TÍNH XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất sinh khối vi khuẩn Lactic (Trang 112 - 117)

Việc bố trí tổng mặt bằng nhà máy có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nhà máy sau này. Việc bố trí hợp lí các phân khu của nhà máy sẽ đem lại nhiều lợi ích về chi phí xây dựng, đảm bảo tính linh hoạt, thông suốt trong quá trình sản xuất, bên cạnh đó việc bố trí hợp lí sẽ góp phần đem lại năng suất và tinh thần làm việc tốt cho người lao động, năng suất và chất lượng của sản phẩm đảm bảo yêu cầu đầu ra.

Nhà máy được bố trí xây dựng theo nguyên tắc phân vùng, với quy hoạch 4 vùng như sau:

- Vùng sản xuất chính. - Vùng năng lượng.

- Vùng kho tàng và phương tiện vận chuyển. - Vùng hành chính và phục vụ sinh hoạt.

8.1 Phân xưởng sản xuất chính

Trên cơ sở thiết bị của nhà máy và các phân khu chức năng được bố trí trong phân xưởng sản xuất chính ta tính và thiết kế phân xưởng sản xuất chính như sau:

- Bước cột B: chọn bước cột B = 9m.

- Nhịp nhà: xây dựng phân xưởng theo kiểu nhà 1 nhịp mỗi nhịp 36 m. - Chiều rộng nhà: 36 m, gồm 4 bước cột.

- Chiều dài của nhà: 81 m, gồm 9 bước cột. - Chiều cao của nhà: chọn chiều cao 10,2 m.

- Diện tích của phân xưởng sản xuất chính là: 81 x 36 = 2916(m2).

8.2 Kho nguyên liệu

Nguyên liệu được vận chuyển về nhập kho trước khi đưa vào sản xuất. Ngoài cung cấp nguyên liệu cho sản xuất cần dự trữ nguyên liệu trong 10 ngày để đảm bảo cho hoạt động liên tục của nhà máy.

8.3 Rỉ đường

Thể tích rỉ đường cần cho sản xuất 1 ngày là 32146 (L/ca) Nguyên liệu cần chứa trong kho:

Vrỉ đường = 32146 10 = 321460 lít = 321,46 m3

Rỉ đường chứa trong thùng trụ đứng hình hộp chữ nhật. Chọn 1 thùng để chứa lượng rỉ đường này, vậy thể tích của một thùng chứa là Vthùng chúa = 321,46 m3

8.4 H2SO4và các hóa chất, phụ gia khác

Thể tích H2SO4 cần cho sản xuất 1 ngày là 88 (L/ca) Nguyên liệu cần chứa trong kho:

Vrỉ đường = 88 10 = 880 lít = 0,88 m3

Ta chọn:

Thùng chứa H2SO4 với kích thước D*R*C : 1*1*1 (m).

Các hóa chất, phụ gia khác chiếm khoảng 50% diện tích so với lượng H2SO4 nêu trên.

Chọn kích thước của nhà kho chứa H2SO4 và các hóa chất, phụ gia khác là: (4 × 6 6) m.

Vậy chọn 1 nhà kho gồm có kích thước (18 × 6 6) m để chứa cả nguồn nguyên liệu, hóa chất và phụ gia.

8.5 Kho thành phẩm

Thành phẩm sau khi chiết rót qua chai 5 lít được vận chuyển vào kho thành phẩm để bảo quản trước khi được vận chuyển đi tiêu thụ.

Chiều cao kho chứa: 4,2 m.

Diện tích kho chứa: S = 8 * 6 = 48 (m2). Kích thước kho 8 × 6 × 4,2 m. 8.6 Tòa nhà hành chính Gồm các phòng sau: + Phòng giám đốc: 6 × 4 = 24 (m2). + Phòng phó giám đốc: 2× (4 × 4) = 32 (m2). + Phòng kế toán tài vụ: 4 × 4 = 16 (m2). + Phòng hành chính tổng hợp: 4 × 4 = 16 (m2). + Phòng kỹ thuật: 6 × 4 = 24 (m2). + Phòng maketing: 3 × 4 = 12 (m2). + Phòng thư kí: 4 × 4 = 16 (m2). + Phòng kế hoạch: 4 × 4 = 16 (m2). + Phòng y tế: 3 × 4 = 12 (m2). + Hội trường:

Số nhân công của nhà máy là 120 người, tính tiêu chuẩn mỗi người chiếm 1 m2 và tính theo 2/3 số công nhân trong nhà máy.

Sân khấu rộng 4×6 = 24 m2. Lối đi chiếm 2.(20×1) = 40 m2. Vậy diện tích hội trường là : 24 + 40 + 120 x = 144 m2.

Ta có tổng diện tích các phòng chiếm là 312 m2 chưa kể cầu thang, hành lang, nhà vệ sinh…vv. Tổng diện tích cần xây dựng của nhà hành chính là 400 m2.

Tầng 1: 30 × 10 × 3,6 m. Tầng 2: 30 × 10 × 3,6 m.

8.7 Xưởng cơ điện

Chọn kích thước: 12  6  6 m.

8.8 Lò hơi, khí nén

Chọn kích thước: 12  6  6 m.

8.9 Trạm biến áp

Đặt ở góc nhà máy nơi ít người qua lại. Kích thước: 4 × 4 × 4,2 m.

8.10 Máy phát điện dự phòng

Để đảm bảo làm việc liên tục nhà máy có trang bị máy phát điện dự phòng. Kích thước: 6 × 6 × 4,2 m.

8.11 Khu xử lý nước thải

Nước thải trước khi thải ra đường thoát nước chung của khu công nghiệp cần được xử lý sơ bộ.

Chọn diện tích khu xử lý nước thải là 18  9  4,2 m.

8.12 Khu xử lý nước

Xử lý nước để pha chế dịch lên men, cho lò hơi… Kích thước: 12 × 6 × 4,2 m.

8.13 Đài nước

Đài nước là nơi cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Diện tích đài nước là 5  6,5 m.

8.14 Nhà sinh hoạt

Tính cho số nhân viên ở ca đông nhất là 64 người.

Số phòng tắm: trung bình 7 người/phòng. Vậy cần xây 10 phòng. Kích thước mỗi phòng: 1,2 × 1,5 m.

Như vậy diện tích nhà tắm là 10 × (1,2 × 1,5) = 18 m2. Số phòng vệ sinh:3 phòng.

Kích thước mỗi phòng: (0,9 × 1,2 × 2,5) m. Diên tích nhà vệ sinh là 3 × (0,9 × 1,2) = 3,24 m2.

Xây dựng một nhà trong đó có nhà tắm, nhà vệ sinh, phòng thay đồ, chỗ để giày dép…của công nhân.

Kích thước: 6 × 6 × 4,2 m.

8.15 Nhà để xe

Nhân viên ca đông nhất là 64 xe.

Mỗi xe chiếm 1 m2. Diện tích nhà để xe là 64 m2

Chọn nhà có kích thước: 12 × 6 × 3,6 m.

8.16 Gara oto

Nhà máy có 4 ôtô để vận chuyển hàng và 1 xe chở lãnh đạo. Kích thước: 12 × 6 × 3,6 m.

8.17 Phòng bảo vệ

Xây dựng gần cổng chính nhà máy. Thiết kế 2 nhà bảo vệ. Kích thước: 3 × 3 × 4,2 m.

8.18 Nhà ăn

Tính cho 60% nhân viên của ca đông nhất là 39 người. Diện tích cho mỗi người là 2 m2.

Diện tích nhà ăn cần là 39 × 2 = 78 m2

Kích thước: 13 × 6 × 4,2 m.

8.19 Kho nhiên liệu

Kích thước: 6 × 4 × 4,2 m.

8.20 Khu đất mở rộng

Trong thực tế do năng suất của nhà máy đã khá lớn, việc quy hoạch từ ban đầu để có một khu đất mở rộng để dự phòng cho việc mở rộng nhà máy có thể chiếm từ a = 60100% diện tích khu sản xuất chính. Chọn a = 60%.

Với diện tích phân xưởng sản xuất chính là 2916 (m2). Diện tích khu đất mở rộng: Fmr = 60% × 2916 = 1750 (m2).

Chọn kích thước của khu đất là: 70 × 25 (m); diện tích 1750 (m2).

8.21 Quy cách xây dựng nhà máy

Nhà máy có 2 cổng, xung quanh bao bằng hàng rào thép. Trong nhà máy có trồng nhiều cây xanh.

Khu sản xuất và khu hành chính được bố trí đầu hướng gió. Khu năng lượng, lò hơi, nhà vệ sinh, khu xử lý nước thải được bố trí cuối hướng gió để đảm bảo tốt yêu cầu vệ sinh tránh gây ô nhiễm và phòng chống cháy nổ tốt.

Các công trình khác được bố trí hợp lý để thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt. Từ các công trình xây dựng đã tính và chọn được ở trên ta có bảng tổng hợp các công trình xây dựng trong nhà máy như sau:

Bảng 8. 1: Tổng kết các công trình trong nhà máy

STT Tên công trình Kích thước (DRC), m Diện tích, m2

1 Nhà sản xuất chính 81 x 36 x10,2 2916

2 Kho nguyên liệu 18  6 x 6 108

3 Kho thành phẩm 8 6 4,2 48

4 Nhà hành chính – hội trường 30  10  7,2 300

5 Nhà ăn 13 6  4,2 78

6 Nhà để xe 12  6  3,6 72

7 Gara ôtô 12  6  3,6 72

8 Xưởng cơ điện 10  6  4,2 60

9 Trạm biến áp 4  4 × 4,2 16

10 Nhà phát điện 6  6 × 4,2 36

11 Nhà cấp nước 12  6  4,2 72

12 Lò hơi, khí nén 12  6  4,2 72

13 Nhà sinh hoạt 6  6 4,2 36

14 Kho nhiên liệu 6  4  4,2 24

15 Nhà bảo vệ (3 nhà) 3  3  4,2 27

16 Khu xử lý nước thải 18  9  4,2 162

17 Khu đất mở rộng 70 x 25 1750

18 Nhà vệ sinh 10  6  3,6 60

Tổng cộng 5909

Từ bảng số liệu, ta có tổng diện tích xây dựng nhà máy là: Fxd = 5909 (m2) Diện tích khu đất được tính theo công thức:

Trong đó:

o Fkđ: Diện tích khu đất xây dựng nhà máy

o Fxd: Diện tích xây dựng nhà máy, Fxd = 5909 (m2)

Fkđ= = 16882,9( m) Chọn khu đất có kích thước 140 x 122 (m) Hệ số sử dụng: Trong đó: Fsd = Fxd + Fgt + Fhè rãnh + Fcây xanh Với: Fgt = 0,35  Fxd = 0,35  5909 = 2068 (m2) Fhè rãnh = 0,2  Fxd = 0,2  5909 = 1182 (m2) Fcây xanh = 0,3  Fxd = 0,3  5909 = 1773 (m2)  Fsd = 5909 +2068 +1182 + 1773 = 10935 (m2) Thay số vào ta có: Ksd= = 0,64 Vậy hệ số sử dụng đất của nhà máy là 64%.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất sinh khối vi khuẩn Lactic (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w