2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Bắc Giang là tỉnh miền núi nằm ở toạ độ địa lý từ 21007’ đến 21037’ vĩ độ bắc; từ 105053’ đến 107002’ độ kinh đông; có vị trí nằm chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội; phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh và phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà Nội. Nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, Bắc Giang cách không xa các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước nơi tập trung đầu mối kinh tế đối ngoại, giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hoá và các hàng hoá tiêu dùng khác.
Diện tích đất tự nhiên của Bắc Giang là 3.822 km2, trong đó quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, đô thị với diện tích đất chiếm khoảng 14,5% tổng diện tích. Bắc Giang đã quy hoạch và triển khai 4 khu công nghiệp với diện tích trên 1.112 ha và 34 cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố với diện tích trên 734 ha. Đến năm 2020, tổng diện tích các khu, cụm công nghiệp của tỉnh khoảng 3.000 ha. Đây là một điều kiện thuận lợi trong công tác thu hút đầu tư của tỉnh.
Khí hậu thủy văn: Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc Việt Nam, có 4 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mùa hè nóng
ẩm, mùa Xuân và mùa Thu khí hậu ôn hoà, nhiệt độ bình quân năm khoảng 23 - 240C. Độ ẩm không khí trung bình 83%, lượng mưa trung bình năm 1.533 mm, rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, các cây ăn quả.
Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được một số nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp như: Than đá tại các huyện Yên Thế, Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam có trữ lượng khoảng hơn 114 triệu tấn, trong đó mỏ than Đồng Rì có trữ lượng trên 100 triệu tấn; quặng sắt ở Yên Thế khoảng 500 nghìn tấn; gần 100 nghìn tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; trên 600 nghìn tấn quặng barit; có tiềm năng về sét làm gạch ngói, cuội kết ở Hiệp Hòa, Lục Nam với tổng trữ lượng trên 8 triệu m3; 4 mỏ vàng và điểm quặng trữ lượng dự báo khoảng 734 kg, …
Tài nguyên rừng: Toàn tỉnh có trên 140 ngàn ha đất lâm nghiệp có rừng và trên 16 nghìn ha đất núi đồi có thể phát triển lâm nghiệp, trong đó rừng đặc dụng có gần 13.400 ha tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử và Khu bảo tồn rừng nguyên sinh Khe Rỗ với hơn 200 loài thực vật, nhiều chủng loại cây hỗn giao phong phú và động vật rừng quý hiếm đang được bảo tồn.
Tài nguyên Du lịch: Với địa hình đồi núi cùng truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, Bắc Giang có nhiều địa điểm tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và tâm linh như hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần (Lục Ngạn), Suối Mỡ (Lục Nam) và khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám (Yên Thế), Chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), chùa Bổ Đà (Việt Yên), khu di tích đình chùa và cây Dã Hương ngàn năm tuổi Tiên Lục Lạng Giang.
2.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình kinh tế
Trong những năm vừa qua, mặc dù tình hình kinh tế thế giới, khu vực cũng như trong nước có nhiều biến động do khủng hoảng kinh tế toàn cầu
nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh vẫn được duy trì tương đối ổn định. Giai đoạn (2006-2010), tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 17,9%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,6%; dịch vụ tăng 9,8%. Trong khi đó năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ước đạt 8,6%; trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 13,9%; dịch vụ tăng 1,7%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 8,1%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 39%; dịch vụ 35%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 26%.
Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản được quan tâm đầu tư phát triển theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Tỉnh đã quy hoạch, đầu tư phát triển các sản phẩm mang thương hiệu địa phương có tiếng trên thị trường như gà đồi Yên Thế, mì Chũ, bún Đa Mai hay rượu làng Vân. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cho quy hoạch hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh như vùng cây ăn quả với diện tích gần 50 nghìn ha, trong đó diện tích vải thiều đạt trên 36 nghìn ha, lớn nhất toàn quốc.
Lĩnh vực công nghiệp – TTCN: Chính quyền tỉnh cũng quan tâm hỗ trợ xúc tiến và thu hút đầu tư, nhờ vậy đã đạt được những kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần đẩy nhanh tốc độ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn (2006-2010) đạt 29.199 tỷ đồng, tăng 4,1 lần so với giai đoạn (2001-2005). Năm 2013 đạt 34.755 tỷ đồng (giá thực tế); cao hơn tổng giá trị của cả đoạn 2006-2010.
Lĩnh vực thương mại dịch vụ đã có những bước tiến khá vững chắc. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2013 ước đạt 13.291 tỷ đồng, bằng 88,6% kế hoạch và tăng 15% so với năm 2012.
2.1.2.2. Tình hình xã hội
Hệ thống giao thông và bến cảng: Bắc Giang là tỉnh có hệ thống giao thông khá đa dạng với một số trục đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ) quan trọng của Quốc gia chạy qua như: Quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn lên cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị Quan, là điều kiện quan trọng khi hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng đi vào hoạt động để phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế; Quốc lộ 31 từ thành phố Bắc Giang đi các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Đình Lập gặp quốc lộ 4A (Lạng Sơn) đi ra cảng Mũi Chùa, Tiên Yên và nối với cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh). Quốc lộ 279 từ Hạ Mi (Sơn Động) đến Tân Sơn (Lục Ngạn) nối với Quốc lộ 1A. Quốc lộ 37 từ Lục Nam đi Hòn Suy sang thị trấn Sao Đỏ (Hải Dương) gặp Quốc lộ 18 có thể về cảng Hải Phòng hay ra cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh). Tuyến đường sắt Lưu Xá - Kép - Hạ Long nối Thái Nguyên với Quảng Ninh, đi qua các huyện Yên Thế, Lạng Giang và Lục Nam. Đường sông (có sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam) với tổng chiều dài qua tỉnh là 347km.
Hệ thống cơ sở đào tạo và nguồn nhân lực: Bắc Giang có hệ thống các cơ sở đào tạo gồm: 01 trường Đại học, 4 trường Cao đẳng, 7 trường Trung cấp và trên 80 cơ sở đào tạo nghề. Dân số toàn tỉnh có 1.567,6 nghìn người, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi có 1.019,4 nghìn người, chiếm 65% tổng dân số. Số lao động đang tham gia hoạt động kinh tế là 973,9 nghìn người chiếm 62,1% dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40,5%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 26%. Trung bình hàng năm các cơ sở đào tạo của tỉnh cung cấp cho thị trường lao động khoảng 44.761 người, phân theo trình độ đào tạo như sau: Đại học 683 người; Cao đẳng 1.767 người; Trung cấp 2.889 người; Sơ cấp 25.819 người; đào tạo dưới 3 tháng 13.603 người. Bên cạnh đó hàng năm
cả nước khoảng 10 nghìn người, đây là nguồn nhân lực quan trọng bổ sung cho lực lượng lao động có trình độ của tỉnh Bắc Giang.
Hệ thống dịch vụ hỗ trợ phát triển được đầu tư tương đối đồng bộ và quy củ. Hiện nay hệ thống lưới điện quốc gia được kéo đến từng xã trong toàn tỉnh, bao gồm các cấp điện áp 220, 110, 35, và 22KV. Bắc Giang đã hoàn thiện, đưa vào hoạt động Nhà máy nhiệt điện Sơn Động công suất 220MW. Công trình đường dây và Trạm biến áp 500kV Sơn La - Hiệp Hoà, một trong những công trình trọng điểm cấp quốc gia, đã chính thức đóng điện vận hành. Về lĩnh vực cấp nước, tỉnh đã đầu tư hệ thống cấp nước sạch và đáp ứng yêu cầu sử dụng nước cho các khu đô thị, khu công nghiệp. Bên cạnh đó dịch vụ viễn thông cũng được phân bố rộng khắp các địa bàn tạo thuận lợi cho thông tin liên lạc trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống thương mại - dịch vụ - y tế cũng được phân bố đều khắp đến huyện và đến các xã, góp phần đẩy nhanh lưu thông hàng hoá và đảm bảo các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người dân. Toàn tỉnh có 17 bệnh viện, trong đó tuyến tỉnh có 2 bệnh viện đa khoa và 6 bệnh viện chuyên khoa ; 9 bệnh viên đa khoa tuyến huyện; 100% xã, phường trong tỉnh có trạm y tế.
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên như việc tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, gần các cảng biển, hàng không và đường bộ quốc tế cũng như các điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông liên tỉnh, Bắc Giang có thể coi là một trong những địa phương có tiềm năng và thế mạnh trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hơn nữa, là một tỉnh có truyền thống văn hóa lâu đời, nằm ngay gần thủ đô Hà Nội, Bắc Giang cũng nhận được nhiều sự quan tâm, ưu tiên của Chính quyền Trung ương trong việc quy hoạch, phát triển các vùng kinh tế của tỉnh. Hiện tại trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt quy hoạch 6 KCN là Vân Trung, Song Khê- Nội Hoàng, Đình Trám, Quang Châu, Việt – Hàn, Mai Đình nằm trên địa bàn 3
huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa với những vị thế thuận lợi về giao thông vận chuyển cùng với gần 40 các CCN phân bố khắp các huyện trên địa bàn tỉnh nhằm tận dụng thế mạnh của mỗi huyện để thu hút dòng vốn đầu tư, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng quy hoạch với mục tiêu phát triển kinh tế đồng bộ trong toàn tỉnh.
2.2. Thực trạng thu hút FDI giai đoạn 2006 - 2013 và những ảnh hƣởng của doanh nghiệp FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang
2.2.1. Thực trạng thu hút FDI giai đoạn 2006 -2013 tại Bắc Giang
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng vừa tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2006-2010) nhằm đánh giá kết quả thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung và đánh giá kết quả huy động, triển khai các nguồn vốn thu hút phát triển từ đó đề ra các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 5 năm tiếp theo (2011-2015), trong đó nhấn mạnh vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghị quyết nêu rõ, “Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn FDI”. Thực hiện đường lối chủ trương này, lãnh đạo chính quyền tỉnh Bắc Giang đã tích cực triển khai hoạt động nhằm thu hút FDI và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
2.2.1.1. Quy mô và số lượng dự án
Về số lượng, kể từ năm 2006 đến nay số lượng các doanh nghiệp FDI quan tâm và đầu tư vào địa bàn tỉnh tăng đáng kể, trong giai đoạn 2006-2010
và ba năm đầu của giai đoạn 2011-2015 số lượng các dự án đầu tư mới tăng nhanh chóng. Tính chung trong vòng 8 năm tổng số các dự án FDI thu hút trên địa bàn tỉnh tăng gần 3 lần so với kết quả cộng dồn các dự án FDI kể từ khi tách tỉnh tới hết năm 2005. Riêng năm 2013, toàn tỉnh thu hút được 33 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký 152 triệu USD; trong đó 12 dự án đầu tự ngoài các KCN với tổng vốn đăng ký 48,6 triệu USD, và 21 dự án đầu tư trong các KCN với tổng vốn đăng ký đạt 103,4 triệu USD. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh có 16 dự án FDI điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đăng ký bổ sung là 60 triệu USD.
Bảng 2.1. Thống kê tổng hợp dự án FDI và lũy kế qua các năm
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang hàng năm từ năm 2006 - 2013, mục Đầu tư phát triển
Trên cơ sở tăng số lượng các dự án FDI, dòng vốn FDI đăng ký đầu tư cũng như vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI trên địa bàn tỉnh cũng tăng qua các năm thể hiện trên số liệu thống kê sau:
Bảng 2.2. Tình hình vốn FDI tại tỉnh qua các năm
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang hàng năm từ năm 2006 - 2013, mục Đầu tư phát triển
Riêng năm 2013, tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư FDI đạt khoảng 175 triệu USD, nâng vốn thực hiện lũy kế lên gần 900 triệu USD.
2.2.1.2. Hình thức và cơ cấu FDI
Các dự án FDI được đầu tư trên địa bàn tỉnh chủ yếu dưới hai hình thức là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và hình thức liên doanh với các tập đoàn nhà nước trên địa bàn tỉnh. Trong đó, hầu hết các dự án FDI được đầu tư triển khai hoạt động theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, chiếm khoảng 92% số các doanh nghiệp FDI tại tỉnh; chỉ có một số đơn vị đầu tư theo hướng khai thác tiềm lực lợi thế của tỉnh được triển khai dưới hình thức liên doanh như công ty Lâm sản Việt Nam – Niu Di Lân, công ty vận tải hành khách Bắc Hà, hợp doanh sản xuất Keo AKD, công ty khai thác khoáng sản Á Cường. Cơ cấu theo đối tác đầu tư, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh là các NĐT đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ lân cận trong khu vực với các đặc điểm kinh tế, văn hóa khá tương đồng với Việt Nam, trong đó dẫn đầu là các doanh nghiệp Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông. Ngoài ra, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh cũng dành được sự quan tâm đầu tư của các NĐT trong khu vực ASEAN như Singapore, Thái Lan.
Bảng 2.3. Các đối tác FDI đƣợc cấp phép
Tính riêng giai đoạn 2006-2010, trên địa bàn tỉnh thu hút được thêm 60 dự án FDI trong đó có tới 25 dự án của NĐT Hàn Quốc, đứng thứ 2 là NĐT Trung Quốc với tổng số 11 dự án, tiếp đến là Đài Loan với 10 dự án và Nhật Bản xếp thứ 4 với 4 dự án.
Trong năm 2012, Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu trong tóp các đối tác ĐTNN chủ yếu trên địa bàn tỉnh với tổng số 12 dự án, tiếp đến vẫn là các đối tác truyền thống là Trung Quốc, Hồng Công và cuối cùng là Đài Loan; tuy nhiên hàm lượng vốn đăng ký của các doanh nghiệp Hàn Quốc, Trung Quốc