Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 76 - 82)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4. Các thành công, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý nhà nước về công tác

3.4.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Những tồn tại:

Bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian vừa qua, không thể phủ nhận việc quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn còn nhiều hạn chế.

Một là: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN nhất là quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng chi tiết còn thiếu, không đồng bộ hoặc đã quá cũ, lạc hậu. Một số quy hoạch vừa mới lập và phê duyệt đã phải sửa đổi, bổ sung. Quy hoạch xây dựng không đồng bộ, chất lượng quy hoạch thấp; quy hoạch không phù hợp với điều kiện thực tế dẫn đến khi thực hiện dự án gây tốn kém, lãng phí và giảm hiệu quả đầu tư của dự án. Việc phối kết hợp giữa ngành với ngành, giữa ngành với cấp trong việc lập quy hoạch còn hạn chế, trình độ của đơn vị tư vấn lập quy hoạch chưa cao, do đó có những quy hoạch vừa mới duyệt xong đã phải điều chỉnh lại. Quy hoạch xây dựng xã chưa được quan tâm, hầu hết các xã chưa có quy hoạch chi tiết, đến hết năm 2013 mới cơ bản hoàn thành quy hoạch nông thôn mới, riêng thị trấn Thạch Hà (trung tâm hành chính, kinh tế - xã hội của huyện) đến nay vẫn chưa có quy hoạch chi tiết.

Công tác quản lý qui hoạch còn buông lỏng; việc phân công, phân cấp không rõ ràng, thiếu một khung pháp lý đầy đủ cho việc lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch, thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn thống nhất về các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch, thiếu kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch.

Nhiều đơn vị, cá nhân chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác quy hoạch. Việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình lập quy hoạch ngành, vùng, lưu vực chưa thống nhất, thiếu sự phối hợp nên xảy ra

tình trạng quy hoạch chồng chéo và không ăn khớp giữa quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, lưu vực.

Các quy hoạch trước khi phê duyệt không tổ chức để lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia và người dân; quy hoạch sau khi phê duyệt chưa công bố rộng rãi để các tổ chức, cá nhân được biết và thực hiện theo quy hoạch

Hai là, Vốn bố trí cho công trình thiếu và chậm, nợ đọng XDCB còn khá lớn (31 xã, thị trấn nợ 48 tỷ, huyện nợ 9 tỷ), chưa có giải pháp hiệu quả trả nợ, còn phụ thuộc vào tiền bán đất. Tiến độ giải ngân đầu tư XDCB chậm đã dẫn đến thi công một số công trình chậm do không có nguồn kinh phí để thực hiện như: hạ tầng Cụm Thương mại, dịch vụ ngã tư Thạch Long (trên 40 tỷ đồng), tuyến Đê Hữu Phủ từ K10-K19 (192 tỷ đồng), Tuyến đê Hữu Nghèn khởi công tư năm 2008 đến nay chưa hoàn thành (120 tỷ đồng), Đường Tỉnh lộ 21, Đê Hữu Nghèn (khởi công từ năm 2011 đến nay chưa hoàn thành), vốn bố trí cho công trình thiếu và chậm, nợ đọng XDCB còn khá lớn (31 xã, thị trấn nợ 48 tỷ, huyện nợ 9 tỷ), chưa có giải pháp hiệu quả trả nợ, còn phụ thuộc vào tiền bán đất; việc quyết toán các dự án hoàn thành theo quy định chậm, chưa nghiêm túc, hồ sơ tồn đọng còn nhiều (31 xã, thị trấn: 140 hồ sơ, huyện 11 hồ sơ) thậm chí có hồ sơ từ năm 2000 chưa được quyết toán. Hồ sơ tồn đọng còn nhiều (31 xã, thị trấn: 140 hồ sơ, huyện 11 hồ sơ) thậm chí có hồ sơ từ năm 2000 chưa được quyết toán gây thoát vốn, tiền ngân sách.

Ba là: Các ngành kiểm tra giám sát chưa có kế hoạch tổng thể trong việc kiểm tra, mạnh ngành nào thì ngành đó thực hiện, chủ đầu tư phải tiếp nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra, trong một thời điểm gây khó khăn cho hoạt động xây dựng của chủ đầu tư, nhưng hiệu quả giám sát kiểm tra lại thấp.

Trong quá trình giám sát đầu tư chưa nghiêm túc thực thi công vụ, việc giám sát đầu tư chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế xã hội, mà việc đánh giá hiệu quả chỉ dựa vào hiệu quả trong dự án đầu tư đã đưa ra, chính vì điều này mà các dự án không được uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của

dự án. Mặt khác không có tư liệu để cho việc quy hoạch ngành, lĩnh vực trong thời gian tới. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là ngành kế hoạch đầu tư chưa có quy trình chi tiết về giám sát đầu tư, chưa có đủ đội ngũ cán bộ tinh thông trong việc giám sát chính vì thế mới phải mời liên ngành tham gia giám sát, hiệu quả không cao.

Trong kiểm tra, thanh tra cán bộ thực thi còn thái độ cố gắng tìm ra những vấn đề sai của đơn vị thi công và chủ đầu tư để thỏa thuận những lợi ích kinh tế cho mình, nếu thỏa thuận được thì những việc khuất tất được bỏ qua, chính vì vậy mới có hiện tượng đoàn kiểm tra sau khi phát hiện những vấn đề lớn tồn tại mà đoàn kiểm tra trước không phát hiện được.

3.4.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại.

- Chất lượng công tác quy hoạch còn thấp, hiện tượng khá phổ biến là thiếu phối hợp trong các bộ phận công việc như quy hoạch làm đường giao thông thiếu kết hợp với quy hoạch hệ thống lưới điện, cấp nước, thoát nước… dẫn đến công việc chồng chéo, phá đi, làm lại gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư và tài sản khác. Những thiếu sót trong công tác quy hoạch đã dẫn đến lãng phí cho công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng công trình để sau phải dỡ bỏ hoặc sử dụng không hết công suất là hiện tượng khá phổ biến song chậm được khắc phục.

- Việc cho phép lập và tiến hành thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư trên địa bàn không căn cứ vào kế hoạch tổng thể và phát triển các dự án, không cân đối được khả năng huy động vốn từ các kênh, chính vì việc duyệt dự án tràn lan dẫn đến những dự án được duyệt hoặc đã được khởi công nhưng không có vốn thanh toán. Những vấn đề này tạo nên bức xúc về tình trạng nợ đọng XDCB và nhiều dự án nằm trong tình trạng “treo”. Việc thẩm định và phê duyệt dự án không năm trong quy hoạch, dẫn đến tình trạng mất cân đối về các mặt của đời sống kinh tế - xã hội và đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đối với dự án được đầu tư;

Công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn chậm, nhiều vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ các chương trình, dự án, nhất là tại các công trình trọng điểm. Một số địa phương, đơn vị chưa tập trung cho công tác GPMB, còn buông lỏng, đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm, như tuyến đường tỉnh lộ 27 phải tổ chức cưỡng chế GPMB làm chậm tiến độ thi công , đường vào Khu hành chính, Hồ Khe Giao bàn giao mặt bằng chậm,...

Trình độ chuyên môn về quản lý dự án đầu tư của các đơn vị được phân cấp chưa đáp ứng được yêu cầu, độ ngũ cán bộ còn thiếu. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư và xây dựng ở các các xã, thị trấn vừa thiếu vừa yếu kém về trình độ; một số phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có chức năng quản lý Nhà nước về dự án đầu tư xây dựng như phòng Hạ tầng - Kinh tế, phòng Tài chính - Kế hoạch có thời điểm không có cán bộ có trình độ Đại học chuyên ngành về xây dựng, hoặc bố trí người không phù hợp (có một số thời điểm); việc chấp hành quy định về chế độ báo cáo tình hình thực hiện các công trình XDCB, báo cáo giám sát đánh giá đầu tư của các chủ đầu tư với các cơ quan quản lý Nhà nước còn thiếu và chậm

Tổ chức bộ máy quản lý các dự án còn nhiều hạn chế. Những năm gần đây việc thành lập các Ban quản lý dự án được tổ chức theo 2 dạng: Chuyên trách hoặc không chuyên trách (kiêm nhiệm). Ban quản lý dự án chuyên trách (Ban A) cán bộ còn mỏng, chất lượng kém. Ban A được UBND huyện thành lập từ năm 2003, nhưng chỉ có 01 Trưởng ban, 01 phó ban, và 01 kế toán, 02 cán bộ Hợp đồng nên chất lượng quản lý không cao, hồ sơ thực hiện chậm, công trình không được quyết toán theo quy định.

Ban quản lý dự án chuyên trách chỉ tập trung ở cấp huyện song bên cạnh đó còn rất nhiều Ban quản lý riêng lẻ (kiêm nhiệm, giai đoạn 2008-2013 tồn tại 15 ban). Tại các xã, thị trấn thì chỉ có BQL kiêm nhiệm. ổn định, do hạn chế về số lượng người được bố trí trong ban (3 đến 5 người, thiếu tính chuyên nghiệp. Ban quản lý dự án chuyên trách (Ban A) cán bộ còn mỏng,

chất lượng kém. Ban A được UBND huyện thành lập từ năm 2003, nhưng chỉ có 01 Trưởng ban, 01 phó ban, và 01 kế toán, 02 cán bộ Hợp đồng nên chất lượng quản lý không cao, hồ sơ thực hiện chậm, công trình không được quyết toán theo quy định.

Trên thực tế việc giao cho các Ban quản lý dự án làm chủ đầu tư chưa khoa học, chưa có quy chế trong việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư. Nhiều cơ quan không có chuyên môn về xây dựng (trường học, bệnh viện, các trung tâm, xã, thị trấn,…) nhưng vẫn giao chủ đầu tư dẫn đến quản lý hoạt động đầu tư gặp rất nhiều khó khăn; Những tồn tại trên làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ xây dựng, chất lượng công trình và hiệu quả quản lý đầu tư phát triển trên địa bàn.

- Công tác đấu thầu trong xây dựng mới chỉ là hợp thức hóa thủ tục. Trong công tác đấu thầu hiện nay rất ít dự án được thực hiện lành mạnh, đấu thầu chỉ là hợp thức hóa Luật và Nghị định về đấu thầu xây dựng. Chứng minh rõ nhất cho quan điểm này là việc đơn vị thi công nào, nếu khai thác được nguồn vốn cho dự án, thì đơn vị thi công đó sẽ trúng thầu dự án trong tương lai. Về hình thức đấu thầu tính cạnh tranh chưa cao, đấu thầu mới chỉ là hình thức hợp lý hóa, chưa đúng theo nội dung của quy chế đấu thầu.

- Trách nhiệm của một số chủ đầu tư còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chưa tập trung chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra tiến độ triển khai các dự án; có lúc còn khoán trắng cho các đơn vị tư vấn và thi công trong quán trình lập hồ sơ, triển khai dự án; thậm chí còn buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm dẫn đến một số hậu quả cả về chất lượng và tiến độ các công trình, dự án.

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước của huyện đầu tư cho XDCB còn ít, phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ của cấp trên nên địa phương rất khó khăn và không chủ động trong việc xây dựng kế hoạch hằng năm.

Các nội dung của Chương 3 bao gồm phân tích, tổng quan về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và huyện nói riêng những nhân tố đã làm ảnh hưởng đến quản lý đầu tư trên địa bàn, thực trạng về quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Thạch hà giai đoạn 2011 – 2013, những thành công, tồn tại và nguyên nhân để nhằm định ra các phương hướng, giải pháp khắc phục, tăng cường công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thạch Hà đạt hiệu lực, hiệu quả tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo.

CHƯƠNG 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TẠI HUYỆN THẠCH HÀ

4.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thạch Hà đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)