Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN NƯỚC THANH LONG KHÓM (Trang 32 - 41)

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2Bố trí thí nghiệm

3.3.2.1 Phân tích thành phần nguyên liệu

- Mục đích: Đánh giá chất lượng nguyên liệu đầu vào, chuẩn bị cho các công đoạn sau.

- Cách tiến hành: Thanh long ruột đỏ và khóm được lựa chọn theo các tiêu chí đã trình bày ở phần 3.1.3. Sau khi đã lựa chọn xong, khóm được rửa sạch, loại bỏ vỏ cắt nhỏ rồi đem ép lấy dịch quả. Thanh long được rã đông và băm nhuyễn. Phần dịch ép khóm sau khi lọc và thanh long sau băm được sử dụng làm mẫu để phân tích thành phần nguyên liệu.

Các chỉ tiêu phân tích thành phần hóa học của nguyên liệu được trình bày ở Bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích thành phần hóa học của nguyên liệu

Chỉ tiêu Phương pháp phân tích Đơn vị

Độ ẩm Sấy khô đến khối lượng không đổi %

Hàm lượng pectin Phương pháp calcium pectate % Hàm lượng đường khử và đường tổng số Phương pháp DNS % Hàm lượng vitamin C Chuẩn độ bằng phương pháp sử

dụng iod %

Hàm lượng betacyanin tổng số Phương pháp đo quang phổ (Wong

và Siow, 2015) mg/100g

pH Máy đo pH -

Tổng hàm lượng chất khô hòa tan Brix kế °Brix

Ghi chú “−¿” không thể hiện được giá trị.

Các chỉ tiêu được thực hiện qua 3 lần lặp lại.

3.3.2.2 Thí nghiệm 1: Khảo sát nồng độ enzyme pectinase và thời gian xử lý enzyme đến hiệu quả trích ly dịch thanh long

a. Mục đích

Xác định được nồng độ và thời gian xử lý bằng enzyme làm tăng hiệu suất thu hồi dịch quả và cải thiện độ trong, nâng cao giá trị cảm quan sản phẩm.

b. Bố trí thi nghiệm

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 2 nhân tố (nhân tố A và B) với 3 lần lặp lại.

Nhân tố A: nồng độ enzyme pectinase (% khối lượng theo khối lượng hỗn hợp thanh long và nước)

A1: 0,1 A2: 0,2 A3: 0,3 Nhân tố B: Thời gian (phút)

B1: 90 B2: 120 B3: 150

Tổng số nghiệm thức là 9 với 27 đơn vị thí nghiệm

Khối lượng mẫu nguyên liệu cố định 100 g thanh long ruột đỏ/nghiệm thức Sơ đồ bố trí thí nghiệm như Hình 3.2.

Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát nồng độ enzyme pectinase và thời gian xử lý enzyme đến hiệu quả trích ly dịch thanh long

Xử lý Phối trộn A1 A2 A3 B2 B1 B3 B1 B2 B3 B1 B2 B3 Lọc … Nguyên liệu Sản phẩm

c. Tiến hành thí nghiệm

Thanh long ruột đỏ và khóm được lựa chọn theo các tiêu chí đã trình bày ở phần 3.1.3. Sau khi đã lựa chọn xong, khóm được rửa sạch, loại bỏ vỏ cắt nhỏ rồi đem ép lấy dịch quả. Thanh long được rã đông, băm nhuyễn rồi cố định nước thêm vào so với hỗn hợp thanh long là 1:2 rồi bổ sung enzyme pectinase theo nồng độ được bố trí như trên (nồng độ enzyme tính theo khối lượng hỗn hợp thanh long và nước). Ủ ở nhiệt độ 50 trong thời gian 90 phút, 120 phút và 150 phút. Sau đó lọc hỗn hợp thanh long bổ sung enzyme qua vải lọc, lấy dịch lọc. Phối trộn 2 dịch quả theo tỷ lệ thanh long : khóm cố định là 4:1 rồi ủ thêm 30 phút sau đó lọc lấy dịch lọc phối trộn đường 10% và ascorbic acid 0,4% (so với tổng hỗn hợp dịch quả thanh long, nước và khóm bổ sung). Tiến hành giai nhiệt rót chai và thanh trùng theo thời gian 10 phút ở nhiệt độ 80 oC. Sau đó đánh tiến hành tính hiệu suất thu hồi, đo độ trongvà chọn tỷ lệ phù hợp.

d. Chỉ tiêu theo dõi

- Hiệu suất thu hồi (%).

- Độ trong (độ truyền quang T).

3.3.2.3 Thí nghiệm 2: Khảo sát tỷ lệ phối trộn của dịch ép thanh long ruột đỏ và dịch ép khóm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

a. Mục đích

Xác định tỷ lệ phối trộn giữa dịch ép thanh long ruột đỏ và dịch ép khóm phù hợp giúp tăng giá trị cảm quan của sản phẩm.

b. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 1 nhân tố (nhân tố C) với 3 lần lặp lại.

Nhân tố C: tỷ lệ nước thanh long ruột đỏ : dịch ép khóm (tỷ lê theo thể tích) C1: 3:1 C2: 4:1 C3: 5:1

Tổng số nghiệm thức là 3 với 9 đơn vị thí nghiệm

Khối lượng mẫu nguyên liệu cố định 100 g thanh long ruột đỏ/ nghiệm thức Sơ đồ bố trí thí nghiệm như Hình 3.3.

Hình 3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát tỷ lệ phối trộn của dịch ép thanh long ruột đỏ và dịch ép khóm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

c. Tiến hành thí nghiệm

Thanh long ruột đỏ và khóm được lựa chọn theo các tiêu chí đã trình bày ở phần 3.1.3. Sau khi đã lựa chọn xong, khóm được rửa sạch, loại bỏ vỏ cắt nhỏ rồi đem ép lấy dịch quả. Thanh long được rã đông, băm nhuyễn rồi cố định nước thêm vào so với hỗn hợp thanh long là 1:2 và bổ sung enzyme pectinase theo tỷ lệ phần trăm và thời gian tối ưu ở thí nghiệm 1. Sau đó lọc hỗn hợp thanh long bổ sung enzyme qua vải lọc, lấy dịch lọc. Phối trộn 2 dịch quả theo tỷ lệ thanh long : khóm theo tỷ lệ bố trí như trên rồi ủ thêm 30 phút sau đó lọc lấy dịch lọc phối trộn đường 10% và ascorbic acid 0,4% (so với tổng hỗn hợp dịch quả thanh long, nước và khóm bổ sung). Tiến hành giai nhiệt rót chai và thanh trùng theo thời gian 10 phút ở nhiệt độ 80 oC. Làm nguội và đánh giá cảm quan.

d. Chỉ tiêu theo dõi

- Cảm quan (màu sắc, mùi, vị, trạng thái dịch quả).

3.3.2.4 Thí nghiệm 3: Khảo sát nồng độ đường và ascorbic acid ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

a. Mục đích

Xác định được nồng độ đường và ascorbic acid bổ sung phù hợp đảm bảo chất lượng sản phẩm.

b. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 2 nhân tố (nhân tố D và E) với 3 lần lặp lại.

Nguyên liệu

Xử lý sơ bộ Lọc

...

Phối trộn Gia nhiệt

C1 C2 C3

Sản phẩm

Nhân tố D: hàm lượng đường (% khối lượng so với khối lượng hỗn hợp dịch ép thanh long, nước và khóm)

D1: 8 D2: 10 D3: 12

Nhân tố E: Hàm lượng ascorbic acid (% khối lượng so với khối lượng hỗn hợp dịch ép thanh long, nước và khóm)

E1: 0,2 E2: 0,4 E3: 0,6

Tổng số nghiệm thức là 3 với 27 đơn vị thí nghiệm

Khối lượng mẫu nguyên liệu cố định 100 g thanh long ruột đỏ/ nghiệm thức Sơ đồ bố trí thí nghiệm như Hình 3.4.

Hình 3.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát tỷ lệ đường và ascorbic acid ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Xử lý sơ bộ Phối trộn D1 D2 D3 E2 E1 E3 E1 E2 E3 E1 E2 E3 Gia nhiệt … … Nguyên liệu Sản phẩm

c. Tiến hành thí nghiệm

Thực hiện công đoạn xử lý nguyên liệu, lọc, phối chế dịch ép theo tỷ lệ tối ưu ở các thí nghiệm 1 và 2. Bổ sung đường và ascorbic acid theo tỷ lệ bố trí thí nghiệm như trên (hàm lượng đường và ascorbic acid được tính theo khối lượng hỗn hợp dịch ép thanh long, nước và khóm). Tiến hành gia nhiệt rót chai và thanh trùng theo thời gian 10 phút và nhiệt độ 80 oC. Sau đó đánh giá cảm quan, xác định hàm lượng betacyanin tổng và chọn tỷ lệ phù hợp.

d. Chỉ tiêu theo dõi

- Cảm quan (màu sắc, mùi, vị, trạng thái dịch quả). - Hàm lượngbetacyanin tổng.

3.3.2.5 Thí nghiệm 4: Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian thanh trùng đến chất lượng của sản phẩm

a. Mục đích

Xác định được chế độ thanh trùng thích hợp giúp tiêu diệt vi sinh vật, kéo dài thời gian bảo quản, đảm bảo giá trị cảm quan và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.

b. Bố trí thi nghiệm

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 2 nhân tố (nhân tố G và H) với 3 lần lặp lại.

Nhân tố G: Nhiệt độ (oC)

G1: 75 G2: 80 G3: 85 Nhân tố H: Thời gian (phút)

H1: 5 H2: 10 H3: 15

Tổng số nghiệm thức là 3 với 27 đơn vị thí nghiệm

Khối lượng mẫu nguyên liệu cố định 100 g thanh long ruột đỏ/ nghiệm thức Sơ đồ bố trí thí nghiệm như Hình 3.5.

Hình 3.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian thanh trùng đến chất lượng của sản phẩm

c. Tiến hành thí nghiệm

Tiến hành các bước xử lý nguyên liệu, lọc, phối chế dịch ép, đường, ascorbic acid theo tỷ lệ thích hợp thí nghiệm 1, 2 và 3 và tiến hành thanh trùng theo bố trí thí nghiệm như trên. Đánh giá cảm quan, kiểm tra tổng số vi sinh vật hiếu khí, xác định hàm lượng betacyanin tổng và chọn chế độ thanh trùng phù hợp.

d. Chỉ tiêu theo dõi

- Đánh giá cảm quan (màu sắc, mùi, vị, trạng thái). - Kiểm tra tổng số vi sinh vật hiếu khí.

- Xác định hàm lượng betacyanin tổng.

3.3.2.6 Đánh giá chất lượng sản phẩm

Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích các thành phần hóa học của sản phẩm được trình bày trong Bảng 3.2 như sau:

Xử lý sơ bộ Thanh trùng G1 G2 G3 H2 H1 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 … Nguyên liệu Sản phẩm

Bảng 3.2 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích thành phần hóa học của sản phẩm

Chỉ tiêu Phương pháp phân tích Đơn vị

pH Máy đo pH −¿

Hàm lượng đường khử và

đường tổng số Phương pháp DNS %

Hàm lượng acid tổng số Chuẩn độ bằng dung dịch NaOH % Hàm lượng vitamin C Chuẩn độ bằng phương pháp sử dụng iod % Hàm lượng betacyanin tổng số Phương pháp đo quang phổ (Wong và Siow,

2015) mg/100g

Tổng hàm lượng chất khô hòa

tan Brix kế °Brix

Ghi chú “−¿” không thể hiện được giá trị.

Chất lượng vi sinh của sản phẩm được đánh giá dựa trên quy định số 46/2007/QĐ - BYT về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm” của Bộ Y Tế ban hành ngày 19/12/2007 được trình bày ở Bảng 3.3.

Bảng 3.3 Chỉ tiêu vi sinh của sản phẩm

Chỉ tiêu Kết quả Đơn vị

Tổng số bào tử nấm men – nấm mốc 10 CFU/ ml

Tổng số vi sinh vật hiếu khí 102 CFU/ ml

Coliforms 10 CFU/ ml

E.coli Không có CFU/ ml

Cl. Perfringens Không có CFU/ ml

S.aureus Không có CFU/ ml

Streptococci faecal Không có CFU/ ml

(số 46/2007/QĐ-BYT).

Sản phẩm được gửi mẫu kiểm tra một số chỉ tiêu vi sinh tại Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6, địa chỉ: 386 Cách mạng tháng 8, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ và Vinacert – Control, địa chỉ: F2 – 63, đường số 6, khu dân cư 586, Phú Thứ, Cái Răng, thành phố Cần Thơ.

3.3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

3.3.3.1 Phương pháp phân tích

Xác định thành phần khối lượng: dùng cân điện tử hai số và cân phân tích bốn số. Xác định thể tích: dùng bình định mức.

Mỗi thí nghiệm tiến hành với 3 lần lặp lại.

Kết quả là trung bình của 3 lần kiểm nghiệm, lấy đến hai chữ số thập phân.

Phương pháp phân tích nguyên liệu và sản phẩm được trình bày lần lược ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2.

Tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm bằng phương pháp cảm quan cho điểm theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3215 - 1979). Các mô tả về chỉ tiêu cảm quan được trình bày ở phụ lục 1 Bảng pc - 4.

3.3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN NƯỚC THANH LONG KHÓM (Trang 32 - 41)