Những ảnh hưởng của doanh nghiệp FDI đối với phát triển kinh tế xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính quyền tỉnh bắc giang trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 47 - 50)

2.2. Thực trạng thu hút FDI giai đoạn 2006-2013 và những ảnh hưởng của

2.2.2. Những ảnh hưởng của doanh nghiệp FDI đối với phát triển kinh tế xã

xã hội tỉnh Bắc Giang

2.2.2.1. Ảnh hưởng tích cực

Về mặt kinh tế, việc thu dòng vốn FDI và hoạt động của các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến và gia công hàng may mặc đồng thời việc quy hoạch tăng diện tích đất phục vụ các hoạt động thu hút các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp FDI vào đầu tư làm giảm diện tích sản xuất nông nghiệp đã giúp tỉnh hoàn thành mục tiêu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản. Qua thời gian, cơ cấu kinh tế tại địa phương chuyển dịch dần từ Nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ sang Công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp theo định hướng phát triển chung của toàn xã hội.

Bảng 2.6. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang qua các năm

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang hàng năm từ năm 2006 - 2013, phần thứ nhất - Tình hình kinh tế xã hội

Về mặt tài chính, hoạt động của các doanh nghiệp FDI đã góp phần bổ sung một nguồn vốn lớn phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế địa phương

và từng bước đóng góp cho nguồn thu ngân sách nhà nước dù tương quan tỷ lệ nộp cho ngân sách của khối doanh nghiệp FDI so với tổng thu ngân sách của địa phương không đáng kể do đa số các doanh nghiệp FDI vẫn đang được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế quan, thương mại, tiền thuê đất.

Bảng 2.7. Thống kê thu ngân sách tỉnh hàng năm

Nguồn: Báo cáo FDI hàng năm của Sở Kế hoạch và Đầu tư từ 2008-2013 và Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang hàng

năm từ năm 2008 - 2013, mục Tài chính ngân hàng

Về mặt xã hội, các doanh nghiệp FDI tới hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương đã giúp địa phương giải quyết được vấn đề việc làm cho lao động người lao động. Trước đây, tỉnh Bắc Giang chủ yếu phát triển nông nghiệp với thu nhập bấp bênh do phụ thuộc nhiều vào thời tiết, thị trường tiêu thụ. Nhờ hoạt động của các doanh nghiệp FDI, người lao động có công ăn việc làm ổn đinh, tạo thu nhập ổn định cho lao động trong vùng cũng như các hộ dân xung quanh; nhờ vậy, đời sống của nhân dân trong tỉnh được cải thiện rõ rệt. Điều này thể hiện qua mức thu nhập bình quân đầu người của người dân địa phương.

Bảng 2.8. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của tỉnh các năm

Tình hình việc làm cho lao động địa phương và các vùng lân cận được cải thiện đáng kể nhờ mở rộng quy mô sản xuất và tăng số lượng các dự án FDI. Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, riêng năm 2013, các doanh nghiệp FDI đã tạo thêm hơn 5000 việc làm mới tại địa phương, đó cũng là nguyên nhân giúp cải thiện đáng kể thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.9. Tỷ lệ lao động trong các doanh nghiệp FDI tại Bắc Giang

Nguồn: Báo cáo FDI của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang hàng năm từ năm 2009-2013

Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm qua các năm, tuy nhiên có sự gia tăng trong con số giữa năm 2010 và 2011 bởi áp dụng chính sách chuẩn nghèo mới.

Bảng 2.10. Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang hàng năm từ năm 2006 - 2013, Lĩnh vực Văn hóa - xã hội, mục 5-Về

đảm bảo an sinh xã hội, lao động, việc làm

Bên cạnh đó, nhằm thu hút các doanh nghiệp FDI đầu tư tại địa phương, hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng địa phương cũng được quan tâm, nâng cấp, cải tạo. Hệ thống giao thông được cải thiện, vấn đề điện nước sinh hoạt cho người dân được đáp ứng, thông tin liên lạc giữa các địa bàn trên tỉnh thuận tiện, giải quyết được những nhu cầu tất yếu và mang lại cuộc sống ấm no đầy đủ cho người dân địa phương.

2.2.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực

Song song với những đóng góp hiệu quả về mặt kinh tế xã hội cho địa phương, hoạt động của các doanh nghiệp FDI cũng mang đến những ảnh hưởng trái chiều, đang gây nhiều tranh cãi, mà trước mắt là vấn đề tài nguyên và môi trường sống. Trong thời gian vừa qua, chính quyền tỉnh đã có quyết định quy hoạch các KCN, CCN và thực hiện thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng; tuy nhiên việc triển khai dự án quy hoạch xây dựng kết cấu tại các KCN, CCN diễn ra chậm, thậm chí KCN Việt – Hàn đã giải phóng xong mặt bằng nhưng NĐT không triển khai dự án, quỹ đất hiện tại đang bị bỏ hoang gây lãng phí, thiệt hại nghiêm trọng về mặt tài nguyên, dân thì mất đất canh tác mà mặt bằng không được đầu tư xây dựng nên không thể thu hút doanh nghiệp và các NĐT nước ngoài vào tìm hiểu, đầu tư dù vị trí địa lý khu vực được quy hoạch rất thuận lợi. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh cũng chưa quan tâm và có biện pháp kiểm tra, giám sát đối với vấn đề xử lý nước thải tại các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng. Hầu hết các đơn vị này chưa tuân thủ nghiêm quy trình xả thải, do đó môi trường sống xung quanh các khu vực nhà máy, chế biến đang bị ô nhiễm nặng.

Ngoài ra, hoạt động của các doanh nghiệp FDI cũng tạo nên một hiệu ứng chưa tốt về mặt xã hội; để đáp ứng nguồn lao động cho các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh, một bộ phận lao động từ các tỉnh lân cận di chuyển tới địa bàn cùng các tập quán và thói quen văn hóa sống tương đối khác nhau, ảnh hưởng đến văn hóa thuần nông của người dân địa phương, kéo theo hệ lụy các tệ nạn xã hội không đáng có như các vụ ẩu đả giữa các công nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính quyền tỉnh bắc giang trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)