3.2. Các giải pháp đề xuất nhằm tăng cường vai trò của chính quyền tỉnh
3.2.4. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng
Phân bổ nguồn kinh phí hàng năm do Trung ương cấp để đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN, CCN bên cạnh việc huy động và nâng tỷ trọng của vốn FDI vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước). Tỉnh tiếp tục xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư theo hình thức BT, BOT, đồng thời chỉ đạo nghiên cứu và triển khai mô hình đầu tư hợp tác công tư (PPP) theo Quyết định số 71/2010 ngày 9/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó phát triển đồng bộ hệ thống giao thông, điện nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đi lại trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư cũng như lao động tại các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể là, đẩy mạnh phát triển các KCN, CCN với mục tiêu đến năm 2020 hoàn thiện và cơ bản lấp đầy các KCN đã được phê duyệt. Tiếp tục thực hiện quy hoạch và triển khai các khu, cụm công nghiệp nhỏ và vừa tại các địa bàn kinh tế còn khó khăn nhằm thu hút nguồn vốn phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân xung quanh.
Về giao thông, tỉnh tiếp tục thu hút các nguồn lực đầu tư thông qua xã hội hóa và các hình thức đầu tư xây dựng – chuyển giao (BT); kêu gọi các nhà đầu tư để thực hiện đầu tư, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống giao thông của tỉnh. Về vấn đề cung cấp điện, tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cấp điện phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế.
Hệ thống cấp thoát nước tiếp tục được quy hoạch, đầu tư xây dựng trong các khu công nghiệp tập trung, khu vực dân sinh, khu vực có mật độ
doanh nghiệp đầu tư lớn; quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong các KCN tập trung.
Hạ tầng kỹ thuật khác như các công trình nhà ở cho người lao động, hệ thống an sinh xã hội (y tế, giáo dục), thông tin liên lạc v.v được quan tâm quy hoạch đầu tư xây dựng.