Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại học viện chính trị quốc gia hồ chí minh (Trang 47)

Các bước cần thiết để thực hiện luận văn được mô tả như hình sau:

Bước 1, qua việc xác định nghiên cứu, tác giả thu thập các công trình nghiên cứu, tài liệu phù hợp để nêu khái quát khái niệm, cơ sở lý thuyết. Từ đó, các câu hỏi và phương án thu thập dữ liệu được đưa ra nhằm xem xét thực trạng tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh.

Thực trạng về Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng quan các công trình đã nghiên cứu

Nghiên cứu các khái niệm, lý thuyết

Thu thập dữ liệu thứ cấp về thực hiện Quản lý tài chính tại Học viên

Phân tích dữ liệu và đánh giá thực trạng Quản lý tài chính tại Học viện

Đề xuất giải pháp nâng cao quản lý tài chính tại Học viện

Bƣớc 1

Bƣớc 2

Bƣớc 3

Bước này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chương 1 và chương 3. Trong chương này tác giả chủ yếu thu thập tài liệu trên các giáo trình của Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc gia Hà nội, Đại học Giáo dục - Đại Học Quốc gia Hà nội, Học viện Tài chính, các tạp chí, báo điện tử về kinh tế tài chính.

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập dữ liệu trên các báo điện tử, tạp chí kinh tế tài chính; các luận văn thạc sĩ tham khảo trên thư viện luận văn đại học quốc gia Hà nội.

Trong phần này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng trong chương 1.

Bước 2, tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp qua các tài liệu từ nhiều nguồn trực tuyến ở đơn vị tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh để phân tích Học viện giai đoạn 2016-2019.

Bước này chủ yếu phục vụ cho chương 3. Trong bước này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo tổng kết, báo cáo quyết toán của Học viện. Trong chương này tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích và so sánh để thu thập thông tin, phân tích số liệu về tình hình quản lý tài chính Học viện và đánh giá cụ thể những kết quả làm được, những hạn chế, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý tài chính tại Học viện.

Phân tích đánh giá những mặt làm được, chưa làm được của các nghiên cứu trước đó để tìm ra những khoảng trống, những điểm mới của các tác giả trước chưa thực hiện.

Bước 3, dữ liệu thu được sẽ được tổng hợp, phân tích về quản lý tài chính tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh.

Bước 4, này chủ yếu phục vụ cho chương 4. Trong bước này tác giả chủ yếu thu thập dữ liệu thứ cấp dựa vào các tài liệu trên các báo cáo, bài viết về Học viện để đưa ra những nhận định, đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Với mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu thực trạng quản lý tài chính tại Học viện QTQG dựa trên khuôn khổ chi tiêu trung hạn, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp…

Bên cạnh đó, luận văn cũng tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên quan đã được công bố.

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua việc nghiên cứu các tài liệu trước đây, bài báo, ấn phẩm, tạp chí, sách, báo điện tử và các báo cáo liên quan trong các năm gần đây đã được công bố trong giai đoạn (2016-2019).

Khi thực hiện nghiên cứu đề tài, luận văn đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để phục vụ nghiên cứu, được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau.

2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Các dữ liệu thu được sẽ được tổng hợp và sử dụng phần mềm Excel để phân tích và được trình bày dưới dạng bảng, biểu nhằm minh họa làm rõ kết quả nghiên cứu.

2.2.2.1. Phương pháp thống kê

Phương pháp thống kê là việc sử dụng, thu thập, hệ thống hóa, xử lý các số liệu thống kê trong một thời gian dài nhằm đảm bảo tính ổn định, lâu dài, độ tin cậy của số liệu thống kê và thông qua các số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu.

Để có cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính luận văn sử dụng các số liệu thống kê trong các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán của Học viện (2016-2019).

2.2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động.

Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí được đơn vị sử dụng có hiệu quả hay không. Đồng thời, xác định mức độ ảnh hưởng của từng phần hành đó trong tổng nguồn kinh phí qua đó tìm hiểu những hạn chế trong việc sử dụng nguồn kinh phí và nguyên nhân. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí thông qua các chỉ tiêu đánh giá quá trình trong thời gian 04 năm từ năm 2016 đến năm 2019 nhằm phân tích hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí. Từ đó đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí tại từng năm là khác nhau và theo dõi được sự biến động qua các năm.

2.2.2.3. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét mỗi chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở. Các chỉ tiêu được lựa chọn để so sánh là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí. Tất cả các kỳ được lựa chọn đều là kỳ thực hiện của 04 năm: 2016, 2017.2018 và 2019.

Lựa chon các chỉ tiêu để so sánh với nhau, căn cứ mức độ tăng giảm, tỷ lệ nhằm đánh giá hiệu quả quản lý tài chính tại Học viện.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

3.1. Khát quát về tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

3.1.1. Khái quát về chức năng, nhiệm vụ

Học viện là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội; là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý phục vụ giảng dạy, học tập, góp phần cung cấp luận cứ khoa học trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Theo Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 08/08/2018 của Ban Chấp hành Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

a. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của hệ thống chính trị

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của hệ thống chính trị, lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước về: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; những vấn đề lý luận và thực tiễn mới trong nước và trên thế giới; khoa học chính trị; khoa học lãnh đạo, quản lý. Đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức và trong quy hoạch của hệ thống chính trị. Bồi

dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị theo phân công, phân cấp. Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu viên, các đối tượng khác về các chuyên ngành khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn.

b. Nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghiên cứu khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo quản lý, một số ngành khoa học xã hội và nhân văn; tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử phong trào cách mạng thế giới; kiểm tra, tổng kết công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Nghiên cứu, xây dựng, bổ sung chương trình, nội dung và tổ chức biên soạn, chỉnh lý giáo trình, tài liệu học tập trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

c. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, cung cấp luận cứ khoa học cho Trung ương Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển đất nước, xây dựng Đảng và Nhà nước, đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị.

d. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, hướng dẫn và thống nhất quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng; phương pháp giảng dạy và học tập; nghiên cứu khoa học; quy chế quản lý đào tạo; đào tạo, bồi dưỡng giảng viên của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương liên quan đến lĩnh vực thuộc chức năng của Học viện.

e. Chủ trì, phối hợp hướng dẫn việc sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn; chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn nghiệp vụ nghiên cứu lịch sử Đảng và thẩm định lịch sử Đảng địa phương, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; sưu tầm, quản lý tư liệu về lịch sử Đảng, thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Nhà nước.

f. Hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học với các tổ chức quốc tế, cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học của các nước, các đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng tiến bộ, các chính đảng và đảng cầm quyền ở các nước trên thế giới.

g. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện các chế độ, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức của Học viện theo phân công, phân cấp.

h. Quản lý tài chính, tài sản; quyết định và chịu trách nhiệm về các dự án đầu tư và tự chủ tài chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

i. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao

Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; được yêu cầu các cơ quan, tổ chức phối hợp thực hiện các nhiệm vụ của Học viện được giao có liên quan đến cơ quan, tổ chức đó.

3.1.2. Khái quát về cơ cấu tổ chức bộ máy

Theo các văn bản của Trung ương, hiện nay cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được tổ chức như sau:

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức Học viện

Theo cơ cấu tổ chức này việc giải thể, sáp nhập các đơn vị trực thuộc Học viện do Ban Bí Thư quyết định.

Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xác định số lượng biên chế trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức Học viện; đồng thời, thực hiện nghiêm nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về tinh giản biên chế. Đến thời điểm hiện tại biên chế đến thời điểm tháng 12/2019 là 795 người (trong đó biên chế được duyệt của Học viện là 870 người).

- Để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được thực hiện chế độ cộng tác viên và hợp đồng lao động theo quy định.

3.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Học viện Trung tâm) Minh (Học viện Trung tâm)

3.2.1 Mô hình quản lý tài chính

3.2.1.1. Quá trình chuyển đổi về mô hình quản lý tài chính

Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 30/7/2005 và Quyết định số 145-QĐ/TW ngày 08/8/2018 của Ban chấp hành Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh sẽ trở thành đơn vị dự toán cấp I, dưới sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, bao gồm các đơn vị dự toán cấp III trực thuộc là: Văn phòng Học viện (Học viện CTQGHCM đặt trụ sở tại 135 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội), Học viện Chính trị Khu vực I, II, III, IV, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Nhà Xuất bản Lý luận Chính trị. Theo đó, mọi nguồn thu và nhiệm vụ chi của các đơn vị trong hệ thống Học viện đều thuộc ngân sách Đảng, do Ban Tài chính Quản trị Trung ương cấp phát kinh phí hàng tháng bằng hình thức uỷ nhiệm chi (Bộ Tài chính sẽ cấp kinh phí cho ngân sách Đảng ở trung ương qua Ban Tài chính Quản trị Trung ương, sau đó, căn cứ vào dự toán thu, chi hàng quý có chi tiết từng tháng theo các nhóm mục, mục của Mục lục ngân sách, Ban Tài chính Quản trị Trung ương sẽ cấp phát kinh phí theo hình thức uỷ nhiệm chi).

Việc thực hiện cơ chế tài chính theo Luật NSNN. Hàng năm, căn cứ vào các văn bản của Nhà nước, Học viện sẽ hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc Học viện xây dựng dự toán NSNN, tổng hợp dự toán và chịu trách nhiệm bảo vệ dự toán trước các cơ quan quản lý nhà nước. Sau khi được Bộ Tài chính cấp phát kinh phí, Học viện cũng sẽ thực hiện xây dựng phương án phân bổ và triển khai thực hiện DTNS hàng năm theo đúng chủ trương, chính sách, chế độ, định mức quy định của Nhà nước; công tác quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước (các đơn vị thực hiện rút dự toán tại Kho bạc)…Như vậy, việc thực hiện CCTC (cải

cách tài chính) giúp các đơn vị chủ động và giảm bớt các khâu cấp phát kinh phí và tăng cường công tác QLTC, hạch toán kế toán của toàn hệ thống Học viện.

Công tác QLTC của các đơn vị trong hệ thống Học viện đều vận hành theo cơ chế tài chính Đảng, đội ngũ cán bộ tài chính lâu năm và có kinh nghiệm đối với cơ chế hiện hành, tổ chức bộ máy quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, kế toán (hệ thống tài khoản, sổ sách, chứng từ, biểu mẫu...) đều triển khai áp dụng theo các quy định, văn bản hướng dẫn của cơ quan khối Đảng. Hiện tại, việc thực hiện theo cơ chế QLTC đòi hỏi công tác hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho các đơn vị dự toán trực thuộc, xây dựng các tiêu chuẩn định mức, chỉ tiêu về biên chế, xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLTC, hoàn thiện và củng cố công tác kế toán của các đơn vị trực thuộc, công tác phân cấp QLTC, quy trình lập và giao dự toán, cấp phát ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại học viện chính trị quốc gia hồ chí minh (Trang 47)