Đổi mới công tác tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư, quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 95 - 102)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn

4.3.5. Đổi mới công tác tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư, quản

lý chất lượng các công trình

4.3.5.1. Chủ trương đầu tư

Cần tập trung đầu tư các công trình then chốt thuộc hạ tầng xã hội, các dự án quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế, các dự án có tính khả thi cao về vốn, có lợi thế về tài nguyên. Kiên quyết đình hoãn, giãn tiến độ hoặc cắt giảm các dự án có quy mô lớn thiếu tính khả thi về vốn và hiệu quả kinh tế, xã hội thấp để giảm gánh nặng cho NSNN và cho toàn bộ nền kinh tế.

4.3.5.2. Công tác GPMB, Hỗ trợ tái định cư

Làm tốt và triển khai nhanh công tác GPMB.

- Xây dựng chính sách đền bù thỏa đáng phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của các bên có liên quan.

+ Xây dựng đơn giá bồi thường phải đảm bảo lợi ích của các hộ bị di chuyển sao cho phù hợp với đơn giá thị trường tại thời điểm di chuyển. Mức giá bồi thường cần tính đến yếu tố điều tiết của Nhà nước khi đất đai khi thu hồi phục vụ hoạt động dịch vụ nhà đất trên cơ sở bảo đảm lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp;

+ Về cơ chế bồi thường cần quan tâm đến yếu tố khác như: Hỗ trợ mất việc, hỗ trợ do thiệt hại về kinh doanh, hỗ trợ di chuyển một cách thỏa đáng… + Áp dụng cơ chế giá bồi thường không phân biệt nguồn vốn tham gia đầu tư vào dự án.

- Nâng cao chất lượng của Hội đồng giải phóng mặt bằng

ở khâu kiểm đếm tài sản trên đất, đo đạc, xác định loại đất chính xác, lịch sử đất bị thu hồi, áp dụng đơn giá đền bù. Khâu này đòi hỏi cán bộ làm việc hết sức công minh, chính xác, đồng thời phải có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn liên quan đến dự án.

Cần thành lập Hội đồng GPMB chuyên trách để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án trong phạm vị địa giới hành chính của mình; Hội đồng GPMB hoạt động chuyên trách và có tăng cường thêm cán bộ ở các phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện hoặc mời thêm của các Sở, Ban, Ngành trực thuộc UBND tỉnh (với các dự án có tính chất liên huyện); các thành viên trong hội đồng nhất thiết phải có cán bộ có chuyên ngành về lĩnh vực địa chính, xây dựng, luật.

4.3.5.3. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt DAĐT, quản lý chi phí đầu tư

- Hoàn thiện quy trình thẩm định, phê duyệt dự án

Xây dựng quy trình hợp lý và gắn trách nhiệm cá nhân, tiêu chuẩn hóa những tiêu chuẩn, quy phạm trong thiết kế để từ đó các đơn vị tư vấn lập, các cơ quan thẩm định thiết kế căn cứ vào đó để áp dụng và thẩm định. Việc tiêu chuẩn hóa này phải cụ thể cho từng loại hình công trình, từng cấp công trình.

Những vấn đề về khối lượng phát sinh do lỗi của những tổ chức, đơn vị vì không tính toán kỹ lưỡng trong quá trình lập, thẩm định phải được quy trách nhiệm và có những hình thức kỷ luật rất cụ thể để nâng cao trách nhiệm đối với từng cá nhân, đơn vị tham gia. Đặc biệt đối với những đơn vị tư vấn do tính toán không đúng gây ra phát sinh ảnh hưởng đến việc quản lý dự án cần có chế tài xử phạt bằng tiền.

Tăng cường công tác thẩm định thiết kế, kết cấu công trình đặc biệt là việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với từng loại, từng cấp công trình, có như vậy mới tránh được lãng phí vốn đầu tư XDCB trong khâu thiết kế.

- Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư gắn với cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn.

rõ việc phân công, phân cấp cho UBND cấp huyện, xã phê duyệt các dự án đầu tư thuộc ngân sách cấp mình, có kèm theo mức vốn đầu tư của dự án. Nâng cao và gắn trách nhiệm của người phê duyệt dự án, trách nhiệm của người phê duyệt dự án phải được thể hiện ở những tiêu chí bắt buộc như:

+ Trách nhiệm của người phê duyệt dự án, khi dự án được duyệt không nằm trong quy hoạch được duyệt, nhằm tránh được việc đầu tư manh mún, kém hiệu quả trong đầu tư;

+ Trách nhiệm của người duyệt dự án đầu tư trong việc phê duyệt quy mô của dự án không phù hợp với nhu cầu thực tế sử dụng, đặc biệt là những dự án xây dựng các trụ sở của các ngành dọc, trên cơ sở đó rà soát lại định mức sử dụng của từng loại hình dự án; trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng dự án đầu tư phát huy hiệu quả thấp hoặc không phát huy hiệu quả;

+ Trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án khi chưa xác định được rõ nguồn vốn đảm bảo cho việc thi công hoàn thành dự án, gây nên tình trạng nợ đọng ngân sách kéo dài;

+ Trách nhiệm của người quyết định đầu tư khi để tình trạng phải điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư nhiều lần.

+ Trách nhiệm của người phê duyệt dự án trong việc bảo đảm thẩm quyền trên cơ sở tính đồng bộ các hạng mục công trình trong dự án đầu tư, tránh hiện tượng xé lẻ hạng mục ra để phê duyệt.

Đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp xã, thực trạng đội ngũ cán bộ tham mưu ở cấp xã không có chuyên môn về lĩnh vực xây dựng, chính vì cần có quy định việc thuê các công ty tư vấn có năng lực để thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật.

Công khai hóa danh sách dự án đầu tư trong tương lai: Dự án đầu tư được phê duyệt có tính khả thi trước hết các cấp, các ngành phải có danh sách những dự án sẽ được đầu tư trong tương lai, trong đó những dự án này phải nằm trong quy hoạch được duyệt và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan công sở, như vậy sẽ chống được việc chạy

vốn của các chủ đầu tư, tránh được tình trạng mạnh ai người ấy làm.

Cơ quan chuyên môn, cán bộ thẩm định phải đủ quy định rõ, phải có đủ năng lực về các chuyên ngành, tránh được những hiện tượng lấy mức vốn tối đa để khống chế các chỉ tiêu cơ bản của dự án nhằm tránh vấn nạn tổng dự toán vượt tổng mức đầu tư.

Vấn đề về thời gian thẩm định dự án: Để các dự án đều được đối xử công bằng trong thời gian thẩm định cần quy định và áp dụng nghiêm ngặt giấy giao nhận hồ sơ thẩm định, việc giải trình làm rõ hồ sơ cần phải có biên bản qua đó tránh được tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà của cán bộ, cõ quan thẩm định, qua đó sẽ phát hiện được những dự án đã quá thời gian quy định của cấp có thẩm quyền.

4.3.5.4. Công tác đấu thầu

- Thực hiện việc đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu, hạn chế tối đa hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế. Hình thức đấu thầu rộng rãi sẽ hạn chế rất nhiều vấn đề thông thầu vì trường hợp một nhà thầu đã biết được thông tin của dự án cũng không thể có sức để thương thuyết với tất cả các nhà thầu muốn tham dự và mặt khác nếu sử dụng kinh phí để thương thuyết thì hiệu quả kinh doanh cũng không đáp ứng được chi phí tiêu cực phải bỏ ra;

- Áp dụng cơ chế giảm giá ngay trong quá trình xác định giá gói thầu:

Hiện nay giá gói thầu thường được xây dựng trên cơ sở bằng với giá dự toán được phê duyệt, để nâng cao hiệu quả khi tổ chức đấu thầu khi xây dựng giá gói thầu cần đưa ra một tỷ lệ giảm giá so với giá dự toán. Như vậy trong trường hợp có tình trạng thông thầu thì vẫn tiết kiệm được khoản kinh phí trong giá trúng thầu;

- Ngăn chặn thông tin rò rỉ và thông thầu trong quá trình đấu thầu. Đây là một vấn đề thuộc về ý thức của con người, nên khó phát hiện và ngăn chặn bằng những biện pháp cụ thể, nhưng về một góc độ nào đó có thể hạn chế bằng những biện pháp như phê duyệt dự toán và giá gói thầu cùng một thời

điểm mở thầu; các văn bản phê duyệt dự toán, phê duyệt giá gói thầu chỉ phát hành rộng rãi ra bên ngoài khi đã thực hiện xong việc mở thầu như vậy sẽ hạn chế bớt lượng thông tin bị rò rỉ.

4.3.5.5. Quản lý thi công xây dựng công trình

- Về tổ chức thi công xây lắp: Thông qua công tác đấu thầu xây lắp, công tác thi công xây lắp các công trình dự án đầu tư từ NSNN được giao cho các tổ chức có tư cách pháp nhân, có năng lực, kinh nghiệm đảm nhận. Quá trình, quy trình, quy phạm trong thi công xây lắp, nghiệm thu công trình cũng như xử lý các vấn đề phát sinh được đảm bảo, tuân thủ thực hiện theo quy định của nhà nước. Đối với các công trình lớn, trọng điểm việc kiểm tra thì nghiệm vật liệu trước khi thi công đã được chú trọng và tổ chức nghiệm thu theo từng giai đoạn. Trong quá trình xây lắp, lắp đặt thiết bị thi công và thi công đảm bảo thực hiện yêu cầu về an toàn lao động, nâng cao chất lượng công trình.

- Về quản lý chất lượng công trình: Chất lượng các công trình đầu tư xây dựng từ NSNN luôn là vấn đề nổi cộm và đòi hỏi phải được quan tâm một cách chặt chẽ. Trong thời gian qua, việc quản lý chất lượng các công trình dự án đầu tư bằng NSNN trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ từ tỉnh cho đến huyện. Các cơ quan quản lý chuyên ngành đã thực sự vào cuộc và bố trí đội ngũ cán bộ chuyên môn theo dõi, giám sát chất lượng xây dựng. Sở Xây dựng đã thành lập Phòng quản lý chất lượng và Trung tâm kiểm định chất lượng. Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý chuyên trách góp phần đưa công tác giám sát vào nề nếp và từng bước nâng cao chất lượng công trình. Đối với cấp huyện, việc kiểm tra kiểm soát, giám sát chất lượng các công trình đầu tư xây dựng được chú trọng và bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm chịu trách nhiệm theo dõi lĩnh vực này.

4.3.5.6. Công tác giải ngân, thanh quyết toán vốn đầu tư

Định kỳ rà soát, đánh giá tình hình thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư, xử lý kiên quyết các dự án triển khai chậm để điều chuyển kế

hoạch vốn cho các dự án cấp bách, các dự án triển khai nhanh, có khối lượng hoàn thành lớn nhưng đang còn thiếu vốn.

Đẩy mạnh công tác quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo các chủ đầu tư, các Ban Quản lý dự án tập trung hoàn thiện hồ sơ và thực hiện công tác quyết toán dự án đầu tư theo đúng quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính và Thông tư 28/2012 của Bộ Tài chính.

4.3.5.7. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân, thanh toán vốn đầu tư.

- Khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục đầu tư và xây dựng, thông thường 6 tháng đầu năm hầu hết các chủ dự án tập trung vào việc thuê tư vấn thiết kế - lập tổng dự toán; tổ chức đấu thầu. Riêng việc đấu thầu công trình nhóm C có chủ dự án triển khai mất 2, 3 tháng làm cho thời gian khởi công chậm lại. Để khắc phục vấn đề này kiến nghị nghị cấp có thẩm quyền khi phê duyệt dự án ngoài việc khống chế thời gian từ lúc thực hiện đến khi công trình hoàn thành cần có tiến độ chi tiết cho từng giai đoạn như: thời gian cho việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án; thời gian tổ chức xong đấu thầu…

- Khẩn trương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao cho đơn vị thi công, đây là việc tiền đề cho việc thực hiện dự án. Để giải quyết được vấn đề này, trên cơ sở chế độ chính sách Nhà nước chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ UBND cấp huyện nơi xây dựng công trình để thực hiện công tác GPMB.

- Cơ quan cấp phát, cho vay phải đảm bảo đúng tiến độ thời gian, thực hiện nghiêm túc, công khai quy trình cấp phát thanh toán; trường hợp trong quá trình thanh toán vốn có những sai sót thì tách phần đó riêng, cho thanh toán ngay phần đủ điều kiện. Khắc phục nghịch lý vốn Nhà nước còn tồn đọng mà nhà thầu cần vốn mà ách tắc chậm trễ.

Trường hợp chủ đầu tư không làm hoặc chần chừ làm quá chậm thủ tục nghiệm thu thanh toán cho nhà thầu khi nhà thầu đủ điều kiện thì phải quy trách nhiệm vật chất cho chủ đầu tư.

quan quản lý như Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước báo, Phòng TCKH huyện cáo trình người quyết định đầu tư điều chuyển vốn cho các công trình khác đã có khối lượng hoàn thành, tránh tình trạng dự án thừa vốn, dự án thiếu vốn.

4.3.5.8. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng quyết toán dự án

Quyết toán dự án hoàn thành là khâu cuối cùng rất quan trọng của quá trình đầu tư vốn, nó quyết định giá trị của công trình đối với người sử dụng. Do đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển là thời gian dài nhiều yếu tố liên quan đến giá thành sản phẩm lại biến động, việc quản lý, theo dõi phức tạp, nhất là trong điều kiện chúng ta xác định kinh tế quốc doanh là chủ đạo, các sản phẩm đầu tư xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước là chính … nên việc xác định đúng giá trị đích thực của sản phẩm đầu tư xây dựng trong cơ chế quản lý hiện hành là việc rất khó khăn.

Vì vậy tình trạng chủ đầu tư và nhà thầu đề nghị quyết toán cao hơn giá trị đích thực, công trình xây dựng hoàn thành chưa được quyết toán, quyết toán chậm đang là phổ biến, nhất là các dự án thuộc cấp xã quản lý. Cần khắc phục tình trạng công trình đưa vào sử dụng là xong công việc, các cấp chính cần chỉ đạo các ngành, các đơn vị trực thuộc rà soát nắm chính xác số lượng dự án đầu tư hoàn thành bằng vốn Nhà nước đến nay chưa được duyệt quyết toán theo quy định, để có giải pháp xử lý. Đối với dự án mới hoàn thành cần hướng dẫn chủ đầu tư và nhà thầu lập báo cáo quyết toán theo chế độ trong thời gian quy định. Cơ quan tài chính, cán bộ trực tiếp được giao nhiệm vụ thẩm tra quyết toán phải có năng lực, trình độ chuyên môn về quản lý đầu tư xây dựng để phát hiện ra những sai sót có thể do khách quan hay chủ quan của chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị tư vấn tham gia thực hiện dự án.

4.3.5.9. Công tác quản lý chất lượng công trình

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. Làm tốt công tác bảo hành, bảo trì và nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình.

Các cơ quan quản lý đầu tư và xây dựng, các chủ đầu tư, các nhà thầu phải chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi thường xuyên chất lượng của sản phẩm từ tư vấn đến thi công xây lắp và cung cấp thiết bị. Công trình có chất lượng kém, trách nhiệm trước tiên thuộc về chủ đầu tư.

Phòng quản lý Xây dựng tăng cường công tác thanh tra chất lượng các công trình xây dựng do tỉnh quản lý; phát hiện, báo cáo UBND những sai phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)