Quản lý dự trữ ngoại hối theo phương pháp chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu 0387 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 107 - 109)

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ TRỮ

3.2.5. Quản lý dự trữ ngoại hối theo phương pháp chuyên nghiệp

Thứ nhất, sử dụng chỉ số tham chiếu trong đầu tư DTNHNN

Chỉ số tham chiếu là căn cứ để đánh giá hiệu quả đầu tư. Từ kinh nghiệm quả lý DTNH của NHTW các nước cũng như thực trạng hiện nay của công tác quản lý DTNH của Việt Nam, NHNN cần áp dụng cách thức quản lý đầu tư theo chỉ số tham chiếu để nâng cao tính minh bạch, phân định trách nhiệm của các cấp tham gia quản lý DTNH đồng thời là cơ sở để đánh giá hiệu quả đầu tư và xây dựng chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả.

Hàng năm, hiệu quả đầu tư DTNH được đánh giá chỉ căn cứ vào tổng số lãi thu được từ hoạt động đầu tư DTNH trong năm sau khi trừ đi các khoản

chi phí liên quan mà chưa tính đến các yếu tố khác như biến động lãi suất, tỷ giá, kỳ hạn đầu tư... Việc đánh giá này chưa thực sự phản ánh hiệu quả của đầu tư, chưa tính tới giá trị DTNH theo giá thị trường, chưa đánh giá được hiệu quả đầu tư theo mức rủi ro. Vì vậy, cần nghiên cứ và đưa vào áp dụng các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận tương quan với mức rủi ro như:

- Chỉ số Shape: cho biết mức lợi nhuận vượt trội cho một đơn vị rủi ro là bao nhiêu.

S = Lợi nhuận vượt trội so với lãi suất phi rủi ro/Mức rủi ro danh mục Trong đó:

Lợi nhuận vượt trội = Lợi nhuận danh mục - Lợi nhuận phi rủi ro Rủi ro danh mục = Độ lệch chuẩn của lợi nhuận danh mục

- Chỉ số IR: cho biết giá trị gia tăng trên một đơn vị rủi ro mà nhà quản lý tạo ra khi thực hiện chiến lược đầu tư chủ động

IR = Lợi nhuận vượt trội của danh mục so với chỉ số tham chiếu/Tracking error

Trong đó:

Lợi nhuận vượt trội của danh mục so với chỉ số tham chiếu = Trung bình lợi nhuận của danh mục - Lợi nhuận chỉ số tham chiếu

Tracking error: độ lệch chuẩn của lợi nhuận danh mục so với lợi nhuận chỉ số tham chiếu.

Thứ hai, quản lý rủi ro thị trường theo phương thức chuyên nghiệp

Quản lý rủi ro chuyên nghiệp bao gồm các bước: phát hiện và nhận biết rủi ro, đo lường mức độ rủi ro (nếu có thể), xác định mức độ chấp nhận rủi ro, xây dựng các chiến lược và công cụ phòng chống rủi ro.

Rõ ràng, rủi ro thị trường là loại rủi ro khó quản lý nhất và hiện tại gần như NHNN vẫn chưa áp dụng các công cụ phòng ngừa, quản lý rủi ro chuyên nghiệp như thế giới. Vì vậy, công tác quản lý rủi ro nói chung và công tác

quản lý rủi ro thị trường nói riêng (rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất) cần được hoàn thiện theo hướng áp dụng các phương pháp và công cụ quản lý rủi ro như: đánh giá danh mục đầu tư theo giá thị trường (mark-to-market), xác định kỳ hạn bình quân quả danh mục và hạn mức kỳ hạn bình quân, ứng dụng Giá trị chịu rủi ro VAR, stress test, tracking error...

Một phần của tài liệu 0387 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NH nhà nước VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w