Hoàn thiện tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 89 - 92)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực chất lượng

lƣợng cao

4.2.5.1. Đối với KBNN

thực hiện theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo lộ trình cải cách hành chính và hiện đại hóa hoạt động KBNN. Trung tâm thanh toán được thiết lập với sự tham gia của cán bộ/bộ phận quản lý, kiểm soát, điều hành các hệ thống thanh toán; cán bộ/bộ phận thực hiện quản lý tài khoản tập trung của KBNN tại ngân hàng (NHNN, NHTM) và cán bộ/bộ phận tin học thực hiện nhiệm vụ quản trị, vận hành hệ thống, xử lý các sự cố kỹ thuật,....

Về trước mắt, thực hiện chuyển nhiệm vụ quản lý các tài khoản thanh toán tổng hợp toàn hệ thống (của KBNN tại NHNN, NHTM) từ Sở giao dịch KBNN về Cục Kế toán nhà nước, để thống nhất đầu mối quản lý tài khoản tổng hợp này và công tác quản lý, kiểm soát, điều hành các hệ thống thanh toán toàn hệ thống đối chiếu, kiểm tra số liệu kế toán, thanh toán toàn quốc, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài khoản thanh toán tổng hợp toàn hệ thống, cũng như công tác quản lý, kiểm soát hệ thống thanh toán của toàn hệ thống nói chung. Khi đó, Sở giao dịch KBNN có điều kiện tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức thu NSNN, kiểm soát và thanh toán các khoản chi NSNS và các nhiệm vụ được Bộ Tài chính, KBNN giao theo quy định.

Về lâu dài, việc hình thành Trung tâm thanh toán cần đặt trong bối cảnh và lộ trình chung của việc tổ chức lại các đơn vị (Vụ, Cục) thuộc KBNN ở trung ương theo hướng tập trung quản lý, điều hành, thực hiện đồng bộ và đầy đủ chức năng về quản lý ngân sách, quản lý ngân quỹ, quản lý nợ Chính phủ và Tổng kế toán nhà nước theo Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của KBNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Đồng thời với nhiệm vụ hoàn thiện chức năng, mô hình tổ chức bộ máy thì cần thiết phải thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực phục vụ

cho sự nghiệp phát triển KBNN cũng như công tác quản lý ngân quỹ, với các nội dung cụ thể như sau:

- Tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ, đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác quản lý ngân quỹ, đòi hỏi cán bộ có tư cách, phẩm chất đạo đức, có tâm huyết và trách nhiệm với công việc, có năng lực chuyên môn cao, được đào tạo và bồi dưỡng, am hiểu và nắm vững tình hình hình kinh tế, xã hội cũng như cơ chế, chính sách của nhà nước.

- Thường xuyên tiến hành đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đối với các cán bộ liên quan đến công tác quản lý ngân quỹ như tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, thực hành các ứng dụng về quản lý ngân quỹ quy trình, nghiệp vụ ngân hàng, quản lý đầu tư, quản lý rủi ro, xây dựng và quản lý hợp đồng,….

- Tăng cường hợp tác quốc tế, cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm để tiếp thu có chọn lọc các kinh nghiệm quản lý ngân quỹ tiên tiến, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.

4.2.5.2. Đối với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

Khi Quốc hội thông qua Luật sửa đổi Luật quản lý nợ công (do thống nhất đầu mối quản lý nợ công giao cho Bộ Tài chính thực hiện tại nội dung 4.2.1 nêu trên), Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo thẩm quyền thực hiện rà soát lại các văn bản pháp lý (Nghị định của Chính phù, Quyết định của Bộ trưởng) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của hai Bộ nêu trên, các đơn vị thuộc hai Bộ liên quan đến nhiệm vụ quản lý nợ công, để ban hành các văn bản pháp lý sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Theo đó, thực hiện xắp xếp lại bộ máy, nhân sự theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trên nguyên tắc: một việc chỉ giao cho một cơ quan, một người chủ trì chịu trách nhiệm chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)