Quản lý chi tiêu hiệu quả và hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn định mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại học viện chính trị quốc gia hồ chí minh (Trang 105 - 112)

4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Học viện

4.3.7.Quản lý chi tiêu hiệu quả và hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn định mức

mức chi tiêu

Thực hiện đổi mới quản lý chi tiêu trong Học viện cần xây dựng, tiêu chuẩn hoá một số chế độ chi tiêu tài chính, chế độ trang cấp thiết bị, phương tiện làm việc, học tập cho cán bộ, viên chức và học viên mang tính bắt buộc để làm cơ sở cho các đơn vị vận dụng, xác định nguyên tắc, thứ tự ưu tiên đầu tư, đảm bảo sử dụng hiệu quả kinh phí Nhà nước cấp. Ngoài ra Học viện cũng khuyến khích các đơn vị sử dụng tiết kiệm kinh phí dành cho chi thường xuyên, trong phạm vi cho phép được quyết định mức chi cho phù hợp với đơn vị mình, hay thực hiện khoán chi phí cho từng bộ phận trực thuộc để từ đó nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu tài chính cũng như trong bảo

quản và sử dụng tài sản được trang cấp. Đi đôi với việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị khi thực hiện chi tiêu theo lộ trình thích hợp, Học viện sẽ tăng cường kiểm soát chi thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán tại đơn vị và thông qua thực hiện một số đề án triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính.

Tập trung rà soát tất cả các văn bản chế độ chi tiêu thuộc thẩm quyền ban hành của Học viện trong lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng để sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ ngay những quy định không còn phù hợp. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu và xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn, định mức ngành, chi tiêu đặc thù hướng dẫn áp dụng trong hệ thống Học viện rất cần thiết và có ý nghĩa trong điều kiện hiện nay và thời gian tới khi chuyển sang tự chủ tài chính. Để thực hiện, Học viện cần rà soát toàn bộ các văn bản quy định về chính sách, định mức, tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật hiện đang áp dụng trong toàn hệ thống Học viện, đặc thù hoạt động để từ đó phân loại, đánh giá văn bản, tiến hành thay thế, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước để hoàn thiện cơ chế, chế độ, chính sách, xây dựng các tiêu chuẩn, định mức phù hợp với các hoạt động, nhiệm vụ đặc thù của Học viện. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần xác định rõ trách nhiệm của đơn vị dự toán các cấp trong hệ thống Học viện trong việc chủ trì, phối hợp xây dựng các định mức, tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật để đảm bảo các văn bản khi ra đời có đầy đủ các điều kiện để triển khai như tính pháp lý, tính đồng bộ, tính thống nhất và tính khả thi, trong đó:

+ Đơn vị dự toán cấp I là Học viện (đơn vị có chức năng tham mưu là Vụ Kế hoạch - Tài chính) có trách nhiệm: xây dựng các văn bản hướng dẫn áp dụng quy định của Nhà nước; xây dựng một số định mức, tiêu chuẩn mà Nhà nước

chưa ban hành, có tính đặc thù của Học viện nhưng trước khi thực hiện phải có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính; các văn bản hướng dẫn cụ thể hoá về quy trình lập, chấp hành ngân sách và các văn bản khác theo quyết định của Giám đốc Học viện…

+ Đơn vị dự toán cấp III (Trung tâm Học viện) có trách nhiệm xây dựng các định mức chi tiêu cụ thể, mức khoán chi ở đơn vị mình theo phân cấp trong quản lý tài chính đã được Học viện quy định, và phù hợp với quyền tự chủ tài chính được giao. Các định mức chi tiêu cụ thể nêu trên phải được thể hiện đầy đủ ở quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị theo quy định hiện hành. Đồng thời thường xuyên tổng hợp báo cáo đơn vị cấp trên về những vướng mắc, khó khăn gặp phải trong quá thực hiện cơ chế, chính sách tại đơn vị mình để cơ quan quản lý nghiên cứu và hướng dẫn tháo gỡ kịp thời.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế, ngành giáo dục và đào tạo đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Với nguồn lực tài chính có hạn, các đơn vị sự nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải biết khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính sao cho thật sự hiệu quả.

Cùng trong xu thế đó, công tác thu, chi tài chính ngày càng phức tạp, cơ chế tự chủ được giao ngày càng cao, để góp phần nâng cao năng lực quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh thất thoát đòi hỏi Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cần phải hoàn thiện công tác quản lý tài chính.

Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng về công tác quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đề tài đã bổ sung một số vấn đề lý luận về công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp đồng thời đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Học viện. Đề tài đã đề xuất các giải pháp đổi mới công tác quản lý tài chính tại Học viện như sau:

Thứ nhất: Đổi mới quy trình và thực hiện quản lý tài chính theo quy đinh của Luật ngân sách nhà nước;

Thứ hai: Tăng cường tự chủ trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại Học viện;

Thứ ba: Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ tài chính – kế toán;

Thứ tư: Quản lý chặt chẽ các nguồn thu;

Thứ năm: Tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát tài chính;

Thứ sáu: Đầu tư đổi mới trang thiết bị và phương tiện làm việc;

Thứ bảy: Quản lý chi tiêu hiệu quả và hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn định mức chi tiêu;

Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho các các cấp quản lý của Học viện hoàn thiện về công tác tài chính mà đơn vị chưa thực hiện được hoặc còn hạn chế nhằm tập trung được nguồn lực tài chính, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí chặt chẽ, tiết kiệm hiệu quả, đồng thời qua đó góp phần cho Học viện nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính.

Tuy nhiên do quy mô, số lượng các đơn vị trực thuộc nhiều, tính chất và cơ cấu tổ chức hoạt động phức tạp, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về khả năng và thời gian thực hiện nên luận văn vẫn còn có những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn giúp đỡ của các nhà chuyên môn và những độc giả quan tâm để học viên tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Ngọc Cẩm, 2016. Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính.

2. Đỗ Thị Thùy Dung, 2015. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam: Trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Lê Đức Đạt. 2016. đề tài Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Hồng Đức.

4. Nguyễn Thị Hương Giang, 2015. đề tài: Quản lý tài chính tại cách trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo.

5. Nguyễn Thị Thanh Giang (2016) đề tài “Quản lý tài chính tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Hà Thị Hồng Hạnh, 2018. Cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập.

7. Nguyễn Thị Hương, 2015. Quản lý tài chính tại Đại học quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học.

8. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006. Chiến lược hoạt động

khoa học mười năm (2005-2015) của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội

9. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tài liệu tập huấn công tác quản lý tài chính, tài sản và quản lý đầu tư xây dựng, Hà Nội.

10. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tài liệu tập huấn công tác quản lý tài chính, tài sản và quản lý đầu tư xây dựng, Hà Nội

định giao điều chỉnh dự toán thu, chi ngân sách nhà nước.

12. Học viện Tài chính, 2005. Giáo trình lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính, Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận văn.

13. Luật sô 83/2015/QH13 của Quốc hội về Luật Ngân sách nhà nước

14. Đỗ Thanh Nam, 2018. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở Việt Nam.

15. Nguyễn Hoàng Ngọc, 2016. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

16. Phan Công Nghĩa, 2015. Xây dựng mô hình quản trị tài chính đối với các trường đại học công lập.

17. Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 08/08/2018 của Ban Chấp hành Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

18. Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 về quy định chi tiết thi hành Luật Ngân sách nhà nước

19. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định quy chế

tự chủ của đơn vị hành chính sự nghiệp công lập

20. Quyết định số 145-QĐ/TW ngày 08/8/2018 của Ban chấp hành Trung ương Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

21. Trần Trung Sơn, 2016. Quản lý tài chính tại Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà nội.

22. Chu Thị Ngọc Trâm, 2016. Quản lý tài chính tại Học viện Chính sách và phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

23. Nguyễn Minh Tuấn, 2015. Tác động của quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học - Nghiên cứu điển hình tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương.

24. Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 về quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.

25. Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014 về việc quy định chế

độ làm việc đối với giảng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại học viện chính trị quốc gia hồ chí minh (Trang 105 - 112)