản phẩm quy đổi
thành trong kỳ quy đổi
Sản phẩm quy đổi = Sản phẩm làm dở x Mức độ hoàn thành
Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất có quy trình
công nghệ kiểu phức tạp liên tục, sản phẩm trải qua nhiều công đoạn kế tiếp nhau.
Ưu điểm: Tính chính xác cao, đảm bảo hợp lý và độ tin cậy cao hơn so với phương pháp trên.
Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, phức tạp mang tính chủ quan.
27
được kiểm kê ở từng công đoạn đó để tính chi phí làm dở. Cách tính như sau:
Chi phí SPDD cuối kỳ = Số lượng SPDD cuối kỳ x Định mức chi phí Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính.
Nhược điểm: Không phán ánh chính xác chi phí thực tế đã chi ra.
1.3.5 Kế toán tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
Phương pháp tính giá thành là hệ thống phép tính được sử dụng để tính giá thành sản phẩm và đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Các doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất với đối tượng tính giá thành sản phẩm mà lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm thích hợp đối với từng đối tượng tính giá thành sản phẩm, cụ thể:
1.3.5.1 Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn)
- Điều kiện áp dụng : Áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn (sản xuất điện, nước, khai thác than, quặng,...);
- Đặc điểm của phương pháp:
+ Áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô công nghệ đơn giản; + Dùng các số liệu trực tiếp để tính giá thành;
+ Không phân bổ theo công đoạn khi phân bổ chi phí sản xuất; + Không cần kiểm kê và đánh giá trong kỳ tính giá thành; + Được hạch toán chi phí cho từng đối tượng, sản phẩm. - Công thức tính: ZTT = Dđk + C - Dck
ZTT Ztt = ———
Sh
Trong đó: Dđk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ C: Tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
ZTT: Tổng giá thành ztt: Giá thành đơn vị
28
Sh: Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Ưu điểm: Tính toán nhanh, đơn giản, không đòi hỏi trình độ cao.
Nhược điểm: Phạm vị áp dụng hẹp.
1.3.5.2 Phương pháp tính giá thành theo hệ số
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có đặc điểm trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng một loại nguyên vật liệu đồng thời thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau;
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Là toàn bộ quy trình công nghệ và từng loại sản phẩm chính do quy trình sản xuất đó tạo ra;
-Đối tượng tính giá thành: Là từng loại sản phẩm; - Trình tự thực hiện:
+ Tính giá thành từng loại sản phẩm người ta căn cứ vào đặc điểm tiêu chuẩn kỹ thuật để tính cho mỗi loại sản phẩm một hệ số. Trong đó chọn loại sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu nhất có hệ số = 1 (sản phẩm chuẩn);
+ Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm ra sản lượng sản phẩm chuẩn
Tổng sản lượng
sản phẩm chuẩn ɪ Sản lượng thực tế sản phẩm i x Hệ số sản phẩm i
i=1
+ Tính tổng giá thành liên sản phẩm theo phương pháp giản đơn
Tổng giá thành Chi phí SPDD Chi phí SX Chi phí SPDD
= + -
liên SP Đâu kỳ trong kỳ cuôi kỳ
+ Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm
Hệ số phân bổ Sản lượng chuẩn sản phẩm i
chi phí sản phẩm i Tổng sản lượng sản phẩm chuẩn
+ Tính giá thành của từng loại sản phẩm
Tổng giá thành Tổng giá thành liên
= X
sản phẩm i sản phẩm
Sau đó tính giá thành đơn vị từng loại sản phẩm.
- Ưu điểm: Tính được nhiều loại sản phẩm trong cùng một quy trình; - Nhược điểm:Việc tính toán khá phức tạp.
Hệ số phân bổ chi phí sản phẩm i
29
1.3.5.3 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ (định mức)
- Điều kiện áp dụng:
Trong các doanh nghiệp sản xuất có đặc điểm trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất nhưng sản xuất ra nhóm sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, đóng giày, cơ khí chế tạo,...;
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Là nhóm sản phẩm;
-Đối tượng tính giá thành: Là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm; - Trình tự thực hiện:
+ Chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành. Tiêu chuẩn phân bổ thường được sử dụng là giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch;
+ Tính tổng giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm theo phương pháp giản đơn;
+ Tỷ lệ tính giá thành
Tỷ lệ giá thành Tổng giá thành của nhón sản phẩm
(khoản mục) Tổng tiêu chuẩn phân bổ
+ Tính giá thành thực tế từng quy cách sản phẩm
Tổng giá thành thực tế ,
Tiêu chuẩn phân bổ của Tỷ lệ
từng quy cách sản phẩm = x
từng quy cách sản phẩm giá thành theo khoản mục
-Ưu điểm: Phương pháp này cho phép phát hiện một cách nhanh chóng những khoản chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức của từng khoản mục, theo từng nơi phát sinh chi phí cũng như đối tượng chịu chi phí, các nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này..v.v
- Nhược điểm: Khi tính giá thành định mức các loại sản phẩm, kế toán phải tính riêng từng khoản mục chi phí cấu tạo nên giá thành sản phẩm theo những cách thức khác nhau. Do đó, sử dụng phương pháp này rất phức tạp.
1.3.5.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
- Điều kiện áp dụng: Trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua. Đặc điểm phương pháp này là tính giá theo từng đơn đặt hàng, nên việc tổ chức kế toán chi phí phải chi tiết hóa theo từng đơn đặt hàng.
30
cũng là đối tượng tính giá thành. Giá thành cho từng đơn đặt hàng là toàn bộ cho chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành, hay giao hàng cho khách hàng. Những đơn đặt hàng chưa hoàn thành vào thời điểm cuối kỳ thì toàn bộ các chi phí sản xuất đã tập hợp theo đơn đặt hàng đó được coi là giá trị của những sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau .
- Ưu điểm: Việc tính giá thành theo phương pháp này linh hoạt, không phân biệt xưởng thực hiện, chỉ quan tâm đến các đơn đặt hàng, có thể tính được chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng, từ đó xác định được giá bán và tính được lợi nhuận trên từng đơn đặt hàng.
- Nhược điểm:
+ Rời rạc, chưa thống nhất nếu phân bổ ở các phân xưởng khác
+ Nếu nhận đươc nhiều đơn đặt hàng sản xuất gây khó khăn trong việc sản xuất và phân bổ
+ Sẽ gặp khó khăn nếu có đơn vị yêu cầu báo giá trước.
1.3.5.5 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia...). Để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như: giá có thể sử dụng, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu,..
Tổng giá Giá thành Tổng chi phí Giá trị Giá trị sản
thành SP = SP chính + sản xuất phát - SP phụ - phẩm chính
chính DD đầu kỳ sinh trong kỳ thu hồi DD cuối kỳ
1.3.5.6 Phương pháp liên hợp
Áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau (doanh nghiệp sản xuất hóa chất, đóng giầy, may mặc,.). Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
31