Diễn biến quy mô và cơ cấu dự trữ ngoại hối

Một phần của tài liệu 0387 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 59 - 74)

2.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG

2.2.1. Diễn biến quy mô và cơ cấu dự trữ ngoại hối

2.2.1.1. Diễn biến quy mô

Quy mô DTNH là một trong các chỉ số kinh tế quan trọng , đặc biệt với các nền kinh tế mở cửa, tự do hóa các giao dịch vốn quốc tế.

Biểu đồ 2.1: Quy mô DTNH của Việt Nam 2007 - T6/2015

Nguồn: Tổng hợp từ Worldbank

Kể từ khi gia nhập WTO, DTNH liên tục tăng. Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận những con số ấn tượng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,48%, cao hơn 8,2% so với năm 2006, và là mức cao nhất trong 11 năm qua, dòng vốn FDI ròng đạt 4 tỷ USD, gấp 2 lần so với năm 2006, kiều hối tăng 1 tỷ USD so với năm trước. Bên cạnh đó, các dòng tài chính khác bao gồm ODA, vốn vay và đầu tư gián tiếp đạt giá trị kỷ lục. Đây là nguyên nhân dẫn đến DTNH năm 2007 tăng mạnh, đạt 23,48 tỷ USD, tăng khoảng 10 tỷ USD so với năm 2006. Năm 2008, DTNH tiếp tục tăng và đạt đỉnh vào tháng 07

năm 2008, mức cao nhất trong lịch sử từ trước.

Cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở một số nước. Cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan rộng, gây ra hậu quả hết sức nặng nề với tất cả các quốc gia, không ngoại trừ Việt Nam. Sau một thời kỳ tăng trưởng ấn tượng, các biến số kinh tế vĩ mô đều ở mức khả quan, chúng ta cũng đã phải hứng chịu ảnh hưởng từ cơn bão khủng hoảng và phải đối mặt với hàng loạt khó khăn đến dồn dập như: đồng tiền quốc gia bị mất giá, thâm hụt cán cân thương mại nghiêm trọng, tăng trưởng kinh tế bị chậm lại, lạm phát ở mức kỷ lục. Trước tình hình đó, năm 2009, để ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ tiêu dùng và hỗ trợ đầu tư. Trong đó, tác động mạnh nhất là gói hỗ trợ lãi suất 4% đối với các khoản vay trung và dài hạn và chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp. Trong khi các nguồn vốn đầu tư trong nước có sự gia tăng thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI lại giảm mạnh, chỉ đạt 6,9 tỷ USD, giảm 25,6% so với năm 2008. Mặt khác, thị trường ngoại hối luôn trong trạng thái căng thẳng, để ổn định thị trường và đảm bảo tính thanh khoản, đầu năm 2009, NHNN đã điều chỉnh biên độ tỷ giá từ +-3% lên +-5%. Cuối 2009, NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 5,44% và giảm biên độ tỷ giá từ +-5% xuống +-3% đồng thời liên tục bán ngoại tệ với quy mô lớn nhất từ trước tới nay, DTNHNN giảm xuống còn 16,45 tỷ USD.

Năm 2010, sau nhiều biện pháp can thiệp từ Chính phủ cũng như NHNN, kinh tế vĩ mô có dấu hiệu cải thiện, lạm phát được duy trì ở mức thấp, cán cân thanh toán được cải thiện. NHNN thực hiện đồng bộ một số biện pháp như 3 lần điều chỉnh tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng, thực hiện kết nối với một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Nhờ đó, thị trường ngoại hối ổn định , quy mô DTNHNN tăng trong những tháng đầu

năm 2010. Tuy nhiên, từ tháng 10 năm 2010, tình hình kinh tế lại có nhiều bất ổn trở lại. Giá vàng, giá dầu tăng cùng với hiện tượng đổ xô đi mua vàng và ngoại tệ. Tình hình nhập siêu cao, cán cân thu nhập thâm hụt, dòng vốn FDI có dấu hiệu chững lại, vay vốn nước ngoài trung và dài hạn giảm mạnh, tình hình cung cầu ngoại tệ lại căng thẳng. NHNN tiếp tục bán một lượng ngoại tệ để can thiệp thị trường, dẫn đến quy mô DTNH năm 2010 giảm 4 tỷ USD so với năm 2009.

Đầu năm 2011, trong điều kiện tình hình sản xuất trong nước rất khó khăn, lạm phát ở mức 2 con số 18,91%, đứng thứ 3 trên thế giới về tỷ lệ lạm phát, chỉ sau Kenya (18,91%) và Venezuela (27,7%), cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cộng thêm những thách thức tiềm ẩn trong nội tại nền kinh tế thế giới như nợ công khu vực châu Âu. Thị trường ngoại hối tiếp tục trong trạng thái căng thẳng, NHNN phải bán can thiệp trong khi lượng ngoại tệ mua vào rất ít.

Như vậy, tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như các bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước đã khiến cho thị trường ngoại hối cũng như tỷ giá USD/VND liên tục bị biến động mạnh. Để bình ổn thị trường ngoại hối cũng như tỷ giá USD/VND, bên cạnh những biện pháp chính sách tiền tệ và hành chính, NHNN đã phải sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để can thiệp vào thị trường khiến cho quỹ dự trữ ngoại hối giảm xuống mức đáy là 12,58 tỷ vào tháng 01/2011.

Trong năm 2011 và 2012, với mục đích bình ổn kinh tế vĩ mô, chính phủ và NHNN đã thực thi hàng loạt các biện pháp điều hành quyết liệt để kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường ngoại hối, chống tình trạng đô la hóa và vàng hóa nền kinh tế. Nhờ vậy, kinh tế vĩ mô đã có những dấu hiệu tích cực, thị trường ngoại hối bình ổn, dự trữ ngoại hối tăng dần trở lại, đạt khoảng tương đương 25,57 tỷ USD vào cuối năm 2012. Đây là tiền đề thuận lợi để

Năm

Tổng vốn đăng ký

Thay đổi so với năm trước

Tổng vốn thực hiện

Thay đổi so với năm trước

Tỷ lệ thực hiện 2007 21,3 77,5% 8,03 95,9% 37,7% 2008 71,7 236,6% 11,5 43,2% 16% 2009 23,1 -67,8% 10 -13% 43,3% 2010 19,9 -13,9% 11 20% 55,3% 2011 14,7 -26,1% 11 0% 74,8% 2012 16,3 -11,5% 10,46 -4.91% 64,2% 2013 21,6 10.88% 11,5 9,94% 53,2% 2014 20,23 -6.34% 13 13,04% 64%

duy trì lòng tin về khả năng đảm bảo thanh toán nghĩa vụ nợ nước ngoài của nền kinh tế, khả năng hỗ trợ giá trị của VND, khả năng đảm bảo tài chính của quốc gia góp phần thu hút đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài. Không những thế, nó còn giúp bảo vệ giá trị đồng nội tệ, hạn chế sự biến động quá mức của tỷ giá hối đoái, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, chống đỡ khủng hoảng kinh tế và tài chính.

Tiếp chuỗi đà tăng, năm 2013, NHNN mua vào rất mạnh đồng USD, DTNH tiếp tục tăng, ghi nhận ở con số 25,89 tỷ USD. Năm 2014, DTNH tăng nhẹ đạt 34,19 tỷ USD. Mới đây, tháng 6/2015, Thống đốc Ngân hàng cho biết DTNH của Việt Nam đạt 37 tỷ USD và 10 tấn vàng.

Sự biến động mức DTNH của Việt Nam có liên quan trực tiếp tới các nhân tố kinh tế sau:

Thứ nhất, kiều hối

Biểu đồ 2.2: Lượng kiều hối về Việt Nam năm 2000 - 2014

Nguồn: Tổng hợp từ WB

Đối với các nước xuất khẩu lao động nhiều như Việt Nam, dòng kiều hối chính là lợi ích lớn nhất có thể thu được từ quá trình dịch chuyển lao động toàn cầu. Kiều hối như một nguồn tài chính tăng trưởng nhanh và ổn định, là

nguồn ngoại tệ mạnh cho đất nước, mang lại nhiều hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế của các nước này. Mức sống dân cư trong nước được cải thiện hơn, thu nhập của các ngành nghề kinh tế, đặc biệt là các ngân hàng nhiều hơn (khi lượng tiền được chuyển về qua đường này) và chính phủ cũng có thêm được lượng ngoại tệ bổ sung vào DTNH.

Trong khi các dòng vốn khác có nhiều dấu hiệu bất ổn, tăng giảm thất thường thì lượng kiều hối về Việt Nam luôn ổn định và không ngừng gia tăng. Đây là tài khoản vàng cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

Thứ hai, vốn FDI vào Việt Nam

21,3 tỷ USD, tổng vốn thực hiện đạt 8,03 tỷ USD, tương đương tỷ lệ thực hiện 37,7%. Một nguyên nhân quan trọng là do trong năm này, Việt Nam gia nhập WTO và trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Chính điều này làm tăng uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, thể hiện sức mạnh quốc gia và tăng thêm sự tin tưởng cho các

nhà đầu tư. Trong năm 2008, mặc dù mức vốn đăng ký đạt con số kỷ lục 71,7 tỷ USD nhưng vốn thực hiện chỉ đạt 11,5 tỷ tương đương 15% do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, con số này vẫn tăng 43,2% so với năm 2007 và là con số lớn nhất từ trước tới nay. Bước sang năm 2009, dòng vốn FDI vào nước ta đã có sự sụt giảm lớn. Cụ thể, FDI vào Việt Nam năm 2009 chỉ đạt 23,1 tỷ USD, giảm 67,8% so với năm 2008. Trong đó nguồn vốn thực hiện đạt 10 tỷ USD. Trong những năm gần đây, FDI luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cán cân vốn và là nguồn bù đắp ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế. Chính vì thế, sự giảm xuống đáng kể của FDI đã ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế cũng như DTNH. Bước sang năm 2010 và 2011, vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục giảm khá mạnh. Tổng vốn đăng ký chỉ còn 19,9 tỷ USD năm 2009 và 14,7 tỷ USD năm 2011, kém xa so với mục tiêu ban đầu (20 tỷ USD). Tổng vốn thực hiện trong 2 năm này tương đương nhau, 11 tỷ USD. Như vậy, từ năm 2009 đến năm 2011, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, FDI có xu hướng giảm và chỉ tăng trở lại từ năm 2012. Rõ ràng, những con số về quy mô dự trữ ngoại hối và vốn FDI cho thấy tương quan biến động cùng chiều của 2 đại lượng này.

Thứ ba, tình trạng nhập siêu

Có thể thấy, năm 2007 và năm 2008, cán cân thương mại bị thâm hụt mạnh nhất với 2007 (14,7 tỷ USD) và 2008 (18 tỷ USD). Tuy nhiên, cán cân thương mại được bù đắp bởi cán cân vốn nhờ nguồn FDI trong 2 năm này đạt mức rất cao. Kể từ 2009 tới 2011, mặc dù mức nhập siêu đã giảm nhưng tỷ lệ này vẫn bị đánh giá là khá cao. Ngoài những nguyên nhân đã nói ở trên, mức thâm hụt thương mại thời điểm này còn là kết quả của chính sách cấp quota cho NK vàng của NHNN để ổn định tình hình kinh tế, khi mà giá vàng trong nước biến động thất thường, cao hơn cả giá vàng thế giới. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng đua nhau NK vàng mặc dù giá rất cao. Thặng dư của cán cân

1. vốn không thể bù đắp cho mức thâm hụt này. Để hỗ trợ các doanh nghiệp NK,Mỹ 8.133,5 74% NHNN buộc phải bơm ngoại tệ từ DTNH ra khiến DTNH chững lại vào năm 2008 sau một thời gian tăng trưởng mạnh và liên tiếp sụt giảm trong những năm sau đó. Từ năm 2012, tình trạng nhập siêu giảm, cán cân thương mại được cải thiện trong những năm tiếp theo, là một trong những tiền đề để gia tăng DTNH.

Thứ tư, biến động của tỷ giá

Thị trường ngoại hối Việt Nam những năm vừa qua đã chứng kiến sự biến động mạnh mẽ của tỷ giá USD/VND. Tỷ giá trên thị trường đã liên tục tăng lên và nhiều khi bỏ xa so với tỷ giá chính thức cũng như tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng. Sự căng thẳng về tỷ giá tất yếu dẫn tới sự căng thẳng về cung cầu ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, buộc NHNN phải can thiệp khi có biến động xảy ra.

2.2.1.2. Cơ cấu dự trữ ngoại hối

Theo Nghị định số 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, DTNH bao gồm: Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài, chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành, quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại Quỹ tiền tệ quốc tế, vàng do Ngân hàng Nhà nước quản lý và các loại ngoại hối khác của Nhà nước. Cũng theo Nghị định này, dự trữ ngoại hối được quản lý dựa trên 3 nguyên tắc đó là: (i) Bảo toàn; (ii) Thanh khoản, (iii) Sinh lời. Chính vì vậy, việc duy trì một cơ cấu dự trữ ngoại hối hợp lý, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều bất ổn như hiện nay là một vấn đề rất quan trọng đối với NHNN.

Cơ cấu dự trữ giữa ngoại tệ và vàng, dự trữ tại IMF, SDRs

Ngoại tệ luôn chiếm một tỷ trọng lớn trên tổng DTNH của Việt Nam, chiếm trung bình khoảng 95 - 98%. Bên cạnh đó, vàng là một trong các loại

tài sản có giá trị được các NHTW cân nhắc đưa vào quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Do các ngoại tệ mạnh như USD, EUR,CHF, JPY đang bị giảm giá do tác động tiêu cực của suy thoái toàn cầu và cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu, tỷ lệ vàng trong các quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia ngày càng có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây và được coi là một kênh trú ẩn, bảo toàn giá trị an toàn không chỉ đối với các nhà đầu tư mà còn đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nguồn dự trữ lớn.

4. Pháp 2.435,4 65% 5. Trung Quốc 1.658,1 2% 6. Nga 1.275 13% 7. Thụy Sĩ 1.040 7% 8. Nhật Bản 765,2 2% 9. Hà Lan 612,5 57% 10 . Ấn Độ 557,7 6%

mạnh, được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế như USD, EUR thì vàng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng dự trữ ngoại hối quốc gia. Trong khi đó, tại các quốc gia mới nổi hoặc đang phát triển thì tỷ trọng vàng trong dự trữ ngoại hối thường thấp bởi lẽ các quốc gia này phải dự trữ các ngoại tệ

mạnh nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh toán quốc tế, vay trả nợ. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, do quy mô dự trữ ngoại hối khá nhỏ trong khi nhu cầu nhập khẩu phục sản xuất trong nước cao nên vàng chỉ chiếm khoảng 1% - 4% trên tổng dự trữ ngoại hối quốc gia, số còn lại ưu tiên nắm giữ các ngoại tệ mạnh phục phụ cho thanh toán nhập khẩu cũng như các khoản vay nợ nước ngoài đến hạn.

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng vàng trong tổng DTNH của Việt Nam 2007 - 2014

Đơn vị: %

4

0 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của ADB

Dự trữ bằng Vàng (Gold), dự trữ tại IMF (Reserve Position in the Fund) và SDRs chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng DTNH của Việt Nam, chiếm trung bình khoảng 3%, trong đó, tỷ trọng của vàng luôn chiếm cao nhất.

Cơ cấu dự trữ bằng ngoại tệ

Theo báo cáo mới nhất của IMF về tỷ trọng ngoại tệ trên tổng dự trữ ngoại hối đã phân bổ của thế giới, USD vẫn là tiền tệ được NHTW các nước ưu tiên nắm giữ, chiếm tới trên 60% tổng dự trữ ngoại hối phân bổ của thế giới. Đứng thứ hai là đồng EUR với tỷ trọng từ 22% đến 25%; tiếp theo là JPY, GBP và các ngoại tệ khác.

Năm

Cơ cấu loại ngoại tệ Quỹ Dự trữ Cơ cấu loại ngoại tệ Quỹ Bình ổn

USD EUR Ngoại tệ

khác USD Ngoại tệ khác 2007 73,2% 15,9% 10,9% 83,8% 16,2% 2008 70,9% 20,2% 89% 79,4% 20,6% 2009 51,4% 33,8% 14,8% 81,2% 18,8% 2010 46% 35,8% 18,2% 79,8% 20,2% 2011 60,3% 25,4% 14,3% 89,1% 10,9% 2012 71% 15,2% 13,8% 90,3% 97% 2013 70,5% 15,4% 14,1% 92% 8% 2014 76,8% 11,1% 12,1% 91,5% 85% T6/2015 75,9% 10,3% 13,8% 94,7% 5,3%

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng ngoại tệ trong tổng dự trữ ngoại hối phân bổ của thế giới Đơn vị: % 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% ■ O thers ■ E UR ■ A UD ■ C AD ■ C HF 0% Q1/2014 Q2/2014 Q3/2014 Q4/2014 Q1/2015

Nguồn: COFER, IMF

Trên cơ sở này cộng với tỷ trọng các loại ngoại tệ sử dụng trong thanh toán

quốc tế, vay nợ nước ngoài của Việt Nam, NHNN đã xây dựng cơ cấu dự trữ dưới dạng một rổ ngoại tệ bao gồm những đồng tiền tự do chuyển đổi của các

Một phần của tài liệu 0387 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 59 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w