(Đơn vị: người) Bộ phận Tổng số LĐ nữ Trình độ chuyên môn Trên đại học Đại học Cao đẳng LĐPT Ban giám đốc 4 2 4 Phòng Hành chính – Tổ chức 11 6 1 3 1 6 Phòng Tài vụ 6 5 4 2 Phòng Kế hoạch và hợp tác xuất bản 4 4 1 1 1 1 Phòng kiểm định sản phẩm 3 3 1 2 Phòng biên tập 12 11 4 5 3 Phòng kỹ thuật xuất bản 3 1 1 2
Trung tâm kinh doanh
và phát hành 8 5 3 1 4
Trung tâm khai thác và
phát triển thị trường 5 3 5
Tổ dịch vụ 6 5 1 5
Tổng cộng 62 44 11 20 10 21
Nguồn: Phòng HC - TC
Dựa vào bảng tổng hợp có thể thấy cách phân bố phòng ban theo đặc điểm từng nghiệp vụ. Do đặc thù yêu cầu trình độ cao của công việc, phòng biên tập và phòng kiểm định sản phẩm có chất lượng nguồn nhân lực là tốt nhất. Vì hai phòng này có nhiệm vụ thẩm định (phòng biên tập) và kiểm định (phòng kiểm định sản phẩm) trực tiếp chất lượng nội dung từng cuốn sách. Đây là đội ngũ cốt lõi phản ánh năng lực và giá trị của nhà xuất bản nói chung và NXB ĐHQGHN nói riêng. Các phòng ban, bộ phận còn lại có sự phân bố về số lượng lao động có chênh lệch nhưng phù hợp với yêu cầu khối lượng công việc.
Về cơ cấu lực lượng lao động của Nhà xuất bản có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ giới tính, với tỷ lệ nữ là 44/62, chiếm 71%. Ưu điểm của tỷ lệ này do ảnh hưởng của đặc trưng văn hóa của Việt Nam, về nữ giới, là những người làm việc rất bền bỉ, dẻo dai, có tinh thần kiên trì, nhẫn nại rất cao, phù hợp với yêu cầu làm việc tỷ mỉ tại Nhà xuất bản, đặc biệt là sự thích ổn định, dễ hài lòng nên dễ dàng gắn bó với tổ chức hơn; nhưng, ngược lại, những đặc điểm như an phận, thụ động, thiển cận, sẽ tạo ra sức ì, khó thay đổi trong tư duy và tính cách của NLĐ.
Về cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo, lực lượng lao động được phân chia theo các trình độ: Trên đại học, Đại học, Cao đẳng và Lao động phổ thông. Trong đó lực lượng lao động đại học và lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn hơn cả (mỗi nhóm trình độ là 21 người, chiếm 33.3%) sau đó là trình độ Sau Đại học 11 người, chiếm 17,5%; trình độ Cao đẳng là 10 người, chiếm 15,9%. Nhìn chung, cơ cấu lao động của công ty phân theo trình độ đào tạo và các phòng ban là tương đối hợp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban và đặc thù công việc.
Như vậy, lực lượng lao động của công ty được phân bổ vào các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ và các đội sản xuất được bố trí và sử dụng nhìn chung là phù hợp với năng lực, trình độ của NLĐ theo tiêu chí giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Một số vấn đề còn khó khăn đối với đội ngũ nhân lực tại Nhà xuất bản như: số lượng lao động tại các phòng trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất (như phòng biên tập, kỹ thuật xuất bản, khai thác thị trường) còn thiếu nhân lực. Số lượng lao động nhiều tuổi, sắp về hưu còn nhiều và làm việc kém linh hoạt. Bộ phận khai thác thị trường hoạt động chưa hiệu quả trong việc tìm đầu ra sản phẩm và phát triển thị trường (đối tác liên kết, tác giả, độc giả,...)
3.2. Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại NXB ĐHQG
Trong quá trình hoạt động, Ban lãnh đạo và bộ phận có trách nhiệm của Nhà xuất bản đã quan tâm tới đời sống, nhu cầu,... của tập thể nhân viên trong Nhà xuất bản. Một số biện pháp tạo động lực cho NLĐ cũng được áp dụng nhằm nâng cao
hiệu quả làm việc.
3.2.1. Thống kê mô tả thang đo
Kết quả thống kê mô tả thang đo nhu cầu sinh lý được trình bày chi tiết trong bảng 3.6 dưới đây.