CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.4. Đẩy mạnh phát triển và áp dụng công nghệ thông tin
Trong điều kiện thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xây dựng chính phủ điện tử theo lộ trình kế hoạch của Chính phủ và Bộ Tài chính, với triển khai và vận hànhtrên toàn quốc (42 Bộ ngành, cơ quan Tài chính và KBNN các cấp ) thành công dự án hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS), Hệ thống công nghệ thông tin của hệ thống KBNN đã được hiện đại hóa phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhưng để hoàn thành chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 cũng như thực hiện tốt chức năng quản lý NQNN, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, KBNN cần tập trung một số nội dung sau:
- Tiếp tục đầu tư, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đường truyền, máy chủ, hệ thống dự phòng, giải pháp bảo mật nhằm đáp ứng nhu cầu cho việc triển khai diện rộng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, trong mọi thời điểm phải đảm bảo hiệu năng của hệ thống, tính chính xác và an toàn của các giao dịch.
- Xây dựngcác chương trình ứng dụng về quản lý NQNN để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, giảm thiểu việc xử lý thủ công các giao dịch, như:
+ Chương trình ứng dụng dự báo luồng tiền vào/ra; + Chương trình ứng dụng quản lý rủi ro NQNN;
+ Chương trình ứng dụng đầu tư NQNN (sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi, xử lý NQNN tạm thời thiếu hụt);
Ngoài ra, cần xây dựng kho dữ liệu quản lý dữ liệu về quản lý ngân quỹ nhà nước, trong đó quản lý, lưu trữ toàn bộ số liệu về quản lý ngân quỹ nhà nước qua các thời kỳ.
Qua kho dữ liệu này, KBNN có thể tra cứu, phân tích, tổng hợp dữ liệu lịch sử phục vụ yêu cầu quản lý ngân quỹ nhà nước trong kỳ hiện tại, kỳ dự báo, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân quỹ nhà nước.
Tại mỗi chương trình ứng dụng quản lý ngân quỹ nêu trên, cần xây dựng giao diện với các chương trình ứng dụng liên quan phục vụ việc trao đổi, kết nối danh mục, dữ liệu.
- Triển khai áp dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử định danh đến từng người sử dụng có vai trò kiểm soát. Việc sử dụng chữ ký số đã được cấp phép hoặc được chứng nhận an toàn sẽ đảm bảo các giao dịch điện tử đi từ KBNN là của chính KBNN không phải giả mạo (tính chống từ chối) và không bị thay đổi trên đường truyền thông (tính toàn vẹn dữ liệu).
- Hoàn chỉnh cấu trúc dữ liệu đảm bảo tính phù hợp giữa các hệ thống ứng dụng trong nội bộ KBNN và các ứng dụng kết nối với các hệ thống ứng dụng của hệ thống ngân hàng. Thực hiện quy chuẩn, đồng bộ, thống nhất về định dạng thông tin quản lý NSNN với các thông tin nghiệp vụ thanh toán của hệ thống ngân hàng, đảm bảo không có sự khác biệt trong theo dõi thông tin quản lý, để tăng khả năng tự động hóa trong trao đổi thông tin, thanh toán, tránh những sai sót có thể xảy ra.