CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2. Phương hướng phát triển các kết cấu hạ tầng trọng điểm
Quan điểm chung để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng như sau:
- Đầu tư kết cấu hạ tầng cần gắn liền với nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phải có bước đi hợp lý theo từng thời kỳ, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với khả năng các nguồn lực cho phép. Đối với một số khu vực cần thiết, phải định hướng đầu tư theo xu thế phát triển và đô thị hóa chung của tỉnh cũng như của khu vực Bắc Trung Bộ.
- Ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng bức xúc, có tính đột phá, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhanh, trong đó tập trung vào phát triển giao thông nông thôn, thuỷ lợi, lưới điện, trường học và thiết chế văn hoá cơ sở.
- Đầu tư kết cấu hạ tầng được phân bổ công bằng, họp lý. - Đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng,
4.2.1. Hệ thống giao thông
Đường bộ: phát triển các trục giao thông theo dự kiến của tỉnh được thực hiện qua địa bàn huyện và cải tạo, nâng cấp các trục giao thông như sau: Nâng cấp QL 1A từ Hà Nội - Vinh - (đoạn qua Thạch Hà) - thành phố Hà Tĩnh đi các tỉnh phía Nam sẽ hoàn thành vào đầu năm 2014; Nâng cấp Tỉnh lộ 2 Phù Việt - Ngã ba Đồng Lộc, Quy mô đường cấp IV đồng bằng; Nâng cấp Tỉnh lộ 17 nối TP Hà Tĩnh - Thạch Hà - Hương Khê, Quy mô đường cấp III đồng bằng; Nâng
cấp đường Thị trấn - Thạch Hương dài 10,45km, Quy mô đường cấp IV đồng bằng; Nâng cấp tỉnh lộ 20 (Thạch Long - Đò Điệm) dài 4,8km, Quy mô đường cấp IV đồng bằng; Làm mới đường Hàm Nghi kéo dài nối đường tỉnh lộ 21 dài 6,5km, Quy mô đường cấp III đồng bằng; Xây dựng thêm các điểm dừng, đỗ xe ở khu vực: xã Thạch Hải (VT 1&2) và Lê Khôi - Quỳnh Viên, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Trị, trạm dừng xe ngã tư Thạch Long (quy mô 30,000m2), đền Thánh Mẫu (xã Ngọc Sơn), đền Nen, đền Kim Liên (xã Thạch Tiến), khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (xã Việt Xuyên) mỗi khu khoảng 1,500m2; Bến xe: TT TP Hà Tĩnh khu vực Thạch Đài tổng diện tích 40,000m2 trong đó giai đoạn 1 là 10,000m2);
Ngoài ra, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường liên xã, đường trục chính các xã, đường liên thôn xóm, đường giao thông nội đồng, đường nội xóm theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới,
4.2.2. Hệ thống thủy lợi
Tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp và cứng hóa hệ thống đê thủy lợi từ nay đến năm 2015 một số đê như đê Hữu Nghèn, Hữu Phủ, Kè sông Cày, đê biển, Các hệ thống về cấp nước phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh.
4.2.3. Hệ thống cấp điện
Tập trung đầu tư nguồn và lưới điện truyền tải nhất là các trạm biến áp 110 kV, đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định cho địa phương nhất là tại các khu công nghiệp,
Đầu tư, nâng cấp, cải tạo hệ thống tiêu thoát lũ, tăng khả năng tích trữ nước, chống xâm nhập mặn ở các hệ thống sông Đô Bang, Hữu Ngạn, Hoàng Hà, Vách Nam, Rào Trẻn, Nước Bạc, Cầu Sú…và các hồ đập gắn với việc chủ động ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu tác động trực tiếp tới địa phương,
Khẩn trương hoàn thành xây dựng các trạm biến áp đang thực hiện, gồm các trạm:
- Trạm Thạch Long 220/110/22kV - 250MVA, Thời kỳ đến năm 2015:
- Nâng công suất trạm Thạch Hà 110/22kV - 2x 63MVA, - Nâng cấp trạm 220kV Thạch Khê 250MVA lên 2x250MVA, Thời kỳ đến năm 2020:
- Xây dựng mới trạm 220 KV Thạch Khê 2 X125; trạm 110 KV và đường dây 110 KV phục vụ khai thác mỏ sắt Thạc Khê, trạm 110 KV Thạch Hà II cấp điện cho nhà máy tuyển quặng.
Tiếp tục đầu tư, chuẩn bị công suất và mạng truyền tải tới các khu vực phát triển mới, các khu công nghiệp tập trung, các khu đô thị mới và khu vực nông thôn hiện đại vào thời kỳ tiếp theo.
4.2.4. Hệ thống cấp nước, thoát nước
* Về cấp nước: Phấn đấu đến năm 2015, có 80-90% số dân toàn huyện
được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh môi trường, Đến năm 2020, toàn bộ dân cư của huyện sử dụng nước sạch. Đề xuất tỉnh cho phép xây dựng 01 nhà máy nước quy mô 2,000-3,000m3/ngày/đêm phục vụ nhu cầu sử dụng nước sạch cho người dân Thạch Hà, Triển khai đúng lộ trình nhà máy nước Thạch Trị, hệ
thống cấp nước sạch xã Thạch Bàn, Thạch Đỉnh,…
* Về thoát nước: Chú trọng đầu tư để đảm bảo nước thải sinh hoạt và
công nghiệp được xử lý 100% trước khi thải ra sông, suối, Tại các khu đô thị và các cụm công nghiệp, cần nghiên cứu xây dựng tách hệ thống thoát nước mưa riêng, nước thải riêng để có thể xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam
và giảm chi phí xử lý nước thải.
4.2.5. Mạng lưới bưu chính, viễn thông và thông tin liên lạc
* Bưu chính: Hoàn thành phổ cập dịch vụ; mở rộng hoạt động cung cấp
dịch vụ bưu chính theo hướng ứng dụng rộng rãi mọi lĩnh vực, Ứng dụng công nghệ hiện đại, triển khai tự động hoá trong khai thác, chấp nhận và ứng dụng
* Viễn thông và thông tin liên lạc: Xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng
cùng đầu tư và chia sẻ hạ tầng, cho phép nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuê hạ tầng mạng. Các dịch vụ dữ liệu, ứng dụng sẽ chiếm phần lớn doanh thu viễn thông, nhu cầu khách hàng thời kỳ này sử dụng các dịch vụ giải trí, truyền
hình theo yêu cầu và tiếp cận dịch vụ dễ dàng. 4.2.6. Hạ tầng cụm công nghiệp và du lịch
Theo quy hoạch phát triển CN-TTCN, quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030 huyện Thạch Hà sẽ tập trung phát triển công nghiệp tại các khu vực chính:
+ Công nghiệp khai thác và chế biến quặng sắt tại khu vực mỏ sắt Thạch Khê. + Công nghiệp phụ trợ cho khu vực khai thác quặng sắt tại cụm công nghiệp Thạch Khê, cụm công nghiệp Phù Việt.
+ Công nghiệp chế biến nông lâm sản tại cụm công nghiệp Lưu Vĩnh phụ vụ mục tiêu xây dựng NTM.
Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm lấp đầy các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thương mại, dịch vụ hiện có. Tạo điều kiện để các cụm công nghiệp trên địa bàn có điều kiện phát triển nhanh và hiệu quả. Mở rộng diện tích cụm công nghiệp Phù Việt đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.
Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp gắn với các trục giao thông quan trọng và hình thành các điểm đô thị mới. Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh sản phẩm và hiệu quả sản xuất.