Mô hình quản lý tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại học viện chính trị quốc gia hồ chí minh (Trang 55 - 73)

3.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Học

3.2.1Mô hình quản lý tài chính

3.2.1.1. Quá trình chuyển đổi về mô hình quản lý tài chính

Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 30/7/2005 và Quyết định số 145-QĐ/TW ngày 08/8/2018 của Ban chấp hành Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh sẽ trở thành đơn vị dự toán cấp I, dưới sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, bao gồm các đơn vị dự toán cấp III trực thuộc là: Văn phòng Học viện (Học viện CTQGHCM đặt trụ sở tại 135 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội), Học viện Chính trị Khu vực I, II, III, IV, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Nhà Xuất bản Lý luận Chính trị. Theo đó, mọi nguồn thu và nhiệm vụ chi của các đơn vị trong hệ thống Học viện đều thuộc ngân sách Đảng, do Ban Tài chính Quản trị Trung ương cấp phát kinh phí hàng tháng bằng hình thức uỷ nhiệm chi (Bộ Tài chính sẽ cấp kinh phí cho ngân sách Đảng ở trung ương qua Ban Tài chính Quản trị Trung ương, sau đó, căn cứ vào dự toán thu, chi hàng quý có chi tiết từng tháng theo các nhóm mục, mục của Mục lục ngân sách, Ban Tài chính Quản trị Trung ương sẽ cấp phát kinh phí theo hình thức uỷ nhiệm chi).

Việc thực hiện cơ chế tài chính theo Luật NSNN. Hàng năm, căn cứ vào các văn bản của Nhà nước, Học viện sẽ hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc Học viện xây dựng dự toán NSNN, tổng hợp dự toán và chịu trách nhiệm bảo vệ dự toán trước các cơ quan quản lý nhà nước. Sau khi được Bộ Tài chính cấp phát kinh phí, Học viện cũng sẽ thực hiện xây dựng phương án phân bổ và triển khai thực hiện DTNS hàng năm theo đúng chủ trương, chính sách, chế độ, định mức quy định của Nhà nước; công tác quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước (các đơn vị thực hiện rút dự toán tại Kho bạc)…Như vậy, việc thực hiện CCTC (cải

cách tài chính) giúp các đơn vị chủ động và giảm bớt các khâu cấp phát kinh phí và tăng cường công tác QLTC, hạch toán kế toán của toàn hệ thống Học viện.

Công tác QLTC của các đơn vị trong hệ thống Học viện đều vận hành theo cơ chế tài chính Đảng, đội ngũ cán bộ tài chính lâu năm và có kinh nghiệm đối với cơ chế hiện hành, tổ chức bộ máy quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, kế toán (hệ thống tài khoản, sổ sách, chứng từ, biểu mẫu...) đều triển khai áp dụng theo các quy định, văn bản hướng dẫn của cơ quan khối Đảng. Hiện tại, việc thực hiện theo cơ chế QLTC đòi hỏi công tác hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho các đơn vị dự toán trực thuộc, xây dựng các tiêu chuẩn định mức, chỉ tiêu về biên chế, xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLTC, hoàn thiện và củng cố công tác kế toán của các đơn vị trực thuộc, công tác phân cấp QLTC, quy trình lập và giao dự toán, cấp phát ngân sách, thanh toán, tạm ứng tại Kho bạc… phải được nghiên cứu và triển khai đồng bộ, thống nhất, khoa học theo từng nội dung cụ thể.

Việc thực hiện theo Luật sô 83/2015/QH13 Luật NSNN năm 2015 và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ và theo Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính và các văn bản khác có liên quan. Học viện hiện nay là đơn vị dự toán cấp 1 và bao gồm các đơn vị dự toán cấp 3 (Văn phòng Học viện, 4 Học viện Chính trị Khu vực, Học viện Báo chí Tuyên truyền, Nhà Xuất bản lý luận chính trị), Học viện đã có hướng dẫn và triển khai tự chủ về tài chính các đơn vị theo mô hình đơn vị sự nghiệp tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.

3.2.1.2. Mô hình quản lý tài chính hiện tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao mô hình quản lý tài chính tại Học viện và các đơn vị trực thuộc như sau:

Hình 3.2: Mô hình quản lý Học viện

Việc chỉ đạo trực tiếp đối với công tác tài chính của đơn vị dự toán cấp I là Ban Giám đốc Học viện. Vụ Kế hoạch - Tài chính với chức năng là đơn vị tham mưu giúp Ban Giám đốc hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc thực hiện các chủ trương, định hướng của Ban Giám đốc và hướng dẫn công tác nghiệp vụ đối với Phòng Tài chính - kế toán của các đơn vị dự toán trực thuộc.

3.2.1.3. Phân cấp quản lý tài chính tại Học viện

a. Đơn vị dự toán cấp I

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được phân cấp đảm bảo các nhiệm vụ sau đây:

Ban Giám đốc HV HV CTQGHCM

Trung tâm Học viên (Văn phòng HV) Học viện CT KV I Học viện CT KV III Học viện BCTT Học viện CT KV II Học viện CT KV IV CẤP I Vụ Kế hoạch - tài chính Phòng TC-KT - VPHV o Phòng KHTC - HV CT KVI Phòng Tài vụ HV CT KV II Phòng Tài vụ HV BCTT Phòng Tài vụ HV CT KV II Phòng Tài vụ HV CT KV IV Nhà xuất bản LLCT CẤP III Phòng Tài vụ Nhà xuất bản

- Hướng dẫn các đơn vị trong hệ thống Học viện xây dựng và phân bổ DTSN được giao hàng năm của Học viện; điều chỉnh tổng mức dự toán ngân sách (trong đó bao gồm cả chi đầu tư phát triển) trong năm có liên quan đến thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Học viện. Thực hiện việc giao và công khai dự toán thu, chi ngân sách theo quy định.

- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, tổ chức trực thuộc Học viện thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước và của Học viện về quản lý tài chính, tài sản, quản lý các nguồn kinh phí, quản lý đầu tư và xây dựng, công tác tài chính – kế toán. Hướng dẫn, xây dựng cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu phục vụ cho công tác quản lý tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng của Học viện đảm bảo phù hợp với quy định chung của Đảng và Nhà nước, phù hợp với đặc thù hoạt động của Học viện.

- Thẩm định phương án tự chủ của các đơn vị gửi Bộ Tài chính phê duyệt đồng thời hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ thực hiện và kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước.

- Tổ chức công tác quyết toán các nguồn kinh phí cho các đơn vị, tổ chức. Tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước của Học viện báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước và thông báo, công khai quyết toán ngân sách theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai, tài sản công; tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công; Xem xét, thẩm định các thủ tục về hồ sơ liên quan đến cơ sở vật chất trong việc thành lập, sáp nhập, chia tách các đơn vị trực thuộc Học viện.

- Trong mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, Học viện phân cấp cho các đơn vị dự toán trực thuộc được thực hiện đối với các danh mục dưới 500 triệu đồng và báo cáo kết quả về Học viện để kiểm tra, giám sát. Đối với các danh

mục có giá trị trên 500 triệu đồng, Học viện trực tiếp thẩm định và phê duyệt.

b. Đối với đơn vị dự toán cấp III

Các đơn vị dự toán cấp III bao gồm 7 đơn vị trực thuộc Học viện. Các đơn vị này có nhiệm vụ:

- Xây dựng dự toán thu, chi NSNN; phương án tự chủ, lập các danh mục mua sắm, sửa chữa tài sản, danh mục đề tài nghiên cứu khoa học, danh mục các đoàn ra đoàn vào, danh mục các lớp đào tạo lại, các nhiệm vụ không thường xuyên theo quy định của Nhà nước gửi đơn vị dự toán cấp trên để thẩm định và tổng hợp số liệu gửi các cơ quan Nhà nước.

- Giao kế hoạch thu, chi ngân sách Nhà nước gắn với chương trình, nhiệm vụ công tác tại đơn vị.

- Căn cứ tình hình kinh phí thực tế để thực hiện nhu cầu chi tiêu tại đơn vị trong khuôn khổ kế hoạch ngân sách hàng năm được duyệt nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện quyết toán tài chính hàng quý, năm; chấp hành đúng các chế độ chính sách hiện hành về quản lý tài chính.

- Bổ sung, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở phương án tự chủ được giao để thực hiện chi tiêu tại đơn vị.

- Được chủ động thực hiện những danh mục mua sắm, sửa chữa tài sản lớn trên 100 triệu.

3.2.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh qua 4 năm thực hiện (năm 2016 đến năm 2019)

3.2.2.1. Khái quát các nguồn thu tại Học viện

- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là một đơn vị giáo dục mang tính chất đặc thù do chủ yếu đối tượng đào tạo của Học viện đều là cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ lý luận, truyền thông của Đảng và Nhà nước được các cơ quan cử đi học. Do đó nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu của Học viện

là do NSNN đảm bảo. Để đảm bảo duy trì về cả chất lượng cũng như quy mô đào tạo phụ thuộc lớn vào nguồn kinh phí được Nhà nước cấp hàng năm.

a. Nguồn ngân sách nhà nước cấp

Các nguồn thu từ NSNN cấp cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp của hệ thống Học viện bao gồm:

+ NSNN cấp thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Kinh phí được cấp hàng năm phụ thuộc chỉ tiêu đào tạo được giao. Nguồn NSNN giao nhằm đảm bảo cho Học viện thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ đáp ứng ở các hệ lớp, tuyển sinh theo đúng đối tượng cán bộ, tiêu chuẩn và lịch dạy được quản lý chặt chẽ theo các chương trình đào tạo. Đồng thời tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đặc biệt là đổi mới chương trình đào tạo ở tất cả các loại hình, các đối tượng học theo hướng tăng cường rèn luyện năng lực tư duy lý luận cho học viên trong Học viện, tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu, tăng cường thảo luận, đi thực tế … nhằm thay đổi vấn đề về chủ nghĩa hình thức, bệnh thành tích trong dạy và học, trong nghiên cứu lý luận; đồng thời trang bị cho học viên những kiến thức cần thiết như: tư duy chiến lược, khoa học lãnh đạo quản lý.

+ NSNN cấp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học: Số kinh phí được cấp hàng năm phụ thuộc vào số lượng và chương trình đề tài nghiên cứu khoa học được các Bộ, Ngành giao. Thực hiện nhiệm vụ được giao Học viện đã tập trung đổi mới, thay đổi hướng vào việc nâng cao vị thế khoa học của Học viện, tăng cường việc triển khai các nhiệm vụ khoa học có trọng điểm và đi vào chiều sâu nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị.

+ NSNN cấp thực hiện công tác điều tra cơ bản: Công tác nghiên cứu điều tra cơ bản trong thời gian qua đã phần nào đáp ứng được yêu cầu đề ra, đóng góp tích cực vào quá trình hoạch định đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như hoạch định chủ trương công tác điều tra cơ bản của

Tỉnh, Thành phố, khu vực phục vụ sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ NSNN cấp thực hiện nhiệm vụ Hợp tác quốc tế: Trong hoạt động hợp tác với các đối tác quốc tế trong những năm qua đã có những bước phát triển mới. Trong toàn hệ thống Học viện nhiều đoàn cán bộ của Học viện được cử ra nước ngoài nghiên cứu khảo sát, học hỏi kinh nghiệm và có thêm nhiều đoàn cán bộ của các đối tác quốc tế vào trao đổi kinh nghiệm đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội thảo khoa học tại Học viện.

+ NSNN cấp để thực hiện nhiệm vụ đào tạo lại: Hằng năm, Học viện tổ chức đào tạo các lớp đào tạo cao cấp lý luận cho đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên nhằm nâng cao trình độ lý luận của giảng viên, đào tạo các lớp phục vụ cho các cán bộ khối chức năng, văn phòng để nâng cao chuyên môn, cập nhật, bổ sung những vấn đề, nội dung, cập nhật những kiến thức mới về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước..

+ NSNN cấp để đáp ứng cơ sở vật chất: Học viện trong những năm qua luôn được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác hoạt động chung của đơn vị; đầu tư trang thiết bị phục vụ công nghệ thông tin, đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành, thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, cải tạo cơ quan làm việc, lớp học, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu…Cơ sở vật chất đảm bảo trên nguyên tắc đúng theo chế độ, định mức quy định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đảm bảo việc trang cấp tài sản, cơ sở vật chất mang tính đồng bộ, thiết thực có hiệu quả cao.

+ NSNN cấp kinh phí bố trí cho các nhiệm vụ khác: Học viện hàng năm thực hiện nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao.

Bảng 3.1: Tổng hợp nguồn NSNN cấp cho Học viện từ năm 2016 đến năm 2019 Đơn vị tính: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng cộng

1 Chi đào tạo trong nước (490-505)

226.13

9 212.500 230.148 226.439 895.226

2 Chi sự nghiệp khoa

học công nghệ 17.055 20.700 50.600 23.430 117.785

3 Chi sự nghiệp kinh

tế - điều tra cơ bản 3.000 2.380 2.100 1.630 9.110

4 Chi đào tạo Sau đại

học 7.287 7.287 4.397 4.397 23.368

5

Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 4.200 3.350 3.400 4.660 15.610 Tổng cộng 257.68 1 246.217 290.645 260.556 1.061.09 9

Nguồn: Tổng hợp từ Quyết định giao dự toán NSNN của Học viện từ năm 2016 đến năm 2019

Phân tích theo nguồn kinh phí được giao cho thấy 2 nhiệm vụ chính tập trung tại Học viện là chi cho giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học, đây cũng phù hợp với định hướng phát triển được Đảng và Nhà nước giao.

Qua số liệu từ năm 2016-2019 cho thấy nguồn kinh phí được cấp của Học viện hàng năm ít thay đổi. Nguồn NSNN qua các năm cho thấy các khoản NSNN cấp không tăng trong các năm cho thấy việc Học viện tự chủ tài chính, hạn chế phụ thuộc và NSNN trong các năm tiếp theo cần thiết. Hàng năm, số giao dự toán có tăng giảm theo mục chi NSNN, năm 2016 số giao dự toán là 257.681 triệu đồng và giảm xuống còn 246.217 triệu đồng vào năm 2017, sau đó tăng lên 290.645 triệu đồng vào năm 2018 và năm 2019 giảm về 260.556 triệu đồng. Riêng trong năm 2018 ngân sách tăng mạnh do có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học là 44.426 triệu đồng so với dự toán năm trước đó.

Trong 4 năm vừa qua, chi NSNN cho sự nghiệp đào tạo có xu hướng tăng lên nhưng do chi phí đào tạo quá lớn so với nhiều đơn vị đào tạo khác cùng chuyên nghành do vậy vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu phát triển của ngành giáo dục nói chung và sự nghiệp đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nói riêng. Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp giáo dục phải tích cực huy động các nguồn lực tài chính, tự chủ nguồn tài chính ngoài NSNN để đầu tư phát triển sự nghiệp đào tạo. Các nguồn thu tại Học viện bao gồm như sau:

- Thu học phí từ các loại hình đạo tạo chính quy và không chính quy: + Khoản thu học phí từ loại hình đào tạo chính quy: áp dụng đối với tất cả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại học viện chính trị quốc gia hồ chí minh (Trang 55 - 73)