Cơ cấu ngoại tệ DTNHNN 2007 T6/2015

Một phần của tài liệu 0387 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 69 - 77)

động tiêu cực của cuộc khủng hoảng nợ công. Trước tình hình đó, để hạn chế sự suy giảm của hoạt động đầu tư và đảm bảo an toàn cho DTNH, NHNN đã điều chỉnh tỷ lệ của các loại ngoại tệ này theo chiều hướng ngược lại những năm trước, tăng tỷ trọng USD, giảm tỷ trọng EUR .

Đối với Quỹ Bình ổn, NHNN chỉ duy trì một tỷ lệ nhỏ dành cho các ngoại tệ khác, còn lại duy trì bằng đồng USD để đảm bảo khả năng can thiệp, hạn chế chi phí chuyển đổi ngoại tệ. Tính đến tháng 6/2015, tỷ trọng USD trong quỹ này là 94,7%, các ngoại tệ khác chỉ chiếm 5,3%.

Cơ cấu dự trữ ngoại hối theo hình thức đầu tư

Thời gian đầu, lượng DTNHNN còn mỏng, DTNHNN được đầu tư chủ yếu dưới hình thức truyền thống là tiền gửi bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Kể từ khi nghị định 86 ban hành, danh mục đầu tư được đa

dạng hóa và các phương thức đầu tư mới được tiếp cận. Bên cạnh tiền gửi không

kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, hình thức đầu tư giấy tờ có giá được đưa vào, bao gồm mua bán trái phiếu chính phủ Mỹ, Đức, Pháp, Nhật, trái phiếu của các tổ chức quốc tế (ADB, EIB, EBRD, IBRD, IADB), trái phiếu của ngân hàng Thanh

toán quôc tế BIS MTI, FIXBIS. Để thực hiện đa dạng hóa, đồng thời vẫn đảm bảo tính an toàn, thanh khoản và sinh lời, tỷ lệ quy định về hình thức đầu tư được điều chỉnh theo hướng giảm tỷ lệ tiền gửi, tăng đầu tư vào các loại hình khác, trong đó trái phiếu chính phủ Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Đối với Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng thì ngược lại, hình thức đầu tư tiên gửi chiếm 2/3, trong khi tín phiếu, trái phiếu chính phủ chỉ chiếm 1/3 quỹ này.

Đối với tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc nhà nước, chỉ đầu tư tiền gửi, trong đó tiền gửi không kỳ hạn chiếm tới trên 90%, còn lại là đầu tư tiền gửi có kỳ hạn dưới 01 năm.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu Quỹ DTNH của Việt Nam theo hình thức đầu tư từ 2007-T6/2015

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu giấy tờ có giá trong Quỹ Dự trữ ngoài hối tháng 6/2015

Đơn vị: %

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Cơ cấu dự trữ ngoại hối theo thời hạn đầu tư

Để đảm bảo tính thanh khoản, theo quy định, đối với Quỹ Dự trữ ngoại hối, thời hạn đầu tư ngắn hạn dưới 01 năm, thời hạn đầu tư trung hạn từ 01 đến 03 năm, thời hạn đầu tư dài hạn từ 03 năm trở lên; đối với Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng, chỉ được đầu tư dưới 01 năm.

Thời hạn đầu tư tính trên cơ sở số ngày còn lại tính đến thời điểm đáo hạn. Do đó, tại mỗi thời điểm khác nhau, tỷ lệ thực tế theo kỳ hạn khác nhau. Vì vậy, việc theo dõi và tính toán thời hạn đầu tư phù hợp với qu định hiện hành là hết sức quan trọng và cần thiết đối với công tác quản lý DTNHNN, yêu cầu phải cập nhật số liệu ngay sau khi các giao dịch phát sinh.

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu DTNH theo thời hạn tháng 6/2015

Quỹ Dự trữ ngoại hối - Quỹ 1 Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị

uDưới 1 năm uTừ 1-3 năm UiTren 3 năm

trường vàng - Quỹ 2

HKhong kỳ hạn uCó kỳ hạn dưới 1 năm

12%

88%

Nguồn ngoại tệ khác - Quỹ 3

ra Không kỳ hạn IU Có kỳ hạn dưới 1 năm

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Trên thực tế, đầu tư ngắn và trung hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu, lên tới 92% Quỹ Dự trữ ngoại hối trong đố đầu tư trung hạn chiếm tỷ lệ cao nhất với 46,85%, đầu tư dài hạn chỉ chiếm 8%. Sở dĩ như vậy, một mặt để đảm bảo tính thanh khoản, mặt khác để ngăn chặn sự suy giảm hiệu quả đầu tư do giảm lãi suất dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới.

Đối với Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng, NHNN duy trì một lượng tiền gửi không kỳ hạn để đáp ứng việc can thiệp thị trường trong nước. Tại thời điểm tháng 6/2015, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trong quỹ này

là 12%, còn lại đầu tư tiền gửi có kỳ hạn dưới một năm.

Đối với nguồn khác, NHNN để chủ yếu dưới dạng không kỳ hạn gửi tại các ngân hàng nước ngoài.

2.2.2. Thực trạng hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối

2.2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá theo quy mô

Chỉ số DTNH/tuần NK

Biểu đồ 2.8: DTNH/Tuần NK của Việt Nam 2007 - 2014

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của ADB và GSO

Như đã đề cập trong phần lý luận, chỉ số DTNH/tuần NK là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự phù hợp của quy mô DTNH với tài khoản vãng lai. Nói một cách khác, chỉ tiêu này cho biết mức độ hỗ trợ thanh toán quốc tế của dự trữ ngoại hối.

Nhìn chung trong giai đoạn từ trước năm 2009, tỷ lệ DTNH/tuần NK của Việt Nam đều nằm trong ngưỡng an toàn (12 - 16 tuần NK) theo nguyên tắc đánh giá của thế giới. Đặc biệt, trong năm 2007, nguồn DTNH gia tăng mạnh mẽ khiến chỉ số này tăng lên mức 23,25 tuần NK, vượt ngưỡng trung bình. Năm 2008, do tốc độ tăng của DTNH không nhanh bằng tốc độ tăng của doanh số NK nên chỉ số này giảm xuống còn 15,41 tuần. 2 năm sau tiếp tục

giảm do DTNH giảm mạnh, đặc biệt năm 2010, do tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu và những bất ổn vĩ mô trong nước nên quy mô dự trữ ngoại hối giảm dần, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh, dẫn đến chỉ số này chỉ còn 7,65 tuần và năm 2011 còn 6,6 tuần, một mức độ giảm đáng lo ngại, ảnh hưởng đến lòng tin ở trong nước mà cả uy tín vay nợ nước ngoài. Năm 2012, chỉ số này tăng tiệm cận ngưỡng an toàn và giảm nhẹ xuống 10,19 tuần năm 2013. Năm 2014, sự gia tăng mạnh mẽ của DTNH trong khi kim ngạch nhập khẩu chỉ tăng nhẹ, làm cho chỉ tiêu DTNH/tuần NK tăng so với năm 2013, đạt 12 tuần, mức tiêu chuẩn của IMF.

Chỉ số DTNH/Nợ ngắn hạn nước ngoài

Trong phạm vi nghiên cứu DTNH, thành phần Nợ ngắn hạn được quan tâm vì khả năng trả nợ ngắn hạn phản ánh khả năng đảm bảo tính thanh khoản và uy tín quốc gia trên trường quốc tế.

Chỉ tiêu DTNH/Nợ ngắn hạn nước ngoài (trong đó, nợ ngắn hạn bao gồm các khoản nợ ngắn hạn đến 1 năm và các khoản nợ trung, dài hạn đến hạn phải trả trong năm) chủ yếu được dùng để đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn và chống đỡ đối với các cuộc tấn công tiền tệ hoặc đối với việc rút vốn ào ạt ra khỏi một quốc gia.

Biểu đồ 2.9 : DTNH/Nợ ngắn hạn của Việt Nam 2007 - 2014

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy 2 năm 2007 - 2008, tỷ lệ DTNH/Nợ ngắn hạn của Việt Nam ở mức khá cao. Tuy nhiên, dư nợ ngắn hạn nước ngoài của Việt Nam tăng khá nhanh qua các năm, đặc biệt kể từ năm 2009, trong khi dự trữ ngoại hối lại giảm dần. Điều này đã làm cho tỷ lệ DTNH/Nợ ngắn hạn giảm mạnh từ 558,18% năm 2008 giảm xuống còn 316,96% năm 2009 và giảm xuống đáy là 135,94% vào năm 2011. Đây là một điểm đáng lo ngại, do mức khuyến nghị của World Bank đối với tỷ lệ này là trên 200%. Từ năm 2012, cả nợ ngắn hạn nước ngoài và quy mô dự trữ ngoại hối đều tăng, tỷ lệ DTNH/Nợ ngắn hạn nước ngoài tăng và duy trì ở mức trên 200%. Đây cũng là mục tiêu trong chiến lược nợ công và nợ nước ngoài, tỉ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm sẽ được đảm bảo trên 200%.

Chỉ sổ DTNH/Mức cung tiền M2

Đối với các quốc gia có mức độ đô la hóa thì chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại hối của ngân hàng trung ương (NHTW). Tỷ lệ này theo chuẩn quốc tế là từ 10 đến 20%. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu thì tỷ số dự trữ trên M2 lại không có mối tương quan cao với tỷ số dự trữ so với nợ ngắn hạn. Do đó, một tỷ lệ dự trữ so với M2 cao hay thấp không nhất thiết phải dẫn đến sự biến động tương ứng trong tỷ lệ dự trữ so với nợ. Tỷ lệ DTNH/M2 có tầm quan trọng đặc biệt ở những quốc gia có khả năng thất thoát vốn trong nước do hệ thống ngân hàng quá yếu kém hoặc chính sách điều hành tỷ giá cứng nhắc theo kiểu cố định

Tổng mức cung tiền M2 theo đơn vị VND được quy đổi sang đơn vị USD theo tỷ giá tại thời điểm cuối mỗi năm để tính toán chỉ số DTNH/M2. Năm 2007 - 2008, chỉ số DTNH/M2 của Việt Nam đạt lần lượt là 28,6% và 25%, vượt trên ngưỡng an toàn theo thông lệ quốc tế.

m Chỉ tiêu 2012 2013 2014 T6/2015 Tỷ lệ đồng USD 74,4% 70,2% 80,8% 82,7% Tỷ lệ tiền gửi KKH 35% 33% 29% 6,9% Tỷ lệ đầu tư ngắn hạn 52,8% 53,2% 58,2% 65%

tổng mức cung tiền M2 thì không ngừng tăng lên. Điều này làm cho chỉ tiêu DTNH/M2 cũng giảm theo. Đặc biệt, vào năm 2010 và 2011, chỉ số này đã giảm xuống tương ứng là 8,46% và 7,66%, dưới mức an toàn, thể hiện sự bất ổn của quy mô DTNH. Từ năm 2012, chỉ số này được cải thiện, đạt trên 12%.

Biểu đồ 2.10 : DTNH/M2 của Việt Nam 2007 - 2014

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của ADB

Như vậy, có thể thấy, giai đoạn 2009-2011 là một giai đoạn cực kì khó khăn của kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong việc đảm bảo dự trữ ngoại hối quốc gia để duy trì an ninh tài chính, khi 3 chỉ tiêu đánh giá quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam đều ở mức thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn của các tổ chức tài chính quốc tế. Đến nay, mặc dù quy mô DTNH gia tăng đáng kể nhưng các chỉ số an toàn mới chỉ đạt mức tiệm cận dưới. Việc quản lý và đầu tư DTNH sao cho hiệu quả là bài toán không dễ đặt ra cho các nhà điều hành.

2.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản

Theo truyền thống hoạt động của các NHTW, các khoản đầu tư từ DTNH phải có tính thanh khoản rất cao và các quy định pháp lý của các quốc gia đều nhấn mạnh chỉ tiêu này.

Các chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản của DTNH (Quỹ DTNH chính thức) được tổng hợp theo bảng sau:

Một phần của tài liệu 0387 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w