Pha loãng sơ bộ:

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất sinh khối vi khuẩn Lactic (Trang 49 - 50)

CHƯƠNG 3 : CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

3.2 Thuyết minh dây chuyền sản xuất:

3.2.1. Pha loãng sơ bộ:

Thành phần các chất trong rỉ đường:

- Hàm lượng nước: 15 – 20%

- Hàm lượng chất khô tổng số: 80 – 85%

- Hàm lượng đường trong chất khô: 50 – 60%

- Hàm lượng phi đường trong chất khô: 40 – 50%  Mục đích:

Chuẩn bị cho quá trình acid hóa, rỉ đường nguyên liệu có nồng độ chất khô rất lớn (≥ 800Bx), có độ nhớt cao, chứa nhiều tạp chất, có thể lẫn vi sinh vật, độ hòa tan các chất thấp, chưa phù hợp để sử dụng. Vì vậy cần xử lý pha loãng sơ bộ để tạo môi trường có nồng độ thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn lactic.

Biến đổi:

- Hóa học: giảm nồng độ chất khô

- Vật lý: làm giảm độ nhớt

- Hóa lý:tăng độ hòa tan các chất  Phương pháp thực hiện:

- Nguyên liệu sử dụng là mật rỉ đường vì rẻ tiền và dễ kiếm được thu mua từ nhà máy đường.

- Rỉ đường được định lượng và dẫn vào tank có cánh khuấy.

- Pha loãng theo tỉ lệ nước : rỉ = 3:1, sau đó cho dung dịch này chạy qua than hoạt tính. Than hoạt tính sẽ hấp thụ các chất màu và tạo các chất keo có trong mật rỉ, khi đó mật rỉ sẽ mau sáng hơn.

Thông số kỹ thuật:

- Nồng độ rỉ đường đầu vào: 80 – 85 Bx

- Nồng độ rỉ đường đầu ra: 20 – 25 Bx

- Sức chứa của tank: 300L

- Tốc độ cánh khuấy đạt 120 vòng / phút

- Thời gian khuấy trộn: 15 phút

- Nhiệt độ không khí thường

- Sử dụng nước RO  Thiết bị:

- Thiết bị cân định lượng rỉ đường

- Thiết bị đo nồng độ rỉ đường

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất sinh khối vi khuẩn Lactic (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w