CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến quản lý ngân quỹ
hiệu quả nguồn NQNN tạm thời nhàn rỗi này để tạo nguồn thu bù chi và cân bằng dòng tiền ra, vào.
4.2. Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc
Trên cơ sở thực hiện chiến lược của KBNN đến năm 2020, trên cơ sở dự báo tình hình phát triển của xã hội nhất là từ thực trạng quản lý ngân quỹ nhà nước thời gian qua (các tồn tại, hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của các tồn tại, thiếu sót trong quản lý ngân quỹ nhà nước) để hoàn thiện hơn công tác này cần thực hiện các giải pháp sau đây. Trong đó, đối với KBNN từng cấp, căn cứ các quy định hiện hành của Bộ Tài chính, Tổng giám đốc KBNN quy định chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị KBN các cấp (thuộc, trực thuộc KBNN), các đơn vị KBNN từng cấp sẽ thực hiện giải pháp thuộc nhiệm vụ của cấp mình được giao tương ứng:
4.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến quản lý ngân quỹ quỹ
- Để thống nhất đầu mối quản lý nợ công đối với khoản vay nước ngoài, tránh tình trạng quản lý nợ công còn phân tán, chồng chéo, phối hợp
chưa chặt chẽ, dẫn đến công tác theo dõi, tổng hợp báo cáo, quyết toán, thống kê, đặc biệt không gắn kết giữa việc vay nợ, phân bổ, sử dụng vốn NS với việc cân đối ngân sách và trả nợ công, ảnh hưởng đến công tác điều hành NQNN; đồng thời góp phần cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, cần sửa đổi Luật Quản lý nợ công năm 2009 theo hướng Bộ Tài chính theo hướng:
+ Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý nợ công và phải chịu trách nhiệm chính về vấn đề nợ công;
+ Bộ Tài chính chủ trì tổ chức thực hiện đàm phán, ký kết thỏa thuận vay thương mại, hiệp định khung, hiệp định cụ thể về vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước và Chính phủ.
- Cùng với giải pháp thống nhất đầu mối về quản lý nợ công nêu trên, khi Luật sửa đổi Luật Quản lý nợ công được Quốc hội thông qua; Chính Phủ và Bộ Tài chính theo thẩm quyền ban hành các văn bản (Nghị định, Thông tư) hướng dẫn sửa đổi các văn bản hiện hành theo hướng:
Đối với các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài theo cơ chế cấp phát từ NSNN, chủ dự án mở tài khoản tại KBNN giao dịch để nhận nguồn vốn vay chuyển từ nhà tài trợ (bên cho vay), thực hiện kiểm soát chi qua KBNN, thanh toán chuyển tiền từ tài khoản này chuyển cho các đơn vị thụ hưởng (nhà thầu).
Quy định nêu trên, góp phần cân đối dòng tiền NQNN khi vay và trả nợ vay nước ngoài qua KBNN, tập trung NQNN, nâng cao hiệu quả công tác quản lý NQNN tại KBNN.