CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Dữ liệu nghiên cứu
- Dữ liệu sơ cấp: Tự điều tra, phỏng vấn: Điều tra tại các Sở, ngành cấp tỉnh, phòng, ban, đơn vị liên quan của huyện, UBND xã và đơn vị thụ hưởng dự án. Phỏng vấn các cán bộ quản lý ĐTXDCB tại huyện, cán bộ quản lý, theo dõi, tham gia trực tiếp công trình xây dựng; Nhóm đối tượng thụ hưởng công trình XDCB (UBND các xã, thị trấn, một số cá nhân đại diện cho nhân
dân, người hưởng lợi).
- Dữ liệu thứ cấp được lấy từ từ các báo cáo công tác tài liệu thống kê hàng năm, bao gồm: các chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết đầu tư phát triển của Nhà nước và của tỉnh, hyện; báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện hàng năm, các cuộc điều tra khảo sát, bài báo và công trình nghiên cứu, số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh, UBND huyện Thạch Hà, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Ban Quản lý các dự án XDCB của huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, thông tin từ các Website và các tài liệu thứ cấp khác.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng mô hình SWOT:
- Mô hình phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc lập kế hoạch đầu tư XDCB, đảm bảo tính minh bạch, thực hiện trách nhiệm của Chủ đầu tư của các dự án, đảm bảo sự tham gia của người dân trong việc tổ chức thực hiện việc quản lý dự án đấu tư XDCB trên địa bàn huyện Thạch Hà.
- Mô hình SWOT được mô tả như sau:
S W
Cơ hội Thách thức
O T
Hình 2.1. Mô hình SWOT
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Trong mô hình trên, “S” và “W” là các yếu tố từ bên trong của tổ chức,
“O” và “T” là các vấn đề bên ngoài tác động tới tổ chức, cụ thể:
S: Strength: Điểm mạnh, là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng. W: Weakness: Điểm yếu, điểm khuyết; có thể cải thiện điều gì? công việc nào mình làm tồi nhất? cần tránh làm gì? phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy.
O: Opportunity: Cơ hội, thời cơ, là những sự việc bên ngoài không thể kiểm soát được, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại nhiều cơ hội thành công; cơ hội tốt đang ở đâu? xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp.
T: Threat: Mối đe dọa, thách thức (các trở ngại), là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực cho sự nghiệp, mức độ ảnh hưởng của chúng còn tùy thuộc vào những hành động ứng biến, nó bao gồm: những trở ngại đang phải.
Phương pháp này để tìm ra các điểm mạnh điểm yếu của việc tổ chức thực hiện, quản lý các dự án đầu tư, làm rõ hiệu quả quản lý, kết quả đạt được; thông qua các hoạt động này sẽ cho chúng ta biết cách phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế, đồng thời nắm bắt cơ hội, đưa ra cách
thức vượt qua trở ngại trong việc đảm bảo tính kế hoạch, tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của tổ chức, cá nhân trong quá trình tổ chức thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn huyện Thạch Hà.
Phương pháp phân tích, so sánh: phân tích tương quan giữa các yếu tố liên quan đến đề tài, so sánh số liệu giữa các năm nhằm đánh giá cho việc đề xuất các giải pháp.