Tình hình vốn FDI tại tỉnh qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính quyền tỉnh bắc giang trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 41)

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang hàng năm từ năm 2006 - 2013, mục Đầu tư phát triển

Riêng năm 2013, tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư FDI đạt khoảng 175 triệu USD, nâng vốn thực hiện lũy kế lên gần 900 triệu USD.

2.2.1.2. Hình thức và cơ cấu FDI

Các dự án FDI được đầu tư trên địa bàn tỉnh chủ yếu dưới hai hình thức là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và hình thức liên doanh với các tập đoàn nhà nước trên địa bàn tỉnh. Trong đó, hầu hết các dự án FDI được đầu tư triển khai hoạt động theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, chiếm khoảng 92% số các doanh nghiệp FDI tại tỉnh; chỉ có một số đơn vị đầu tư theo hướng khai thác tiềm lực lợi thế của tỉnh được triển khai dưới hình thức liên doanh như công ty Lâm sản Việt Nam – Niu Di Lân, công ty vận tải hành khách Bắc Hà, hợp doanh sản xuất Keo AKD, công ty khai thác khoáng sản Á Cường. Cơ cấu theo đối tác đầu tư, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh là các NĐT đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ lân cận trong khu vực với các đặc điểm kinh tế, văn hóa khá tương đồng với Việt Nam, trong đó dẫn đầu là các doanh nghiệp Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông. Ngoài ra, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh cũng dành được sự quan tâm đầu tư của các NĐT trong khu vực ASEAN như Singapore, Thái Lan.

Bảng 2.3. Các đối tác FDI đƣợc cấp phép

Tính riêng giai đoạn 2006-2010, trên địa bàn tỉnh thu hút được thêm 60 dự án FDI trong đó có tới 25 dự án của NĐT Hàn Quốc, đứng thứ 2 là NĐT Trung Quốc với tổng số 11 dự án, tiếp đến là Đài Loan với 10 dự án và Nhật Bản xếp thứ 4 với 4 dự án.

Trong năm 2012, Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu trong tóp các đối tác ĐTNN chủ yếu trên địa bàn tỉnh với tổng số 12 dự án, tiếp đến vẫn là các đối tác truyền thống là Trung Quốc, Hồng Công và cuối cùng là Đài Loan; tuy nhiên hàm lượng vốn đăng ký của các doanh nghiệp Hàn Quốc, Trung Quốc tương đối thấp so với các đối tác Đài Loan.

Năm 2013, với tổng 33 dự án FDI thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Hàn Quốc lại dẫn đầu về số lượng các dự án đầu tư với sự góp mặt của 14 doanh nghiêp, tuy nhiên quy mô các dự án đầu tư FDI của các NĐT Hàn Quốc rất khiêm tốn với mức bình quân mỗi dự án chỉ trên 1 triệu đô. Trong khi đó NĐT Trung Quốc xếp thứ 3 về số lượng dự án FDI với tổng số 4 dự án đầu tư nhưng hàm lượng vốn đăng ký lên đến 89 triệu đô, trung bình mỗi dự án đầu tư với mức vốn trên 20 triệu đô. Trong khi đó, NĐT Pháp có 1 dự án FDI nhưng vốn đăng ký cũng tương đối lớn, đạt 9,5 triệu.

Bảng 2.4. Thống kê các doanh nghiệp FDI năm 2013.

Về cơ cấu ngành và lĩnh vực đầu tư, phần lớn các doanh nghiệp FDI đầu tư vào tỉnh theo mô hình sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo, hàng may mặc; còn một bộ phận rất ít tập trung vào lĩnh vực xây dựng, thương mại và kinh doanh bất động sản.

Bảng 2.5. Các dự án đầu tƣ lũy kế phân theo lĩnh vực đầu tƣ

Năm 2013, các doanh nghiệp FDI đầu tư mới cũng tập trung chủ yếu vào lĩnh vự công nghiệp chế biến, chế tạo với 28 doanh nghiệp chiếm 84%; 2 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực xây dung chiếm 6%; 1 doanh nghiệp bất động sản chiếm 3%, 2 doanh nghiệp tư vấn, thương mại chiếm 6%.

2.2.1.3. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI

Phần lớn các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất trên địa bàn tỉnh đều nhanh chóng đi vào hoạt động và thích nghi với môi trường làm việc tại địa phương và tuân thủ luật pháp và các quy định tại địa phương, tuy nhiên đa số các dự án FDI đầu tư với quy mô nhỏ lẻ nên tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký tương đối thấp, hoạt động của các doanh nghiệp ở mức cầm chừng nên cũng không có nhiều chuyển biến về mặt công nghệ.

Biểu đồ 2.1. Tổng quan FDI tỉnh Bắc Giang

Báo cáo FDI của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang hàng năm từ năm 2008-2013

Bên cạnh đó vẫn có một số NĐT đăng ký đầu tư nhưng không triển khai được dự án hoặc hoạt động không đúng ngành nghề được phê duyệt, vi phạm pháp luật về đầu tư đã bị thu hồi giấy phép.

Riêng năm 2010, năm cuối cùng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng X, tổng vốn thực hiện tăng lên 61,1 triệu USD, tăng 38,2% so với năm 2009, bằng 31,8% so với tổng vốn đăng ký và đăng ký điều chỉnh năm 2010. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn của một số dự án lớn trên địa bàn vẫn chậm, điển hình như các Dự án: Dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Vân Trung của Tập đoàn Hồng Hải (nhà đầu tư tạm ngừng triển khai từ cuối năm 2008 đến nay), Dự án sân golf Yên Dũng của CTCP INDICORP (nhà đầu tư chưa triển khai dự án).

Tính chung từ khi tách tỉnh, toàn tỉnh có 94 dự án đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào tỉnh Bắc Giang còn hiệu lực. Trong đó có 89 dự

án hoạt động triển khai hoạt động bình thường, không có vướng mắc, còn lại 5 dự án không triển khai, thuộc diện cần phải chấm dứt hoạt động.

Các doanh nghiệp nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào địa bàn tỉnh Bắc Giang những năm trước đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, quy mô sản xuất không lớn. Bên cạnh một số doanh nghiệp hoạt động khá, còn một số doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, hoạt động cầm chừng và một số doanh nghiệp đã ngừng sản xuất kinh doanh như: Công ty TNHH ngành giấy Quế Giang, Công ty TNHH Intercosa, Công ty TNHH Twin-tech Việt Nam.

Tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI cũng thu được nhiều kết quả tích cực. Doanh thu của các doanh nghiệp FDI năm 2010 đạt 120,1 triệu USD (tăng 12% so với năm 2009). Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp cho ngân sách của tỉnh 6,8 tỷ đồng trong năm 2010 (tăng 0,9% so với năm 2009), đây là một con số còn khiêm tốn so với các tỉnh khác. Đó là do các doanh nghiệp đang trong quá trình được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư trong giai đoạn đầu thực hiện dự án. Trong năm 2010, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã tạo chỗ làm mới cho khoảng 4.076 lao động, đưa tổng số lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tính đến thời điểm này khoảng 19.000 nghìn lao động.

Sau khi tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X và đề ra mục tiêu phát triển kinh tế Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, năm 2013 vừa qua tỉnh Bắc Giang tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong việc thu hút vốn FDI. Hoạt động của các doanh nghiệp FDI cũng thu được những kết quả khả quan, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Doanh thu của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh năm 2013 ước đạt 1.500 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 ước đạt 1.655 triệu USD; mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng điện tử, máy tính và phụ kiện chiếm 52,7%; hàng dệt

may chiếm 39,3%. Trong năm qua các doanh nghiệp FDI đã đóng góp cho ngân sách tỉnh 195 tỷ đồng. Theo thống kê của Phòng quản lý lao động - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, số lao động đang hoạt động trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn đạt khoảng 30.000 ngàn lao động.

2.2.2. Những ảnh hưởng của doanh nghiệp FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang xã hội tỉnh Bắc Giang

2.2.2.1. Ảnh hưởng tích cực

Về mặt kinh tế, việc thu dòng vốn FDI và hoạt động của các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến và gia công hàng may mặc đồng thời việc quy hoạch tăng diện tích đất phục vụ các hoạt động thu hút các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp FDI vào đầu tư làm giảm diện tích sản xuất nông nghiệp đã giúp tỉnh hoàn thành mục tiêu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản. Qua thời gian, cơ cấu kinh tế tại địa phương chuyển dịch dần từ Nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ sang Công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp theo định hướng phát triển chung của toàn xã hội.

Bảng 2.6. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang qua các năm

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang hàng năm từ năm 2006 - 2013, phần thứ nhất - Tình hình kinh tế xã hội

Về mặt tài chính, hoạt động của các doanh nghiệp FDI đã góp phần bổ sung một nguồn vốn lớn phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế địa phương

và từng bước đóng góp cho nguồn thu ngân sách nhà nước dù tương quan tỷ lệ nộp cho ngân sách của khối doanh nghiệp FDI so với tổng thu ngân sách của địa phương không đáng kể do đa số các doanh nghiệp FDI vẫn đang được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế quan, thương mại, tiền thuê đất.

Bảng 2.7. Thống kê thu ngân sách tỉnh hàng năm

Nguồn: Báo cáo FDI hàng năm của Sở Kế hoạch và Đầu tư từ 2008-2013 và Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang hàng

năm từ năm 2008 - 2013, mục Tài chính ngân hàng

Về mặt xã hội, các doanh nghiệp FDI tới hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương đã giúp địa phương giải quyết được vấn đề việc làm cho lao động người lao động. Trước đây, tỉnh Bắc Giang chủ yếu phát triển nông nghiệp với thu nhập bấp bênh do phụ thuộc nhiều vào thời tiết, thị trường tiêu thụ. Nhờ hoạt động của các doanh nghiệp FDI, người lao động có công ăn việc làm ổn đinh, tạo thu nhập ổn định cho lao động trong vùng cũng như các hộ dân xung quanh; nhờ vậy, đời sống của nhân dân trong tỉnh được cải thiện rõ rệt. Điều này thể hiện qua mức thu nhập bình quân đầu người của người dân địa phương.

Bảng 2.8. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của tỉnh các năm

Tình hình việc làm cho lao động địa phương và các vùng lân cận được cải thiện đáng kể nhờ mở rộng quy mô sản xuất và tăng số lượng các dự án FDI. Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, riêng năm 2013, các doanh nghiệp FDI đã tạo thêm hơn 5000 việc làm mới tại địa phương, đó cũng là nguyên nhân giúp cải thiện đáng kể thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.9. Tỷ lệ lao động trong các doanh nghiệp FDI tại Bắc Giang

Nguồn: Báo cáo FDI của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang hàng năm từ năm 2009-2013

Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm qua các năm, tuy nhiên có sự gia tăng trong con số giữa năm 2010 và 2011 bởi áp dụng chính sách chuẩn nghèo mới.

Bảng 2.10. Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang hàng năm từ năm 2006 - 2013, Lĩnh vực Văn hóa - xã hội, mục 5-Về

đảm bảo an sinh xã hội, lao động, việc làm

Bên cạnh đó, nhằm thu hút các doanh nghiệp FDI đầu tư tại địa phương, hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng địa phương cũng được quan tâm, nâng cấp, cải tạo. Hệ thống giao thông được cải thiện, vấn đề điện nước sinh hoạt cho người dân được đáp ứng, thông tin liên lạc giữa các địa bàn trên tỉnh thuận tiện, giải quyết được những nhu cầu tất yếu và mang lại cuộc sống ấm no đầy đủ cho người dân địa phương.

2.2.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực

Song song với những đóng góp hiệu quả về mặt kinh tế xã hội cho địa phương, hoạt động của các doanh nghiệp FDI cũng mang đến những ảnh hưởng trái chiều, đang gây nhiều tranh cãi, mà trước mắt là vấn đề tài nguyên và môi trường sống. Trong thời gian vừa qua, chính quyền tỉnh đã có quyết định quy hoạch các KCN, CCN và thực hiện thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng; tuy nhiên việc triển khai dự án quy hoạch xây dựng kết cấu tại các KCN, CCN diễn ra chậm, thậm chí KCN Việt – Hàn đã giải phóng xong mặt bằng nhưng NĐT không triển khai dự án, quỹ đất hiện tại đang bị bỏ hoang gây lãng phí, thiệt hại nghiêm trọng về mặt tài nguyên, dân thì mất đất canh tác mà mặt bằng không được đầu tư xây dựng nên không thể thu hút doanh nghiệp và các NĐT nước ngoài vào tìm hiểu, đầu tư dù vị trí địa lý khu vực được quy hoạch rất thuận lợi. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh cũng chưa quan tâm và có biện pháp kiểm tra, giám sát đối với vấn đề xử lý nước thải tại các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng. Hầu hết các đơn vị này chưa tuân thủ nghiêm quy trình xả thải, do đó môi trường sống xung quanh các khu vực nhà máy, chế biến đang bị ô nhiễm nặng.

Ngoài ra, hoạt động của các doanh nghiệp FDI cũng tạo nên một hiệu ứng chưa tốt về mặt xã hội; để đáp ứng nguồn lao động cho các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh, một bộ phận lao động từ các tỉnh lân cận di chuyển tới địa bàn cùng các tập quán và thói quen văn hóa sống tương đối khác nhau, ảnh hưởng đến văn hóa thuần nông của người dân địa phương, kéo theo hệ lụy các tệ nạn xã hội không đáng có như các vụ ẩu đả giữa các công nhân.

2.3. Thực trạng vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút FDI

Để đạt được những kết quả trong thu hút doanh nghiệp FDI mang lại những lợi ích về mặt kinh tế xã hội như trên cần phải đánh giá vai trò lãnh

hút và thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Vai trò của Chính quyền tỉnh được thể hiện qua các công tác sau:

2.3.1. Thực trạng xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong thu hút FDI hoạch trong thu hút FDI

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về việc triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa X giai đoạn 2006-2010, và tiếp tục Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XI giai đoạn 2011-2015, lãnh đạo chính quyền tỉnh Bắc Giang đã tích cực chủ động xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Về lĩnh vực kết cấu hạ tầng, chính quyền tỉnh chỉ đạo nghiên cứu lộ trình quy hoạch xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng các cụm và khu công nghiệp, thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư, phát triển kinh doanh sản xuất tại địa phương, trong đó đặc biệt ưu tiên các doanh nghiệp FDI. Trong giai đoạn này, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành hai quyết định quan trọng liên quan đến việc quy hoạch phát triển kinh tế địa phương tầm nhìn đến năm 2020 và 2030 là Quyết định 58/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang ngày 19/9/2006 Về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính quyền tỉnh bắc giang trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)