CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
4.3.1. Cải tiến và hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về quản lý
lý đầu tư XDCB
luật đầu tư hiện hành, đối chiếu với yêu cầu bố trí, quản lý, sử dụng có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Kịp thời ban hành các văn bản cụ thể hóa, hướng dẫn thi hành và chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản luật có liên quan đến đầu tư XDCB như: Luật Xây dựng; Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư… bảo đảm tính nhất quán, minh bạch, ổn định, rõ trách nhiệm và chế tài cụ thể, công khai các quy định pháp luật và trong quá trình thực hiện; bảo đảm tính hợp lý trong mối quan hệ giữa Trung ương, địa phương, giữa các Bộ tổng hợp và các Bộ quản lý ngành, giữa các Bộ và UBND tỉnh.
- Nghiên cứu bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách
Tập trung hoàn thiện theo hướng loại bỏ dần tình trạng khép kín trong hoạt động đầu tư, tách chức năng quản lý Nhà nước với việc tổ chức thực hiện; người quyết định đầu tư không đồng thời là chủ đầu tư; UBND các cấp nên thành lập các Ban quản lý dự án chuyên trách, mang tính chuyên nghiệp; cần quản lý chặt chẽ chủ đầu tư trong việc thành lập Ban quản lý dự án, quy định rõ tiêu chuẩn các Ban quản lý về mặt năng lực chuyên môn đảm bảo theo đúng các quy định, tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực quản lý.
- Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong quản lý đầu tư xây dựng UBND ban hành quy chế phối hợp liên ngành trong công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, công tác thanh tra, kiểm tra tạo ra đồng bộ, vừa khắc phục tình trạng lỗ hổng trong quản lý ðối với một số lĩnh vực vừa tránh sự chồng chéo vừa gây khó khăn cho các cơ quan quản lý và cả các đơn vị thực hiện.
- Xây dựng đơn giá, định mức phù hợp cơ chế thị trường
Việc thông báo giá vật liệu đến hiện trường xây lắp có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những phản ánh trung thực giá trị của sản phẩm xây dựng cơ bản mà còn đòi hỏi phản ánh kịp thời giá trị đó và tránh tình trạng tiêu cực trong quá trình thực hiện đầu tư.
chính thực hiện việc thống báo giá vật liệu đến hiện trường xây lắp theo tháng phải thường xuyên, kịp thời và chính xác, kịp thời. Khoảng từ ngày 01 đến 05 tháng sau phải ra thông báo cho tháng trước. Không để tình trạng sau nhiều tháng mới thông báo gây khó khăn trong việc nghiệm thu thanh toán cho chủ đầu tư và các nhà thầu. Nghiêm cấm việc duyệt giá vật liệu hoặc thông báo giá vật liệu đến hiện trường xây lắp đến từng công trình, địa điểm cụ thể vì dễ lãng phí vốn đầu tư của Nhà nước và không công bằng đối với các nhà thầu.
UBND huyện cần kiến nghị Sở Xây dựng và các ngành xây dựng định mức cho những công tác chưa có trong hệ thống định mức của Bộ Xây dựng và các Bộ chuyên ngành công bố; đặc biệt là hiện nay nhiều máy móc thi công hiện đại chưa được các Bộ, Ngành công bố để thuận lợi cho việc lập dự toán, nghiệm thu thanh quyết toán của chủ đầu tư và các đơn vị thi công; tạo thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
- Tăng cường quản lý Nhà nước trong quản lý các Chương trình dự án trên địa bàn.
+ Tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút đầu tư, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn bằng nhiều hình thức, chú trọng công tác cải cách hành chính và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển bền vững.
+ Các ngành, các cấp cần tích cực vận động các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, như nguồn vốn bổ sung có mục tiêu, nguồn Trung ương đầu tư qua các bộ, ngành trên địa bàn, nguồn ODA.... Chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư và xây dựng trong tất cả các khâu: củng cố và sắp xếp lại các Ban quản lý dự án, tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát, nhất là giám sát của nhân dân; nâng cao hiệu quả điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
+ Tập trung nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, kỷ luật hành chính, hiệu quả hoạt động của Bộ máy nhà nước các cấp; Triển khai tốt Chương trình CCHC trên cơ sở Chương trình tổng thể CCHC 10 năm tới. Tập
trung rà soát thủ tục hành chính, thực hiện tốt Đề án 30 theo kế hoạch, đảm bảo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Tăng cường kiểm tra đánh giá nâng cao chất lượng một cửa, một cửa liên thông. Rà soát, tăng cường phân cấp. Tổ chức sơ kết Chỉ thị 35 của Ban thường vụ Tỉnh ủy, qua đó tiếp tục các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công chức, viên chức, gắn với chuyển đổi vị trí công tác theo tinh thần Nghị định 158/NĐ-CP của Chính phủ. Xây dựng quy chế đánh giá công chức và đẩy mạnh cải cách tài chính công, nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin theo kế hoạch. Tổ chức chỉnh huấn cán bộ về trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao, nhất là cán bộ xã, nhằm nâng cao năng lực cán bộ, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; phải xử lý nghiêm những cán bộ không phát huy vai trò, trách nhiệm được giao.
+ Đổi mới nội dung và hình thức thi đua, phát động phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn, góp phần giữ vững ổn định chính trị địa phương.