DTNH/M2 của Việt Nam 2007 2014

Một phần của tài liệu 0387 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 77 - 81)

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của ADB

Như vậy, có thể thấy, giai đoạn 2009-2011 là một giai đoạn cực kì khó khăn của kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong việc đảm bảo dự trữ ngoại hối quốc gia để duy trì an ninh tài chính, khi 3 chỉ tiêu đánh giá quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam đều ở mức thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn của các tổ chức tài chính quốc tế. Đến nay, mặc dù quy mô DTNH gia tăng đáng kể nhưng các chỉ số an toàn mới chỉ đạt mức tiệm cận dưới. Việc quản lý và đầu tư DTNH sao cho hiệu quả là bài toán không dễ đặt ra cho các nhà điều hành.

2.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản

Theo truyền thống hoạt động của các NHTW, các khoản đầu tư từ DTNH phải có tính thanh khoản rất cao và các quy định pháp lý của các quốc gia đều nhấn mạnh chỉ tiêu này.

Các chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản của DTNH (Quỹ DTNH chính thức) được tổng hợp theo bảng sau:

đồng USD chiếm khoảng 80% trong DTNH chính thức; tỷ lệ tiền gửi KKH đến tháng 6/2015 chiếm gần 7% để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ tức thì; tỷ lệ đầu tư ngắn hạn (dưới 1 năm) có xu hướng tăng. Việc đầu tư dự trữ ngoại hối trong bối cảnh dự trữ ngoại hối tăng vào các tài sản ngoại tệ dài hạn có thể đem lại thu nhập cao hơn nhưng lại chứa đựng rủi ro và khó có thể sử dụng để can thiệp để bình ổn tỷ giá và lạm phát như đầu tư vào các công cụ tài chính ngắn hạn. Vì vậy, dù DTNH trong những năm gần đây tăng nhưng công cụ đầu tư ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế với tỷ lệ ngày càng lớn. Tính thanh khoản của quỹ DTNH chính thức ngày càng tăng.

2.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá tính an toàn

An toàn là nguyên tắc ưu tiên hàng đầu trong quản lý DTNH. Để đánh giá hiệu quả quản lý DTNH theo tiêu chí này, phải xem xét hiện trạng của các tài sản đầu tư, tình hình xếp hạng, tài chính của các đối tác đầu tư. Có thể đánh giá mức độ an toàn của DTNH thông qua đánh giá mức độ rủi ro của danh mục DTNH.

Rủi ro tín dụng

Xét trên khía cạnh quản lý DTNH, rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra mất mát do đối tác không thanh toán được khi đến hạn. Điều này thường xảy

ra khi đầu tư vào các công cụ có tỷ suất sinh lời cao mà không quan tâm đến xếp hạng tín nhiệm của tổ chức phát hành. Để hạn chế rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn cho DTNHNN, các đối tác giao dịch của NHNN bao gồm đối tác giao dịch tiền gửi, giấy tờ có giá, hối đoái, vàng, đối tác lưu ký chứng khoán đều phải đáp ứng tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng theo quy định và được sàng lọc định kỳ.

Về tiền gửi thanh toán, NHNN đã chọn các ngân hàng trung ương hàng đầu

trên thế giới làm ngân hàng đại lý chính, đó là: Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED),

Ngân hàng trung ương Anh, Ngân hàng trung ương Đức, Ngân hàng trung ương

Pháp, Ngân hàng trung ương Nhật, Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS).

Về đầu tư giấy tờ có giá, tỷ lệ trái phiếu chính phủ Mỹ luôn chiếm từ 50% đến 60% trong cơ cấu. Bên cạnh đó là trái phiếu do ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), chính phủ Nhật, Pháp, Đức và các tổ chức quốc tế có uy tín cao (IBRD, IADB, ADB, EIB, EBRD) phát hành.

Nhìn chung, rủi ro tín dụng là không đáng lo ngại đối với danh mục DTNH của Việt Nam.

Rủi ro tỷ giá

NHNN quản lý DTNHNN không chỉ bảo quản, cất giữ mà còn phải luôn bảo đảm an toàn không bị ảnh hưởng rủi ro về tỷ giá ngoại tệ trên thị trường quốc tế, chống thất thoát, xói mòn quỹ dự trữ ngoại hối của nhà nước, bảo vệ độc lập chủ quyền về tiền tệ.

Sự biến động tỷ giá của từng loại ngoại tệ khác nhau, phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia. Như vậy mức độ rủi ro tỷ giá phát sinh với mỗi loại ngoại tệ cũng không giống nhau. Rủi ro tỷ giá phụ thuộc cơ cấu theo loại ngoại tệ, cũng như mức độ biến động của tỷ giá. Việc lựa chọn loại ngoại tệ có giá trị tương đối ổn định trong giỏ tiền tệ sẽ giảm thiểu tác động của biến thiên tỷ giá.

Nhìn vào cơ cấu theo loại ngoại tệ của DTNHNN, USD chiếm tỷ trọng lớn, từ 70% đến 75% (Qũy Dự trữ) và trên 90% (Quỹ Bình ổn), chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong giỏ tiền tệ là EUR. Trong những năm gần đây, đồng EUR thể hiện những bất ổn và liên tục giảm giá so với đồng USD, việc tăng tỷ trọng đồng USD, giảm tỷ trọng đồng EUR là động thái hạn chế rủi ro tỷ giá, bảo toàn DTNH. Một sự tăng hay giảm giá các ngoại tệ này đều ảnh hưởng ít nhiều đến quy mô DTNH, đặc biệt khi ổn định tỷ giá, đảm bảo giá trị đồng nội tệ được xem là một trong những mục tiêu của DTNHNN.

Rủi ro lãi suất

Lãi suất và giá thị trường của các khoản đầu tư chứng khoán có mối tương quan ngược chiều, lãi suất tăng, giá thị trường của chứng khoán có thu nhập cố định (như trái phiếu) giảm và ngược lại khi lãi suất giảm, giá thị trường của trái phiếu tăng.

Sự thay đổi lãi suất gây ra khó khăn cho việc quản lý danh mục tài sản đặc biệt đối với hoạt động đầu tư vào trái phiếu chính phủ do trái phiếu chiếm khoảng 80% quỹ DTNH của Việt Nam. Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới, lãi suất của các loại ngoại tệ bị cắt giảm liên tục. Trước biến động đó, NHNN đã chủ động điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn theo hướng giảm kỳ hạn trung bình của các khoản đầu tư.

Trong danh mục giấy tờ có giá, gần 60% là trái phiếu chính phủ Mỹ. Xét trên khía cạnh an toàn về mặt lựa chọn đối tác phát hành giấy tờ có giá, trái phiếu chính phủ Mỹ có độ an toàn tương đối cao, là lựa chọn số một trong danh mục giấy tờ có giá trong giỏ DTNH của các quốc gia. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh rủi ro lãi suất, với một tỷ lệ trái phiếu Mỹ lớn, một sự tăng hay giảm lãi suất của FED đều ảnh hưởng không nhỏ đến giá thị trường của trái phiếu chính phủ Mỹ, qua đó ảnh hưởng đến giá trị của giỏ DTNH.

Một phần của tài liệu 0387 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w