Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 104 - 110)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn

4.3.7. Các giải pháp khác

4.3.7.1. Công tác cải cách thủ tục hành chính

- Về thủ tục hành chính: Trong những năm qua, bằng nhiều giải pháp cụ thể, UBND đã chỉ đạo các phòng, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn về cải cách thủ tục hành chính và tạo điều kiện cho Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Để giữ vững và phát huy lợi thế, cần tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính trong thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, công tác đấu thầu, cấp giấy chứng nhận đầu tư, cấp giấy đăng ký kinh doanh, tiếp cận đất đai, cấp phép xây dựng và các thủ tục khác liên quan đến đầu tư cho doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân.

4.3.7.2. Đẩy mạnh chiến lược thu hút đầu tư

Đẩy mạnh hình thức hợp tác đầu tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng theo các hình thức hợp đồng BT, BOT, BTO quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ-CP, Nghị định số 24/2011/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định 15/2015 của Chính phủ, đặc biệt là khuyến khích khu vực dân doanh tham gia thực hiện theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO, BT các dự án xây dựng và vận hành quản lý công trình kết cấu hạ tầng mới hoặc dự án cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành, quản lý các công trình hiện có trong các lĩnh vực đường bộ, cầu đường bộ, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải, nhà máy điện, đường dây tải điện.

Tóm tắt chương 4

Trên cơ sở định hướng phát triển về kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn 2015-2020 tác giả đã đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở huyện Thạch Hà gồm: hoàn thiện cơ chế chính sách, các giải pháp về công tác quy hoạch, kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư XDCB, kiểm soát việc sử dụng vốn đầu tư, cải cách hành chính, đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

KẾT LUẬN

Đầu tư XDCB là một lĩnh vực khá phức tạp, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều quy định khác nhau, đặc biệt phải xử lý đa dạng các mối quan hệ dân sự, quan hệ hành chính và nhiều mối quan hệ khác.

Nội dung quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm: xây dựng quy hoạch, kế hoạch hóa vốn đầu tư XDCB từ NSNN; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế dự án đầu tư XDCB từ NSNN; Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế dự toán; lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án đầu tư; giám sát chất lượng, nghiệm thu xác định khối lượng XDCB hoàn thành, nghiệm thu công trình; Quản lý việc thanh toán, quyết toán, kiểm tra, kiểm soát,

Tại huyện Thạch Hà, việc quy hoạch, kế hoạch hóa và phân cấp quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN ngày càng rõ ràng và mở rộng hơn; Các thủ tục quản lý vốn đầu tư xây dựng ngày càng được cải cách theo hướng đơn giản, thông thoáng hơn; Công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN ngày càng được chú trọng hơn; Quản lý việc huy động và chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua các năm đều tăng theo hướng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thạch Hà; kết quả đạt được của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã góp phần vào việc khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB từ NSNN, nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thạch Hà thời gian qua.

Nguyên nhân của hạn chế trong việc quản lý đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Thạch Hà, như: Công tác quy hoạch, kế hoạch hóa vốn đầu tư XDCB từ NSNN điều chỉnh nhiều lần; việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, quản lý công tác đấu thầu còn nhiều hạn chế; việc triển khai thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN diễn ra chậm, lãng phí, thất thoát, hiệu quả không cao; tình hình nợ đọng vốn đầu tư XDCB từ NSNN vượt quá khả năng của ngân sách. Thanh kiểm tra vừa thừa, vừa thiếu, vừa

trồng chéo, vừa sơ hở.

Thông qua đề xuất định hướng cho việc quản lý đầu tư XDCB từ NSNN, luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Thạch Hà trong thời gian tới gồm giải pháp kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên và nhóm giải pháp của các cơ quan quản lý tại huyện Thạch Hà.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011. Văn bản số 7356/BKHĐT-TH ngày 28/10/2011 về việc Hướng dẫn thực hiện chỉ thị của TTCP về tăng cường quản lý đầu tư từ NSNN và TPCP. Hà Nội.

2. Bộ Tài chính, 2011. Thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước. Hà Nội.

3. Bộ Xây dựng, 2009. Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng về việc quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Hà Nội.

4. Chi cục Thống kê huyện Thạch Hà, 2011, 2012, 2013. Niên giám thống kê huyện Thạch Hà. Hà Tĩnh.

5. Chính phủ, 2007. Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Hà Nội.

6. Chính phủ, 2009. Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Hà Nội. Hà Nội.

7. Chính phủ, 2009. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Hà Nội.

8. Chính phủ, 2009. Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng. Hà Nội.

9. Chính phủ. 2011. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn TPCP. Hà Nội.

10.Chính phủ 2011. Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Hà Nội.

11.Chính phủ 2013. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. Hà Nội.

12.Chính phủ, 2013. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Hà Nội.

13.Nguyễn Văn Chọn, 2003. Kinh tế đầu tư xây dựng. Hà Nội: Nhà xuất bản

xây dựng.

14.Nguyễn Thành Đồng, 2014. Quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh. Luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế-Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội.

15.1Hội đồng nhân dân huyện Thạch Hà, 2010, 2011, 2012, 2013. Nghị quyết về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh hàng năm.

Hà Tĩnh.

16.Hội đồng nhân dân huyện Thạch Hà, 2010, 2011, 2012, 2013. Nghị quyết về phân bổ dự toán thu, chi ngân sách và bố trí vốn đầu tư phát triển hàng năm. Hà Tĩnh.

17.Tạ Văn Khoái, 2009. Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế - Học viện Chính

trị - Hành chính quố gia Hồ Chí Minh.

18.Ngô Thắng Lợi, 2008. Hoạch định phát triển kinh tế - xã hội: Lý luận và thực tiễn Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học KTQD.

19.Quốc hội, 2002. Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002. Hà Nội.

20.Quốc hội, 2005. Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Hà Nội.

21. Quốc hội, 2003. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003. Hà Nội. 22.Quốc hội, 2009. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật liên quan

đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009. Hà Nội.

24.Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh, 2010, 2011, 2012, 2013. Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm. Hà Tĩnh

25.Nguyễn Hồng Sơn, Phan Huy Đường (đồng chủ biên) 2013. Giáo trình Khoa học quản lý. Hà Nội: Nhà xuất bản ĐHQG.

26.Trần Văn Sơn, 2010. Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách địa phương. Luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế-Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội.

27.Nguyễn Thị Minh Tâm, 2004. Vai trò của tài chính với thúc đẩy chuyển

dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập. Tạp chí nghiên cứu kinh tế. số 311, Tháng 4/2004.

28.Cấn Quang Tấn, 2007. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý. Luận án Tiến sĩ kinh tế - Học viện Tài chính.

29.Lê Toàn Thắng, 2012. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị - Đại

học Quốc gia Hà Nội.

30.Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012. Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế. Hà Nội: Nhà xuất bản ĐHQG.

31.UBND tỉnh Hà Tĩnh, 2010. Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 11/10/2010 về việc ban hành Quy định một số nội dung về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công tình sử dụng nguồn vốn Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Hà Tĩnh

32.UBND tỉnh Hà Tĩnh, 2011. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015. Hà Tĩnh

33.UBND tỉnh Hà Tĩnh, 2011. Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh quy định một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Hà Tĩnh

34.UBND tỉnh Hà Tĩnh, 2011. Văn bản số 3900/UBND-TH ngày 14/11/2011 về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg và Văn bản số 7356/BKHĐT-TH. Hà Tĩnh

35.UBND tỉnh Hà Tĩnh, 2012. Quyết định số 2024/QĐ-UBND ngày 17/7/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc công bố các thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong Bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Hà Tĩnh

36.UBND huyện Thạch Hà, 2010, 2011, 2012, 2013. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm. Hà Tĩnh

37.UBND huyện Thạch Hà, 2010, 2011, 2012, 2013. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh hàng năm. Hà Tĩnh

38.UBND huyện Thạch Hà, (Dự thảo lần thứ 6) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạch Hà đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Tĩnh

39.Ngô Doãn Vịnh, 2005. Bàn về phát triển kinh tế. Hà Nội: NXB chính trị quốc gia.

40.Viện chiến lược phát triển kinh tế, 2000. Việt Nam tầm nhìn 2020. Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)