Quản lý chặt chẽ các nguồn thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại học viện chính trị quốc gia hồ chí minh (Trang 99 - 101)

4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Học viện

4.3.4.Quản lý chặt chẽ các nguồn thu

Do đặc thù về đối tượng đào tạo nên nguồn thu Ngân sách Nhà nước vẫn là nguồn thu chính đảm bảo cho hoạt động của phần lớn các đơn vị trong Học viện.

Tuy nhiên hiện nay, hầu hết đã được Nhà nước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, do đó Học viện được chủ động mở rộng, tìm kiếm các hoạt động liên doanh, liên kết trong đào tạo và tất cả các lĩnh vực trong khuôn khổ được Nhà nước cho phép. Tăng cường các biện pháp để mở rộng nguồn thu ngoài NSNN, quản lý các nguồn thu đó dựa trên nguyên tắc thống nhất về một đầu mối, phân công trách nhiệm rõ ràng, và thực hiện phân phối một cách công khai, minh bạch. Nguồn thu ngoài NSNN có vai trò rất lớn: Một là: Các khoản thu ngoài NSNN đã góp phần tăng đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện học tập và giảng dạy tại đơn vị

đồng thời góp phần cải thiện đời sống cho cán bộ, công chức đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập; Hai là: Thực hiện được chủ trương xã hội hóa giáo dục đào tạo, khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế đóng góp kinh phí cho các trường trong điều kiện nguồn NSNN còn hạn hẹp. Thực tế ngay cả các nước có nền kinh tế phát triển mạnh vẫn phải thực hiện việc huy động vốn từ nhiều nguồn để đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo. Chính vì vậy, các nước này cũng đánh giá rất cao vai trò của nguồn vốn ngoài NSNN; Ba là: Bản thân Học viện sẽ phát huy được tính năng động của mình trong việc huy động các nguồn tài chính để đầu tư phát triển sự nghiệp đào tạo.

Trong phạm vi được giao quyền tự chủ, Học viện cần chủ động tổ chức thêm các hoạt động dịch vụ, nghiên cứu khoa học, tư vấn, hợp tác, liên doanh, liên kết. nhằm phát huy năng lực và sở trường của cán bộ, viên chức trong đơn vị, đồng thời có cơ hội để thu hút thêm các nguồn tài chính, nâng dần khả năng tự bảo đảm về kinh phí hoạt động. Việc tìm ra các nguồn thu tại đơn vị sẽ giảm bớt gánh nặng cho NSNN, tạo thu nhập nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức.

Một số biện pháp cụ thể nhằm tăng cường nguồn thu như sau:

- Mở rộng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học để thu hút đối tượng tham gia học tập. Đối với các đơn vị hiện nay chưa tiến hành thu học phí đối với loại hình đào tạo sau đại học cần có ý kiến với cơ quan quản lý chức năng trong việc tiến hành thu học phí nhằm giảm bớt gánh nặng cho NSNN đồng thời có nguồn kinh phí để chi trả cho các hoạt động đào tạo đồng thời tạo thêm thu nhập cho cán bộ, giảng viên.

- Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ về đào tạo: liên danh, liên kết, đào tạo từ xa theo nhu cầu phát triển của xu thế hiện tại đối với các Học viện chuyên ngành. Đây cũng là thế mạnh của đơn vị với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, có kinh

- Mở rộng nguồn thu từ hoạt động khoa học, các hoạt động tư vấn, dịch vụ, tích cực mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi trong việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ đối với các hoạt động.

- Tranh thủ từ các nguồn viện trợ, tài trợ của các doanh nghiệp nhằm có điều kiện để tăng cường cơ sở vật chất hoặc có kinh phí để phục vụ hoạt động nghiên cứu, giảng dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại học viện chính trị quốc gia hồ chí minh (Trang 99 - 101)