Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất sinh khối vi khuẩn Lactic (Trang 120)

Dịch sinh khối phải đảm bảo các chỉ tiêu hoá lý sau: - Độ tinh khiết 95%.

- Mỗi thùng sản phẩm có thể tích 25 lít. Thùng nhựa chứa không bị hư hỏng, ẩm ướt.

- Dịch sinh khối phải được bảo quản ở nhiệt độ dưới 350C, ở điều kiện khô ráo. - Yêu cầu về hàm lượng các chất khác như sau[25]:

+ Chloride: Không vượt quá 0.1%

+ Cyanide: Không vượt quá 5 mg/kg + Chì: Không vượt quá 10 mg/kg + Sắt: Không vượt quá 10 mg/kg + Sulfate: Không vượt quá 0.25% + Phần cặn: Không vượt quá 0.1%.

CHƯƠNG 10: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH XÍ NGHIỆP 10.1 An toàn lao động

10.1.1 Tai nạn lao động và các nhóm yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài của các yếu tố nguy hiểm có thể gây chết người hoặc làm tổn thương hoặc làm phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột một lượng lớn chất độc gây chết người hoặc huỷ hoại chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể (nhiễm độc cấp tính) cũng được coi là tai nạn lao động.

Các nhóm yếu tố có tác động nguy hiểm đến người lao động trong quá trình sản xuất:

- Thuộc nhóm đầu bao gồm: các máy móc và cơ cấu chuyển động, các bộ phận di động của thiết bị không được bảo vệ tốt, các vật liệu di chuyển, thành phẩm, tăng nhiệt độ bề mặt của thiết bị, chi tiết, nguyên vật liệu, điện áp trong mạch điện, chập mạch có thể qua cơ thể người, mức tăng điện tĩnh, tăng áp suất quy định trong các bình hoạt động dưới áp suất...

- Nhóm thứ hai có quan hệ với các chất độc có thể gây thương tích khi xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, lớp da và đường tiêu hoá.

- Nhóm thứ ba bao gồm các chất sinh học, vi sinh vật và một số các sản phẩm hoạt hoá sinh học.

- Nhóm thứ tư kết hợp các yếu tố quá tải về lý học và tâm trạng thần kinh. Quá tải lý học có thể bao gồm quá tải động, quá tải tĩnh và quá tải kém động. Những tải trọng về tâm trạng thần kinh xuất hiện do trí óc quá mệt mỏi, do hoạt động đơn điệu và do sự xúc cảm cao.

10.1.2 Các biện pháp dự phòng đảm bảo an toàn

- Cần có bản hướng dẫn kỹ thuật an toàn vận hành được phác thảo riêng biệt cho mỗi loại thiết bị, công nghệ, cần nghiên cứu kỹ phù hợp với vị trí công tác của mọi thành viên.

- Những chất lỏng dễ cháy được bảo quản trong các bể cách nhiệt, tốt nhất là bảo quản dưới đất

- Không cho phép sử dụng không khí nén để tạo quá áp cho các chất lỏng dễ cháy từ thiết bị này vào thiết bị khác.

- Nước sản xuất trước khi xả vào hệ thống rãnh cần phải trung hoà, làm sạch dầu mỡ, nhựa và các hợp chất độc khác trong các thiết bị làm sạch.

- Để an toàn cần sơn các đường ống dẫn thành những màu dễ nhận biết theo nhóm các chất được vận chuyển: nước - màu xanh lá cây, hơi - màu đỏ, không khí -xanh, các chất khác (môi trường dinh dưỡng, chất lỏng canh trường, dung dịch enzim ...) - màu xám, các ống chữa cháy - đỏ.

- Khi phát hiện sự hỏng hóc của các thiết bị trên thì cần phải dừng lại để sửa chữa. - Các thiết bị chứa CO2 lỏng, khí nén phải đặt xa nơi đông người, có áp kế, rơ le nhạy. Trước khi nén khí thì các thiết bị này phải được kiểm tra kỹ.

- Kho xăng, dầu, nguyên liệu phải đặt xa nguồn nhiệt. Trong kho phải có bình CO2

chống cháy và vòi nước để chữa lửa. Ngăn chặn người vô phận sự vào khu sản xuất và kho tàng. Không được hút thuốc lá trong kho tránh gây cháy nổ.

10.1.3 An toàn lao động trong công nghiệp vi sinh

Các axit, kiềm, muối và các loại vi sinh vật được sử dụng rộng rãi trong các xí nghiệp để sản xuất ra các chế phẩm hoạt hoá (vitamin, chế phẩm protein và enzim, nấm men gia súc...), chúng có thể gây nên những dị ứng cho công nhân và các chất phụ được sử dụng trong sản xuất dễ cháy và dễ nổ. Cho nên cần đặc biệt chú ý những vấn đề về an toàn lao động trong các xí nghiệp vi sinh.

Điều kiện chung về an toàn lao động. Chúng bao gồm những nhiệm vụ phát hiện và nghiên cứu thương tích do sản xuất, thảo ra những biện pháp làm tăng điều kiện lao động và các biện pháp vệ sinh sức khoẻ nhằm bảo đảm ngăn ngừa thương tích, các bệnh nghề nghiệp, các tai nạn, các đám cháy, vụ nổ trong xí nghiệp.

10.1.4 Máy lọc để làm sạch không khí và thu hồi bụi:

Sự nhiễm bẩn không khí xảy ra trong các phòng tập trung các loại thiết bị để cấy, lên men, sấy, nghiền... (những loại thiết bị này phải kín).

Để làm sạch không khí khỏi các chất nhiễm bẩn công nghiệp thường sử dụng các thiết bị thu gom các khí- bụi.Thiết bị để làm sạch các khí dễ bốc cháy hay các chất dễ nổ

10.1.5 An toàn thiết bị vận chuyển:

Máy bơm ly tâm được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Nó không nên được sử dụng trên các hoạt động bên ngoài khả năng thiết kế của họ. Ví dụ, nếu một máy bơm không được thiết kế để bơm chất lỏng dễ cháy hoặc ăn mòn thì trong mọi trường hợp bạn không nên làm như vậy.

Người vận hành phải đảm bảo phải có những kiến thức cơ bản khi sử dụng bơm ly tâm.Vì không có những kiến thức đúng đắn có gây ra các sự cố trong quá trình sản xuất cũng như sự an nguy của mọi người trong nhà máy, cần có những cảnh báo cho người khác nếu không biết cách vận hành hay xử lý khi có sự cố.

Kiểm tra đường hút xả để tránh tắc nghẽn do vật lạ xâm nhập hay đường ống bị ăn mòn làm giảm tốc độ bơm.

10.1.6 Ánh sáng

Đảm bảo ánh sáng cho nhà máy hoạt động tốt.

Các phòng và phân xưởng sản xuất phải có đủ ánh sáng cho công nhân làm việc. Bố trí đèn chiếu sáng đảm bảo không bị lấp bóng, khuất tối bên trong hoặc lóa mắt. Bố trí cửa đi và cửa sổ phù hợp để tận dụng ánh sáng tự nhiên.

10.1.7 An toàn về điện

Luôn có bảng cảnh báo nguồn điện hay các thiết bị liên quan về điện. Phải có hệ thống chuông điện báo và hệ thống đèn báo động.

Công nhân cơ, điện phải luôn được trang bị đồ bảo hộ lao động khi sửa chữa.

10.1.8 Phòng chống ồn và rung

Việc chống ồn và rung đóng vai trò rất quan trọng đối với nhà máy. Nó ảnh hưởng đến hiệu suất của máy móc, tuổi thọ của công trình, cảm xúc của công nhân dễ gây mệt mỏi, nhức đầu, giảm khả năng lao động.

Để hạn chế hay giảm thiểu tiếng ồn cần lắp rắp thiết bị chặt chẽ, có thiết bị cách âm ở khu vực có tiếng ồn cao,…

10.1.9 Phòng chống cháy nổ

Cần có những biện pháp kịp thời phát hiện và ngăn chặn nguy cơ cháy nổ. Luôn theo dõi các khu vực nhà máy, thiết bị đặc biệt là phân xưởng lò hơi. Không hút thuốc trong nhà máy.

Phải có những kĩ năng cơ bản khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

10.1.10 Chống sét

Thiết kế các cột thu lôi trên phân xưởng và các công trình khác của nhà máy để đảm bảo sự an toàn cho người lao động.

10.2 Bảo vệ môi trường:

Bảo vệ thiên nhiên và sử dụng hợp lý các nguồn dự trữ trong điều kiện khai thác triệt để là một trong những nhiệm vụ mang tính xã hội, kinh tế quan trọng của mỗi quốc gia.

Việc thu nhận các chế phẩm hoạt hoá sinh học có liên quan với sử dụng vi sinh vật khác nhau trong sản xuất. Phân tích các phế thải của xí nghiệp vi sinh vật đã khẳng định rằng: không khí và nước thải vào môi trường xung quanh cần phải tiến hành vô trùng.

Hệ thống bảo vệ môi trường xung quanh bao gồm các thiết bị làm sạch không khí thải, nước rửa thải.

10.2.1 Làm sạch không khí:

Không khí thải vào khí quyển bị nhiễm các tế bào vi sinh vật, bị nhiễm cát bụi của các protein và các sản phẩm khác của tổng hợp vi sinh, được tạo ra trong giai đoạn lên men. Để giảm bụi của khí thải, thường sử dụng các máy lọc khí.

10.2.2 Làm sạch nước thải:

Quá trình công nghệ thu nhận các sản phẩm vi sinh tổng hợp đòi hỏi phải sử dụng một lượng lớn nước, chính một lượng nước này bị nhiễm bẩn bởi các vi sinh vật độc hại, bởi các muối khoáng và các cấu tử hữu cơ.

Độ nhiễm bẩn của dòng nước được đánh giá theo hai chỉ số: COD và BOD (COD – lượng Oxy (mg) để oxy hoá hoàn toàn tất cả các chất nhiễm bẩn hoá học có trong một lít nước thải và BOD – lượng Oxy (mg), mà các vi sinh vật sử dụng để oxy hoá các chất hữu cơ có trong một lít nước thải).

10.3 Vệ sinh nhà máy

Vệ sinh nhà máy rất quan trọng đối với nhà máy sản xuất vaccine dịch tả. Cần có những tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt. Khi tiêu chuẩn vệ sinh không đảm bảo sẽ tạo cơ

hội cho vi sinh vật lạ xâm nhập vào nhà máy, ảnh hưởng đến sản xuất vaccinevà sức khỏe của công nhân .

10.3.1 Vệ sinh cá nhân của công nhân

Công nhân trực tiếp lao động trong phân xưởng sản xuất chính cần có những yêu cầu về vệ sinh:

- Luôn luôn mặc đồng phục nhà máy sạch sẽ, rửa sạch tay chân khi lao động, đội mũ, đeo khẩu trang, đi ủng và mang găng tay.

- Ở các phòng nhân giống, lên men hay ủ formalin cần phải khử trùng trước khi vào các phòng.

- Không mang bất kì thức ăn hay nước uống vào phân xưởng chính

-Tổ chức khám sức khỏe định kì 6 tháng/ lần cho công nhân để đảm bảo sự an toàn sức khỏe công nhân cũng như không làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy.

10.3.2 Vệ sinh máy móc, thiết bị

Máy móc, thiết bị làm việc sau mỗi ca cần làm sạch trước khi bàn giao lại cho công nhân ca tiếp theo.

Thiết bị lên men sau khi đạt thời gian yêu cầu cho công đoạn thì cần CIP làm sạch, chuẩn bị cho mẻ lên men tiếp theo.

10.3.3 Vệ sinh nhà máy, phân xưởng

Sau mỗi ca làm việc cần phải vệ sinh toàn bộ nhà máy, phân xưởng, tránh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

10.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và giải pháp khắc phục khi sản xuất vaccine

10.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất vaccine

Trong quá trình sản xuất các yếu tố luôn tác động đến quá trình sản xuất như con người, phương pháp sản xuất, máy móc,…

Hình 10. 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình sản xuất dịnh sinh khối 10.4.2 Giải pháp khắc phục trong sản xuất

Con người:

- Cần có ý thức vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe khi lao động trong nhà máy. - Tham gia khám sức khỏe do nhà máy yêu cầu.

- Phải báo cáo, xin nghỉ phép ngay cho cán bộ, cấp trên khi có việc gấp để đảm bảo được việc tổ chức phân công trong giờ làm việc.

- Phải có đủ những kiến thức chuyên môn về vị trí công việc cá nhân, có trách nhiệm đối với công việc chung của toàn nhà máy.

Phương pháp:

-Quản lý: Người lãnh đạo phải đưa ra các phương án phù hợp trong việc khắc phục các sự cố như máy móc có vấn đề tắc nghẽn, hư hỏng, không hoạt động làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất thì phải ngay lập tức tiến hành tạm dừng hoạt động thiết bị đang có sự cố sang thiết bị bổ sung. Đồng thời luôn theo dõi các chỉ tiêu yêu cầu trong sản xuất thông qua bộ phận KCS và đưa ra các chính sách khuyến khích làm việc cho người lao động như tăng số ngày nghỉ cho phép của mỗi cá nhân là12 ngày/năm, chính sách tăng lương, phần thưởng cho các cán bộ công nhân viên làm việc tăng ca hay có nhiều đóng góp lớn cho nhà máy,…

- Tổ chức: Cần có những buổi hội thảo đề ra phương án mới trong sản xuất hay chiến lược phát triển cho nhà máy trong tương lai. Vận động các nhân viên tham gia các hoạt động học hỏi, thực hành các kĩ năng chuyên môn của nhà máy …..

Máy móc:

-Khi máy móc, thiết bị đã hư hỏng, cũ kĩ: bộ phận kĩ thuật đưa ra phương án thay thế thiết bị và bổ sung.

Môi trường:

-Vấn đề cấp thiết của các nhà máy là môi trường, để giữ môi trường sạch sẽ cho phân xưởng cần phải tuân thủ các quy định về vệ sinh nhà máy.

-Lắp rắp thiết bị, máy móc chặt chẽ giảm độ rung, gây ồn ào cho phân xưởng. Nguyên liệu:

-Chất lượng nguyên liệu phải đảm bảo đủ các thành phần cần thiết cho nuôi cấy vi khuẩn, tinh khiết, không bị nhiễm các vi sinh vật lạ.

-Số lượng phải đảm bảo cung cấp đủ cho phục vụ sản xuất và nuôi cấy.

Việc đảm bảo chất lượng và số lượng nguyên liệu phải luôn theo dõi, phát hiện kịp thời khi nguyên liệu bị nhiễm các vi sinh vật lạ hay không đủ số lượng.

KẾT LUẬN

Qua một chặn đường dài tìm hiểu và thực hiện đồ án. Em đã hiểu được sự cần thiết trong việc xây dựng nhà máy sản xuất sinh khối vi khuẩn lactic đối với nền kinh tế. Việc xây dựng nhà máy sản xuất chế phẩm vi sinh này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghệ thực phẩm, công nghệ môi trường, nông nghiệp nuôi trồng thủy hải sản và đặt biệt phát triện một hướng đi mới trong ngành công nhiệp làm đẹp là sản xuất mỹ phẩm bằng vi khuẩn probiotic.

Việc xây dựng các nhà máy công nghệ sinh học trong đó có ngành công nghệ sản xuất sinh khối vi khuẩn lactic sẽ giúp nền kinh tế trong nước giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập, giảm bớt gánh nặng chi phí đầu vào, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm nội địa so với các sản phẩm ngoại nhập tương đồng khác.

Xây dựng các nhà máy công nghệ sinh học như nhà máy sản xuất sinh khối vi khuẩn lactic sẽ tạo ra môi trường làm việc cho nhiều lao động trong nước, đây chính là mấu chốt để lĩnh vực công nghệ sinh học trong nước phát triển bền vững như chiến lược đã được đề ra trong những năm gần đây.

Qua quá trình thực hiện đồ án, em đã biết cách chọn lựa quy trình sản xuất phù hợp với yêu cầu của mục đích sử dụng, nắm được các quy tắc cơ bản trong việc tính toán, thiết kế nhà máy, lựa chọn vị trí đặt nhà máy, cũng như việc bố trí sắp xếp thiết bị trong nhà máy sao cho quá trình vận hành đơn giản, ít tốn nhân công. Bên cạnh đó cũng hiểu được vai trò của việc đánh giá và giám sát chất lượng sản phẩm, và các quy tắc an toàn lao động trong nhà máy.

Đà Nẵng, ngày 16 tháng 03 năm 2022 Sinh viên thực hiện

Ngô Kha Quý

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

TP.HCM,1996.

[3] N.Đ.Lượng, Vi sinh vật công nghiệp – tập 2, Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM,1996.

[4] B. Ái. Công nghệ lên men ứng dụng trong công nghệ thực phẩm. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh, 2003.

[5] N. L. Dũng, Vi sinh vật học,Nhà xuất bản Giáo Dục, 2000.

[6] L.N. Trung, Giáo trình Quá trình và thiết bị truyền chất, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, 2013

[7] L.V. Hoàng, Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp,

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất sinh khối vi khuẩn Lactic (Trang 120)