Tăng cường tự chủ trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại Học viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại học viện chính trị quốc gia hồ chí minh (Trang 92 - 98)

4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Học viện

4.3.2. Tăng cường tự chủ trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại Học viện

4.3.2.1. Tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ

Học viện tiếp tục triển khai thực hiện theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP thực hiện quyền tự chủ trong việc xác định nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và tổ

- Tự chủ trong xây dựng kế hoạch

+ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của Học viện gồm phần kế hoạch do đơn vị tự xác định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, năng lực của đơn vị theo quy định của pháp luật và phần kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

+ Đối với trường hợp Học viện không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: Học viện tự xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện;

+ Đối với Học viện sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: Học viện xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để phê duyệt và quyết định phương thức giao kế hoạch cho đơn vị thực hiện.

- Tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ

+ Quyết định các biện pháp thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch của đơn vị, kế hoạch của cơ quan quản lý cấp trên giao, đảm bảo chất lượng, tiến độ;

+ Tham gia đấu thầu cung ứng các dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị được cấp có thẩm quyền giao;

+ Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật.

4.3.2.2. Tự chủ trong việc tổ chức bộ máy

Học viện được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị không thuộc cơ cấu tổ chức các đơn vị cấu thành theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, khi đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; xây dựng phương án sắp xếp lại các đơn vị cấu thành trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Riêng đối với việc tự chủ bảo đảm một phần chi thường xuyên và do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàncơ cấu tổ chức của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.

4.3.2.3. Tự chủ về nhân sự

- Học viện công xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ.

Bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; tự bảo đảm một phần chi thường xuyên đề xuất số lượng người làm việc của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định, do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên đề xuất số lượng người làm việc trên cơ sở định biên bình quân 05 năm trước và không cao hơn số định biên hiện có của đơn vị, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.

- Trường hợp đơn vị sự nghiệp công chưa xây dựng được vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, số lượng người làm việc được xác định trên cơ sở định biên bình quân các năm trước theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

4.3.2.4. Thành lập hội đồng quản lý

- Học viện tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư phải thành lập Hội đồng quản lý để quyết định những vấn đề quan trọng trong quá trình hoạt động của đơn vị.

- Căn cứ vào điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý và pháp luật chuyên ngành, trường hợp cần thiết, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là các Bộ, cơ quan Trung ương), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định việc thành lập Hội đồng quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này.

- Hội đồng quản lý quyết định về chiến lược, kế hoạch trung hạn và hàng năm của đơn vị; quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, tổ

chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc; quyết định chủ trương lớn về tổ chức, nhân sự (bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật viên chức; riêng về số lượng người làm việc thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định này); thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền quyết định; thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ, quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị theo quy định của pháp luật

- Hội đồng quản lý có từ 05 đến 11 thành viên; Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản lý do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị bổ nhiệm; Hội đồng quản lý có đại diện của cơ quan quản lý cấp trên.

- Thủ tục thành lập, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và phê duyệt quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công và cơ quan quản lý cấp trên theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ..

4.3.2.5 Tự chủ tài chính tại Học viện

- Tự chủ về các khoản thu, mức thu: được tổ chức hoạt động dịch vụ, liên doanh, liên kết; được quyết định các khoản thu, mức thu theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy, được vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật; đối với hoạt động thu phí, lệ phí và sản phẩm nhà nước đặt hàng đơn vị thực hiện theo mức thu hoặc khung mức thu và đơn giá sản phẩm do nhà nước quy định.

- Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính: chủ động sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí và đơn vị do NSNN bảo đảm toàn bộ); nguồn thu sự nghiệp để hoàn

thành nhiệm vụ được giao; được quyết định một số mức chi quản lý, nghiệp vụ thường xuyên cao hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định.

Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định; phần chênh lệch thu lớn hơn chi (thu, chi hoạt động thường xuyên và nhiệm vụ nhà nước đặt hàng), đơn vị được sử dụng như sau:

- Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viên chức đơn vị; được sử dụng góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng của đơn vị và theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng Quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động:

+Tự bảo đảm chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, sau khi đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

+Tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm, nhưng tối đa không quá 02 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định, sau khi đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp .

- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi mức trích tối đa hai Quỹ không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm.

+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động. + Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

+ Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm đơn vị được quyết định sử dụng để chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động và trích lập các quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (không khống chế mức trích tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi), Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi mức trích tối đa hai Quỹ không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm.

Như vậy Nghị định 16/2015/NĐ-CP là bước phát triển mở rộng việc giao quyền tự chủ tại Học viện. Với nghị định mới này, Học viện làm rõ được giao quyền tự chủ trên cả 3 mặt: Nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Học viện thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động. Đây là một bước tiến mới trong tiến trình đổi mới các đơn vị sự nghiệp, là sự tập dượt trước khi chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp hoặc ngoài công lập nhằm phát huy cao độ mọi tiềm năng sẵn có của các đơn vị này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại học viện chính trị quốc gia hồ chí minh (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)