Đa dạng hóa dự trữ ngoại hối nhà nước

Một phần của tài liệu 0387 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 103 - 105)

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ TRỮ

3.2.3. Đa dạng hóa dự trữ ngoại hối nhà nước

Thứ nhất, đa dạng hóa đồng tiền dự trữ

Cho đến nay, các loại tiền được các nước dự trữ nhiều nhất là USD, Euro, yên, bảng Anh và franc Thụy Sĩ. Tuy nhiên, xu hướng chung là các ngân hàng trung ương sẽ mở rộng và bổ sung thêm một số đồng tiền khác vào kho dự trữ ngoại hối khẩn cấp của quốc gia. Việc các ngân hàng muốn đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại tệ cũng phản ánh những thay đổi lớn trong mô hình kinh doanh toàn cầu, đặc biệt khi tăng trưởng kinh tế Mỹ, châu Âu và Nhật Bản ngày một ảm đạm, trong khi đó, một số nền kinh tế mới nổi vẫn duy trì được mức tăng trưởng ấn tượng. Đa dạng hóa danh mục dự trữ tiền tệ cũng giúp các ngân hàng trung ương linh hoạt hơn trong việc đối phó với các tình huống khẩn cấp, đảm bảo an toàn quốc gia. Vì vậy, NHTW các nước đang có xu hướng chuyển dần DTNH sang đầu tư vào các đồng tiền có mức lãi suất cao hơn như AUD, CAD, NZD hay đồng Nhân dân tệ RMB của Trung Quốc.

Tại hội nghị Sibos 2015 diễn ra tại Singapore, trong một cuộc khảo sát những người tham gia tọa đàm về khả năng quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ (RMB), 47% số người tham gia khảo sát cho rằng RMB sẽ trở thành đồng tiền quốc tế, 41,3% có ý kiến ngược lại, 11,3% có ý kiến trung lập.

Quốc tế hóa đồng RMB được coi là diễn biến quan trọng nhất trên thị trường tài chính kể từ sau khi đồng Euro ra đời. Từ năm 2010, Trung Quốc không ngừng nỗ lực và thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình quốc tế hóa đồng RMB và cố gắng đưa RMB vào rổ tiền tệ cấu thành đồng SDR của IMF. Hiện tại, IMF đã thống nhất lùi thời hạn chậm nhất xem xét đưa RMB vào cơ cấu rổ SDR vào cuối tháng 9/2016.

Để được đưa vào cơ cấu rổ tiền tệ, RMB phải đáp ứng được các tiêu chuẩn mang tính kỹ thuật như (i) tiêu chuẩn về xuất khẩu, (ii) tiêu chuẩn về tính

giao dịch ngoại hối. Đồng RMB đã hoàn toàn thỏa mãn khía cạnh xuất khẩu, khi

Trung Quốc đã vượt lên trên Anh, Nhật Bản và Mỹ để trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. RMB đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thanh toán

quốc tế. Trong tháng 8/2015, giá trị thanh toán bằng RMB đạt 2,79% tổng giá trị

thanh toán trên toàn cầu, vượt qua Yên Nhật và vươn lên vị trí thứ 4 trong các đồng tiền được thanh toán nhiều nhất trên thế giới (chỉ sau USD, EUR và GBP).

RMB cũng là đồng tiền được sử dụng rộng rãi thứ 2 sau USD trong tài trợ thương mại quốc tế. Riêng tiêu chuẩn về tính tự do chuyển đổi và sử dụng, quốc

tế hóa đồng RMB đòi hỏi đồng tiền này phải được tự do chuyển đổi hoàn toàn, nhưng những cố gắng theo hướng này đang vấp phải những cản trở do bất ổn trên thị trường chứng khoán Trung Quốc gần đây. Thêm vào đó, tỉ lệ nắm giữ RMB trong dự trữ ngoại hối của các quốc gia trên thế giới cũng như thị phần trái

phiếu quốc tế phát hành bằng đồng RMB vẫn ở mức thấp (khoảng dưới 1%). Trong tiến trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã và đang thực thi một loạt các chính sách nhằm mở rộng

sự có mặt của đồng RMB trên thị trường quốc tế, khắc phục những giới hạn về tính chuyển đổi của RMB. PBOC đã thể hiện cam kết mạnh mẽ với chính sách từ năm 2009 của họ, thông qua việc thực hiện đồng thời “7 biện pháp”: (1) mở rộng loại hình và số lượng các hợp đồng hoán đổi tiền tệ; (2) thành lập trung tâm

thanh toán bù trừ đồng RMB ở nước ngoài; (3) thành lập thệm các khu vực thương mại tự do; (4) mở rộng tự do hơn nữa các khoản mục trong tài khoản vốn; (5) giới thiệu các kế hoạch đầu tư mới bằng RMB; (6) thành lập các tổ chức

tài chính đa quốc gia mới và (7) mở rộng biên độ giao dịch đồng RMB.

Trong chính sách tiền tệ, PBOC gần đây đã chuyển từ neo vào đồng Đô la Mỹ sang thả nổi có điều tiết. Động thái này được Bộ tài chính Mỹ và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF hoan nghênh. Bên cạnh đó, ngày 08/10/2015 PBOC đã khai trương hệ thống thanh toán quốc tế RMB xuyên biên giới (CIPS). Sự

kiện này được xem là một trong các bước quan trọng nhất trong quá trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, do nó tạo thuận lợi cho các giao dịch thanh toán bù trừ, tăng tính thanh khoản, giảm chi phí giao dịch và rút ngắn thời gian xử lý. Theo thông báo của PBOC, 19 ngân hàng được lựa chọn tham gia vào hệ thống CIPS, trong đó có 8 chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc, như HSBC, Standard Chartered Bank, Citi Bank...

Rõ ràng, đưa đồng Nhân dân tệ vảo giỏ dự trữ đang được các nước cân nhắc khi tiến hành đa dạng hóa cơ cấu DTNH. Đặc biệt khi mà đồng Nhân dân tệ đang trên con đường quốc tế hóa, có sức ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ, là đồng tiền chính trong thương mại và đầu tư thế giới, chiếm một phần ngày càng lớn trong giao dịch tài chính quốc tế và các quỹ dự trữ.

Thứ hai, đa dạng hóa danh mục giấy tờ có giá

Khi điều kiện thị trường thuận lợi, để có được mức sinh lời cao hơn, NHNN có thể đa dạng hóa các loại giấy tờ có giá, mà không chỉ bó hẹp trong loại hình trái phiếu chính phủ Mỹ hay trái phiếu của các tổ chức có mức tín nhiệm AAA, chẳng hạn như đầu tư sang cả loại hình trái phiếu được bảo đảm bằng cầm cố, trái phiếu được bảo lãnh, trái phiếu của các tổ chức tài chính quốc tế, và thậm chí là trái phiếu của các nước đang phát triển hoặc mới nổi, trái phiếu công ty. Tất nhiên, nếu đầu tư vào trái phiếu công ty thì cần phải lưu ý đến một số vấn đề như thuế, thủ tục hành chính, hoạt động của công ty.

Một phần của tài liệu 0387 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w