Thống kê mô tả kết quả khảo sát về thang đo nhu cầu quan hệ xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại nhà xuất bản đại học quốc gia hà nội (Trang 70 - 72)

về thang đo nhu cầu quan hệ xã hội

QH1 QH2 QH3 QH4 Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Rất không đồng ý 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% Không đồng ý 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% Đồng ý một phần 21 52.5% 27 67.5% 22 55.0% 23 57.5% Đồng ý 19 47.5% 13 32.5% 18 45.0% 17 42.5% Rất đồng ý 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% Tổng cộng 40 100% 40 100% 40 100% 40 100%

Nguồn: Kết quả điều tra

Thang đo nhu cầu quan hệ xã hội được khảo sát gồm có 04 tiêu chí:

+ Đội ngũ nhân viên luôn có tinh thần hợp tác, luôn phối hợp chặt chẽ trong hoạt động tập thể (QH1): Kết quả khảo sát NLĐ cho thấy có 52.5% trả lời đồng ý một phần, 47.5% trả lời đồng ý.

32.5% trả lời đồng ý.

+ Anh/chị cảm thấy thoải mái và thuận lợi trong mối quan hệ với khách hàng (QH3): Kết quả khảo sát NLĐ cho thấy có 55.0% trả lời đồng ý một phần, 45.0% trả lời đồng ý.

+ Anh/chị đánh giá cao sự hỗ trợ từ quản lý và đồng nghiệp trong công việc (QH4): Kết quả khảo sát NLĐ cho thấy có 57.5% trả lời đồng ý một phần, 42.5% trả lời đồng ý.

Bầu không khí tâm lý xã hội tại nơi làm việc là trạng thái tâm lý của tập thể NLĐ trong quá trình họ cùng lao động. Nó thể hiện thái độ của NLĐ với tổ chức, với công việc của bản thân và được biểu hiện ra bên ngoài thông qua thái độ và hành vi của họ đối với đồng nghiệp, người lãnh đạo và công việc. Bầu không khí tâm lý xã hội tại nơi làm việc ảnh hưởng nhất định đến quá trình tạo động lực cho NLĐ.

Chủ trương của Nhà xuất bản là tạo nên bầu không khí làm việc thân thiện giữa những thành viên với nhau, giữa người quản lý và cấp dưới. Nhà xuất bản cũng cố gắng tạo cho nhân viên có quyền được góp ý những vấn đề xảy ra tại nơi làm việc bằng cách trao đổi với cấp quản lý trực tiếp. Nhóm quản lý có độ tuổi trung bình còn tương đối trẻ nên không quá cứng nhắc và có phần linh hoạt trong quá trình hỗ trợ và giải quyết vấn đề. Có thể nói Nhà xuất bản đã quan tâm đến việc xây dựng không khí làm việc

Khách hàng của Nhà xuất bản chủ yếu là những thầy giáo, cô giáo trong các viện nghiên cứu, các trường đại học, phổ thông, các công ty đầu tư giáo dục,... Nhìn chung nhóm khác hàng này có tác phong làm việc hòa nhã, hiểu và giải quyết vấn đề nhanh chóng nên nhân viên không gặp nhiều khó khăn, căng thẳng trong quá trình làm việc với khác hàng.

Qua phỏng vấn và quan sát, do nhà xuất bản chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể và chi tiết về thủ tục làm việc cho nhân viên và khách hàng nên quá trình làm việc có sai sót xảy ra, như bị trễ hạn với khác hàng, thủ tục gặp phải rắc rối,... Điều này gây phiền toái cho không ít khách hàng. Mặc dù khách hàng của NXB

hầu hết là khách hàng quen hoặc do được giới thiệu nên khách hàng tự tìm đến nên chưa xảy ra xung đột. Song, nếu điều này không được cải thiện, hiệu quả làm việc của nhân viên nhà xuất bản sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng.

Mỗi doanh nghiệp đều có nét văn hóa riêng của mình được thể hiện bằng: môi trường làm việc, quan hệ giữa mọi người trong công ty, trang phục làm việc, quy tắc ứng xử,… Khi văn hóa doanh nghiệp đủ mạnh để NLĐ cảm thấy muốn gắn bó với nó như chính gia đình của mình thì lúc đó, nhiệt huyết của nhân viên mới được duy trì và phát triển. Nhà xuất bản đã xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tập thể như thi đua, tổ chức sinh nhật, đi du lịch,… tạo cơ hội gắn kết những thành viên trong tập thể, nhất là những thành viên làm việc tại các văn phòng nằm ngoài khuôn viên Nhà xuất bản tại 16 Hàng Chuối.

Song, nhìn chung hoạt động văn hóa tập thể còn khá đơn điệu và chưa thu hút được sự tham gia tích cực và chủ động của tất cả các thành viên nên sự trao đổi giữa các cá nhân còn tỉ lệ phần trăm khá lớn (trên 50% cho mỗi biến khảo sát) dừng lại ở mức độ đồng ý một phần.

 Kết quả thống kê mô tả thang đo nhu cầu được tôn trọng được trình bày chi tiết trong bảng 3.10 dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại nhà xuất bản đại học quốc gia hà nội (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)