Kho thành phẩm

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất sinh khối vi khuẩn Lactic (Trang 113)

Thành phẩm sau khi chiết rót qua chai 5 lít được vận chuyển vào kho thành phẩm để bảo quản trước khi được vận chuyển đi tiêu thụ.

Chiều cao kho chứa: 4,2 m.

Diện tích kho chứa: S = 8 * 6 = 48 (m2). Kích thước kho 8 × 6 × 4,2 m. 8.6 Tòa nhà hành chính Gồm các phòng sau: + Phòng giám đốc: 6 × 4 = 24 (m2). + Phòng phó giám đốc: 2× (4 × 4) = 32 (m2). + Phòng kế toán tài vụ: 4 × 4 = 16 (m2). + Phòng hành chính tổng hợp: 4 × 4 = 16 (m2). + Phòng kỹ thuật: 6 × 4 = 24 (m2). + Phòng maketing: 3 × 4 = 12 (m2). + Phòng thư kí: 4 × 4 = 16 (m2). + Phòng kế hoạch: 4 × 4 = 16 (m2). + Phòng y tế: 3 × 4 = 12 (m2). + Hội trường:

Số nhân công của nhà máy là 120 người, tính tiêu chuẩn mỗi người chiếm 1 m2 và tính theo 2/3 số công nhân trong nhà máy.

Sân khấu rộng 4×6 = 24 m2. Lối đi chiếm 2.(20×1) = 40 m2. Vậy diện tích hội trường là : 24 + 40 + 120 x = 144 m2.

Ta có tổng diện tích các phòng chiếm là 312 m2 chưa kể cầu thang, hành lang, nhà vệ sinh…vv. Tổng diện tích cần xây dựng của nhà hành chính là 400 m2.

Tầng 1: 30 × 10 × 3,6 m. Tầng 2: 30 × 10 × 3,6 m.

8.7 Xưởng cơ điện

Chọn kích thước: 12  6  6 m.

8.8 Lò hơi, khí nén

Chọn kích thước: 12  6  6 m.

8.9 Trạm biến áp

Đặt ở góc nhà máy nơi ít người qua lại. Kích thước: 4 × 4 × 4,2 m.

8.10 Máy phát điện dự phòng

Để đảm bảo làm việc liên tục nhà máy có trang bị máy phát điện dự phòng. Kích thước: 6 × 6 × 4,2 m.

8.11 Khu xử lý nước thải

Nước thải trước khi thải ra đường thoát nước chung của khu công nghiệp cần được xử lý sơ bộ.

Chọn diện tích khu xử lý nước thải là 18  9  4,2 m.

8.12 Khu xử lý nước

Xử lý nước để pha chế dịch lên men, cho lò hơi… Kích thước: 12 × 6 × 4,2 m.

8.13 Đài nước

Đài nước là nơi cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Diện tích đài nước là 5  6,5 m.

8.14 Nhà sinh hoạt

Tính cho số nhân viên ở ca đông nhất là 64 người.

Số phòng tắm: trung bình 7 người/phòng. Vậy cần xây 10 phòng. Kích thước mỗi phòng: 1,2 × 1,5 m.

Như vậy diện tích nhà tắm là 10 × (1,2 × 1,5) = 18 m2. Số phòng vệ sinh:3 phòng.

Kích thước mỗi phòng: (0,9 × 1,2 × 2,5) m. Diên tích nhà vệ sinh là 3 × (0,9 × 1,2) = 3,24 m2.

Xây dựng một nhà trong đó có nhà tắm, nhà vệ sinh, phòng thay đồ, chỗ để giày dép…của công nhân.

Kích thước: 6 × 6 × 4,2 m.

8.15 Nhà để xe

Nhân viên ca đông nhất là 64 xe.

Mỗi xe chiếm 1 m2. Diện tích nhà để xe là 64 m2

Chọn nhà có kích thước: 12 × 6 × 3,6 m.

8.16 Gara oto

Nhà máy có 4 ôtô để vận chuyển hàng và 1 xe chở lãnh đạo. Kích thước: 12 × 6 × 3,6 m.

8.17 Phòng bảo vệ

Xây dựng gần cổng chính nhà máy. Thiết kế 2 nhà bảo vệ. Kích thước: 3 × 3 × 4,2 m.

8.18 Nhà ăn

Tính cho 60% nhân viên của ca đông nhất là 39 người. Diện tích cho mỗi người là 2 m2.

Diện tích nhà ăn cần là 39 × 2 = 78 m2

Kích thước: 13 × 6 × 4,2 m.

8.19 Kho nhiên liệu

Kích thước: 6 × 4 × 4,2 m.

8.20 Khu đất mở rộng

Trong thực tế do năng suất của nhà máy đã khá lớn, việc quy hoạch từ ban đầu để có một khu đất mở rộng để dự phòng cho việc mở rộng nhà máy có thể chiếm từ a = 60100% diện tích khu sản xuất chính. Chọn a = 60%.

Với diện tích phân xưởng sản xuất chính là 2916 (m2). Diện tích khu đất mở rộng: Fmr = 60% × 2916 = 1750 (m2).

Chọn kích thước của khu đất là: 70 × 25 (m); diện tích 1750 (m2).

8.21 Quy cách xây dựng nhà máy

Nhà máy có 2 cổng, xung quanh bao bằng hàng rào thép. Trong nhà máy có trồng nhiều cây xanh.

Khu sản xuất và khu hành chính được bố trí đầu hướng gió. Khu năng lượng, lò hơi, nhà vệ sinh, khu xử lý nước thải được bố trí cuối hướng gió để đảm bảo tốt yêu cầu vệ sinh tránh gây ô nhiễm và phòng chống cháy nổ tốt.

Các công trình khác được bố trí hợp lý để thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt. Từ các công trình xây dựng đã tính và chọn được ở trên ta có bảng tổng hợp các công trình xây dựng trong nhà máy như sau:

Bảng 8. 1: Tổng kết các công trình trong nhà máy

STT Tên công trình Kích thước (DRC), m Diện tích, m2

1 Nhà sản xuất chính 81 x 36 x10,2 2916

2 Kho nguyên liệu 18  6 x 6 108

3 Kho thành phẩm 8 6 4,2 48

4 Nhà hành chính – hội trường 30  10  7,2 300

5 Nhà ăn 13 6  4,2 78

6 Nhà để xe 12  6  3,6 72

7 Gara ôtô 12  6  3,6 72

8 Xưởng cơ điện 10  6  4,2 60

9 Trạm biến áp 4  4 × 4,2 16

10 Nhà phát điện 6  6 × 4,2 36

11 Nhà cấp nước 12  6  4,2 72

12 Lò hơi, khí nén 12  6  4,2 72

13 Nhà sinh hoạt 6  6 4,2 36

14 Kho nhiên liệu 6  4  4,2 24

15 Nhà bảo vệ (3 nhà) 3  3  4,2 27

16 Khu xử lý nước thải 18  9  4,2 162

17 Khu đất mở rộng 70 x 25 1750

18 Nhà vệ sinh 10  6  3,6 60

Tổng cộng 5909

Từ bảng số liệu, ta có tổng diện tích xây dựng nhà máy là: Fxd = 5909 (m2) Diện tích khu đất được tính theo công thức:

Trong đó:

o Fkđ: Diện tích khu đất xây dựng nhà máy

o Fxd: Diện tích xây dựng nhà máy, Fxd = 5909 (m2)

Fkđ= = 16882,9( m) Chọn khu đất có kích thước 140 x 122 (m) Hệ số sử dụng: Trong đó: Fsd = Fxd + Fgt + Fhè rãnh + Fcây xanh Với: Fgt = 0,35  Fxd = 0,35  5909 = 2068 (m2) Fhè rãnh = 0,2  Fxd = 0,2  5909 = 1182 (m2) Fcây xanh = 0,3  Fxd = 0,3  5909 = 1773 (m2)  Fsd = 5909 +2068 +1182 + 1773 = 10935 (m2) Thay số vào ta có: Ksd= = 0,64 Vậy hệ số sử dụng đất của nhà máy là 64%.

CHƯƠNG 9: KIỂM TRA SẢN XUẤT VÀ SẢN PHẨM

Kiểm tra chất lượng sản phẩm là vấn đề hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và sự sống còn của nhà máy. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng bán thành phẩm qua các công đoạn để cho quá trình sản xuất được liên tục và đảm bảo chất lượng tốt. Việc kiểm tra giúp giảm chi phí sản xuất đến mức thấp nhất để nhà máy có thể hoạt động ổn định và lâu dài. Chính vậy việc kiểm tra chất lượng sản phẩm rất quan trọng để đánh giá sự uy tín và tình hình phát triển của nhà máy. Đồng thời việc kiểm tra giúp người lãnh đạo và các cán bộ nhân viên tìm ra được những sai sót trong quá trình sản xuất để kịp thời tìm ra biện pháp ngăn chặn, tránh những rủi ro có thể xảy ra.

9.1 Kiểm tra đầu vào của nguyên liệu rỉ đường

Đối với rỉ đường phải đảm bảo về cảm quan dịch rỉ có màu nâu sáng, không có mặt của khuẩn lạc nấm mốc.

Có thể pha loãng và soi kính hiển vi để đảm bảo mật độ vi sinh vật trong đó là không quá 1 triệu vi sinh vật trên 1 gam rỉ đường.

9.2 Kiểm tra các công đoạn sản xuất

9.2.1 Xử lý nguyên liệu

Trong quá trình xử lý rỉ đường cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, pH đảm bảo tỉ lệ thích hợp giữa acid và môi trường để đảm bảo hiệu suất cho quá trình.

9.2.2 Pha chế dịch lên men

Cần kiểm tra tỉ lệ chất dinh dưỡng cho vào dịch trước khi đi thanh trùng.

Kiểm tra pH dung dịch trung tính để bảo đảm cho quá trình sau khi thanh trùng đem lên men ngay.

Phương pháp xác định đường khử[25]:

- Hút 3 ml dung dịch mẫu có chứa đường vào một ống nghiệm. - Thêm vào 1 ml thuốc thử DNS.

- Chuẩn bị ống thử không bằng cách thêm 1 ml thuốc thử DNS vào 3 ml nước cất. - Dùng một miếng nilon sạch bịt kín đầu ống nghiệm, đặc vào nồi nước đang sôi trong 5 phút.

- Làm lạnh về nhiệt độ phòng và đo độ hấp thụ OD ở bước sóng 540 nm. Dùng ống thử không để chuẩn độ truyền suốt về 100 %.

- Dựa vào đường chuẩn suy ra nồng độ đường có trong dung dịch. - Dựng đồ thị chuẩn:

+ Cân chính xác 1 g glucose (dạng khô không ngậm nước) hòa tan thành 200 ml với nước. Sử dụng bình định mức.

+ Hút lần lược 1, 2, 3, 4 và 5 ml dung dịch đường này vào 5 bình định mức 50 ml. Thêm nước cho đến vạch định mức.

+ Các dung dịch đường mới pha này có nồng độ glucose lần lược là 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 và 0,5 mg/ml.

+ Thực hiện phản ứng như trên .

+ Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến thiên giữa nồng độ đường và độ hấp thu OD 540 nm.

9.2.3 Lên men

Lên men là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất, quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy cần kiểm tra thường xuyên và nghiêm ngặt.

Để đảm bảo quá trình lên men đạt hiệu quả cao phải chú ý khống chế các điều kiện kỹ thuật đã nêu ở chương 3 như:

- Thiết bị lên men phải được vô khuẩn trước khi sử dụng, thường tiệt trùng bằng hơi quá nhiệt 2,5 - 3 at trong thời gian 3h.

- Nhiệt độ: 450C. - Áp suất: 1kg/cm2.

- pH duy trì ở khoảng bằng 5,5 - 6.

- Khi bọt nhiều phải tiếp dầu phá bọt để CO2 thoát ra dễ dàng. Các chế độ kiểm tra cần thiết trong giai đoạn này:

- Nhiệt độ, lượng không khí, áp suất phải kiểm tra thường xuyên có chiều hướng thay đổi phải chỉnh ngay.

- pH mỗi giờ kiểm tra một lần.

- OD đo độ đục trên máy so màu thường đo vào các giờ thứ 0; 4; 8; 12; 16.

Phương pháp xác định khả năng lên men nguồn carbohydrat[25]:

Cách tiến hành: Cấy vi khuẩn vào các ống nghiêm chứa môi trường có nguồn carbohydrate. Nuôi cấy 4 ngày ở nhiệt độ 37oC. Môi trường trước khi cấy có màu đỏ. Sau khi nuôi cấy môi trường ngả sang vàng tức là pH thay đổi nghiêng về phía acid, chứng tỏ sự lên men bởi vi khuẩn lactic đã xảy ra.

9.2.4 Công đoạn sau lên men

Cần kiểm tra pH của dịch sau lên men để đảm bảo pH ở 6 – 6,3 là đạt. Đo pH thu sinh khối vi khuẩn.

Đo pH của quá trình đồng hóa tế bào.

Kiểm tra nồng độ của sinh khối vi khuẩn sau khi li tâm, rửa, lọc TFF.

Phương pháp đosinh khối vi khuẩn [25]:

- Định lượng bằng buồng đếm

- Định lượng bằng phương pháp đếm gián tiếp

Cả 2 phương pháp trên đều phải tiến hành: lấy mẫu và pha loãng mẫu.

 Chuẩn bị mẫu:

+) Lấymẫu: Mẫu có tính chất đại diện, lượng mẫu lấy vừa phải, đủ để phân tích các đặc tính lý, hóa, sinh học. Dụng cụ lấy mẫu, chứa mẫu phải vô trùng.

Lấy mẫu xong phải phân tích ngay và không được để quá 24h. Mẫu lấy phải có nhãn ghi ký hiệu và ghi vào sổ những đặc điểm của mẫu, nơi thu mẫu.

+) Pha loãng mẫu: Mẫu ở trạng thái lỏng: Pha loãng mẫu theo dãy thập phân Chuẩn bị 2 bình hình nón có dung tích 250 ml.

Bình 1 chứa 90 ml nước cất vô trùng. Bình 2 đã vô trùng và không chứa gì.

 Tiến hành định lượng bằng phương pháp đếm gián tiếp

+) Dùng micropipette và đầu tip vô trùng hút 0,1ml dịch VSV lên bề mặt môi trường thạch đĩa trong không gian vô trùng

+) Dùng micropipette và đầu tip vô trùng hút 0,1ml dịchVSV lên bề mặt môi trường thạch đĩa trong không gian vô trùng

+) Mở đĩa Petri, dùng que trang gạt đều VSV trên bề mặt thạch. Trong khi gạt, xoay đĩa tới lui 3-4 lần, mỗi lần 1/2 chu vi cho dịch VSV được trải đều khắp trên bề mặt môi trường.

9.3 Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Dịch sinh khối phải đảm bảo các chỉ tiêu hoá lý sau: - Độ tinh khiết 95%.

- Mỗi thùng sản phẩm có thể tích 25 lít. Thùng nhựa chứa không bị hư hỏng, ẩm ướt.

- Dịch sinh khối phải được bảo quản ở nhiệt độ dưới 350C, ở điều kiện khô ráo. - Yêu cầu về hàm lượng các chất khác như sau[25]:

+ Chloride: Không vượt quá 0.1%

+ Cyanide: Không vượt quá 5 mg/kg + Chì: Không vượt quá 10 mg/kg + Sắt: Không vượt quá 10 mg/kg + Sulfate: Không vượt quá 0.25% + Phần cặn: Không vượt quá 0.1%.

CHƯƠNG 10: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH XÍ NGHIỆP 10.1 An toàn lao động

10.1.1 Tai nạn lao động và các nhóm yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài của các yếu tố nguy hiểm có thể gây chết người hoặc làm tổn thương hoặc làm phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột một lượng lớn chất độc gây chết người hoặc huỷ hoại chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể (nhiễm độc cấp tính) cũng được coi là tai nạn lao động.

Các nhóm yếu tố có tác động nguy hiểm đến người lao động trong quá trình sản xuất:

- Thuộc nhóm đầu bao gồm: các máy móc và cơ cấu chuyển động, các bộ phận di động của thiết bị không được bảo vệ tốt, các vật liệu di chuyển, thành phẩm, tăng nhiệt độ bề mặt của thiết bị, chi tiết, nguyên vật liệu, điện áp trong mạch điện, chập mạch có thể qua cơ thể người, mức tăng điện tĩnh, tăng áp suất quy định trong các bình hoạt động dưới áp suất...

- Nhóm thứ hai có quan hệ với các chất độc có thể gây thương tích khi xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, lớp da và đường tiêu hoá.

- Nhóm thứ ba bao gồm các chất sinh học, vi sinh vật và một số các sản phẩm hoạt hoá sinh học.

- Nhóm thứ tư kết hợp các yếu tố quá tải về lý học và tâm trạng thần kinh. Quá tải lý học có thể bao gồm quá tải động, quá tải tĩnh và quá tải kém động. Những tải trọng về tâm trạng thần kinh xuất hiện do trí óc quá mệt mỏi, do hoạt động đơn điệu và do sự xúc cảm cao.

10.1.2 Các biện pháp dự phòng đảm bảo an toàn

- Cần có bản hướng dẫn kỹ thuật an toàn vận hành được phác thảo riêng biệt cho mỗi loại thiết bị, công nghệ, cần nghiên cứu kỹ phù hợp với vị trí công tác của mọi thành viên.

- Những chất lỏng dễ cháy được bảo quản trong các bể cách nhiệt, tốt nhất là bảo quản dưới đất

- Không cho phép sử dụng không khí nén để tạo quá áp cho các chất lỏng dễ cháy từ thiết bị này vào thiết bị khác.

- Nước sản xuất trước khi xả vào hệ thống rãnh cần phải trung hoà, làm sạch dầu mỡ, nhựa và các hợp chất độc khác trong các thiết bị làm sạch.

- Để an toàn cần sơn các đường ống dẫn thành những màu dễ nhận biết theo nhóm các chất được vận chuyển: nước - màu xanh lá cây, hơi - màu đỏ, không khí -xanh, các chất khác (môi trường dinh dưỡng, chất lỏng canh trường, dung dịch enzim ...) - màu xám, các ống chữa cháy - đỏ.

- Khi phát hiện sự hỏng hóc của các thiết bị trên thì cần phải dừng lại để sửa chữa. - Các thiết bị chứa CO2 lỏng, khí nén phải đặt xa nơi đông người, có áp kế, rơ le

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất sinh khối vi khuẩn Lactic (Trang 113)