Các quy định pháp lý về hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 45 - 48)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước

3.2.1. Các quy định pháp lý về hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước

Nhà nƣớc

3.2.1. Các quy định pháp lý về hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nƣớc nƣớc

Cùng với việc ghi nhận chính thức một trong những chức năng quan trọng của KBNN là thực hiện quản lý NQNN tại Quyết định số 108/2009/QĐ- TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính (hiện nay là Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/05/2015 thay thế Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg), Chính phủ, Bộ Tài chính đã giao cho KBNN triển khai thực hiện cải cách công tác quản lý NQNN. Quyết định số 138/2007/QĐ- TTg ngày 21/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 đã đề ra 8 chương trình cải cách; trong đó, có chương trình về cải cách quản lý ngân quỹ và tập trung vào một số nội dung như:

Đổi mới công tác quản lý ngân quỹ KBNN nhằm quản lý ngân quỹ KBNN an toàn và hiệu quả; xây dựng và vận hành tài khoản thanh toán tập trung của KBNN để quản lý ngân quỹ của toàn hệ thống KBNN; phát triển hệ thống các công cụ phục vụ công tác quản lý ngân quỹ; thực hiện mô hình Kho bạc chuyên quản lý ngân quỹ, thực hiện quản lý ngân quỹ và luồng tiền, đầu tư ngân quỹ; thực hiện thanh toán, hạch toán, cung cấp thông tin, báo cáo liên quan đến công tác quản lý ngân quỹ (Thủ tướng Chính,2007)

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2016, KBNN đã triển khai từng bước công tác cải cách quản lý ngân quỹ theo phương châm vừa hoàn thiện thể chế vừa xây dựng các công cụ quản lý, xây dựng tổ chức bộ máy, đào tạo nguồn nhân lực để tiếp cận dần phương thức quản lý NQNN hiện đại. Đối với hoàn thiện thể chế, ngày 25/6/2015 Quốc hội đã thông qua Luật NSNN năm 2015, trong đó tại Điều 62 quy định: “KBNN quản lý tập trung, thống nhất ngân quỹ nhà nước để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của NSNN và các đơn vị giao dịch tại KBNN; bảo đảm quản lý an toàn và sử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước; Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước” (Quốc hội, 2015,trang 42).

Thực hiện quy định tại Luật NSNN năm 2015 nêu trên, KBNN đã xây dựng và báo cáo Bộ trình Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 quy định chế độ quản lý NQNN; trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 314/2016/TT-BTC ngày 28/11/2016 hướng dẫn một số điều tại Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016, Thông tư số 315/2016/TT- BTC ngày 30/11/2016 quy định về quản lý và sử dụng tài khoản của KBNN mở tại NHNN Việt Nam và các ngân hàng thương mại.

Tại Nghị định số 24/2016/NĐ-CP đã quy định các nghiệp vụ quản lý ngân quỹ nhà nước: Dự báo luồng tiền, tài khoản thanh toán tập trung, sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi và bù đắp NQNN tạm thời thiếu hụt, quản lý rủi ro đối với hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước,.... (Chính phủ, 2016)

Đồng thời, theo quy định của Nghị định số 24/2016/NĐ-CP, các hoạt động sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi bao gồm các hoạt động được xếp theo thứ tự ưu tiên sử dụng như sau (Chính phủ,2016):

+ Tạm ứng cho ngân sách trung ương(Chính phủ, 2016). + Tạm ứng cho ngân sách cấp tỉnh(Chính phủ, 2016).

+ Gửi có kỳ hạn các khoản NQNN tạm thời nhàn rỗi tại các ngân hàng thương mại có mức độ an toàn cao theo xếp hạng của NHNN Việt Nam; trong đó, ưu tiên gửi tại ngân hàng thương mại có tính an toàn cao hơn, khả năng thanh khoản tốt hơn và có mức lãi suất cao hơn(Chính phủ, 2016).

+ Mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ(Chính phủ, 2016). - Thời hạn sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi:

+ Tối đa không quá 01 năm đối với việc sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi để tạm ứng cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh. Trường hợp ngân sách trung ương hoặc ngân sách cấp tỉnh khó khăn, nguồn thu không đáp ứng đủ các nhu cầu chi theo kế hoạch, được gia hạn tạm ứng với thời hạn tối đa không quá 01 năm; việc gia hạn tạm ứng do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở đề nghị của KBNN, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc như việc quyết định một Khoản tạm ứng mới (Chính phủ, 2016).

+ Tối đa không quá 03 tháng đối với các Khoản sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi liên quan đến hoạt động tiền gửi có kỳ hạn tại các Ngân hàng thương mại, mua lại có kỳ hạn Trái phiếu Chính phủ (Chính phủ, 2016).

Ngoài ra, Nghị định số 24/2016/NĐ-CP còn quy định biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được bù đắp từ các nguồn sau:

- Phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt (Chính phủ, 2016).

- Thu hồi trước hạn các khoản đang gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại (Chính phủ, 2016).

Việc phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt có các kỳ hạn tối đa không quá 03 tháng. Toàn bộ số tiền thu

được từ việc phát hành tín phiếu kho bạc bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh khoản của KBNN.

Cho đến thời điểm hiện tại (tính đến hết năm 2016), KBNN đang tổ chức thực hiện hoạt động sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi như tạm ứng NQNN cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh; gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại, hoạt động mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ chưa được tiến hành do cần có thời gian xây dựng quy trình quản lý ngân quỹ nhà nước, triển khai hệ thống Giao dịch trái phiếu. Đối với công tác tạm ứng NQNN cho NSNN, KBNN đã xây dựng và trình Bộ dự thảo Thông tư quy định về tạm ứng NQNN cho NSNN (thay thế Thông tư số 162/2012/TT-BTC và Thông tư số 62/2015/TT-BTC) đảm bảo cụ thể hóa các quy định của Nghị định số 24/2016/NĐ-CP về công tác tạm ứng NQNN cho NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)