CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng công tác quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước
3.2.2. Mở tài khoảnvà thanh toán
KBNN thực hiện mở tài khoản tại các ngân hàng để tập trung nguồn thu NSNN, thực hiện công tác thanh toán chi trả các khoản chi NSNN cho các đơn vị giao dịch mở tài khoản tại KBNN. Việc mở tài khoản của KBNN tại ngân hàng có liên quan chặt chẽ với quản lý NQNN, giúp KBNN tập trung nhanh nguồn NQNN, chủ động trong công tác điều hành ngân quỹ và giảm các rủi ro trong thanh toán, góp phần từng bước thực hiện thanh toán tập trung qua tài khoản duy nhất – TSA (Treasury single account).
Thực trạng việc mở tài khoản và thanh toán của KBNN như sau:
3.2.2.1. Mở tài khoản
Việc mở, sử dụng tài khoản của KBNN tại ngân hàng đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính,… ban hành. Theo đó, KBNN được mở
thanh toán các khoản chi theo quy định (Bộ Tài chính, 2016). Trên cơ sở các quy định pháp lý, để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ về quản lý ngân quỹ nhà nước, ngay từ thời điểm bắt đầu đi vào hoạt động, KBNN đã tổ chức triển khai việc mở và sử dụng tài khoản của KBNN tại các ngân hàng phù hợp với cơ cấu tổ chức theo các cấp của hệ thống KBNN; đồng thời, việc mở và sử dụng tài khoản của KBNN tại ngân hàng đã được pháp lý hóa và đã có những sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu phát triển của hệ thống KBNN, ngành tài chính, hoạt động thanh toán trong nền kinh tế cũng như thông lệ quốc tế nói chung.
Hệ thống các tài khoản của KBNN tại ngân hàng là hệ thống các tài khoản thanh toán, đây là một loại tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng. Nói một cách khác, tài khoản của KBNN tại ngân hàng là tài khoản thanh toán của tổ chức (đơn vị KBNN) mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (ngân hàng); đồng thời, việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán được thực hiện bằng văn bản giữa các bên liên quan, trong đó xác định rõ quyền và trách nhiệm của các bên theo đúng quy định của pháp luật.
Cụ thể, theo thông tư số 315/2016/TT-BTC về việc quy định quản lý và sử dụng tài khoản của KBNN mở tại NHNN Việt Nam và các ngân hàng thương mại), tình hình mở và sử dụng tài khoản của KBNN tại ngân hàng (NHNN và NHTM) như sau:
a. Tại Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN)
Trên cơ sở các quy định pháp lý liên quan KBNN đã tổ chức triển khai việc mở và sử dụng tài khoản của các đơn vị KBNN tại NHNN; trong đó:
- Sở Giao dịch KBNN mở tài khoản thanh toán tổng hợp tại Sở Giao dịch NHNN (Bộ tài chính, 2016): Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, được
sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán chung của tất cả các đơn vị KBNN qua kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng.
- KBNN cấp tỉnh mở tài khoản thanh toán bằng VND tại chi nhánh NHNN trên cùng địa bàn (đối với KBNN các tỉnh chưa triển khai thanh toán điện tử liên ngân hàng) (Bộ tài chính, 2016): Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, được sử dụng để thanh toán bù trừ điện tử và đáp ứng nhu cầu nộp, rút tiền mặt của KBNN cấp tỉnh.
- Một số phòng Giao dịch KBNN thuộc KBNN cấp tỉnh mở tài khoản tại chi nhánh NHNN trên địa bàn tỉnh lỵ (Bộ tài chính, 2016).
Tài khoản của đơn vị KBNN mở tại NHNN (Sở Giao dịch NHNN, chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố) để thực hiện việc thanh toán, thu chi đối với các khoản thu, chi qua KBNN. Các giao dịch thanh toán, chuyển tiền qua các tài khoản này được thực hiện theo xu hướng ngày càng điện tử hóa, tự động hóa, tập trung hóa dựa trên nền tảng hoạt động của hai hệ thống thanh toán chính là thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán bù trừ điện tử. Như vậy, về cơ chế thanh toán qua tài khoản của KBNN tại NHNN thì:
- Sở Giao dịch KBNN và 8 đơn vị KBNN cấp tỉnh (KBNN TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Đồng Nai và Khánh Hòa) nơi có khối lượng giao dịch lớn đã triển khai hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS). Đây là hệ thống thanh toán điện tử do NHNN chủ trì xây dựng và triển khai, là một trong những hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến (online) tương đối hiện đại, được đánh giá là kênh thanh toán nhanh tại Việt Nam hiện nay. Chức năng của hệ thống này là nhận các khoản thanh toán liên ngân hàng từ các chi nhánh hoặc hội sở chính của các tổ chức tín dụng khởi xuất và chuyển các thanh toán này đến các chi nhánh hoặc các hội sở chính của các tổ chức tín dụng nhận. Thông qua thanh
toán điện tử liên ngân hàng, toàn bộ quá trình xử lý các giao dịch thanh toán giữa đơn vị KBNN và NHNN nơi đơn vị KBNN mở tài khoản, kể từ khi khởi tạo lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất thực hiện lệnh thanh toán, được điện tử hóa, thực hiện qua mạng máy tính.
- Các KBNN cấp tỉnh khác hiện đang triển khai thanh toán bù trừ qua tài khoản tiền gửi của KBNN cấp tỉnh tại chi nhánh NHNN trên địa bàn. Việc triển khai thanh toán bù trừ được thực hiện theo hình thức bù trừ điện tử thông qua mạng máy tính do chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố quản lý, vận hành; thực hiện chức năng xử lý và quyết toán bù trừ giữa các ngân hàng thành viên tham gia bù trừ điện tử trên địa bàn tỉnh, thành phố. Các thành viên tham gia thanh toán bù trừ qua tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNN cấp tỉnh và được nối mạng trực tiếp với hệ thống máy tính của NHNN chủ trì để thực hiện các giao dịch thanh toán bù trừ điện tử, thực hiện chuyển cho nhau các chứng từ thanh toán, bù trừ với nhau số phải thu, phải trả, thanh toán số chênh lệch.
b. Tại Ngân hàng Thƣơng mại (NHTM)
Sở giao dịch KBNN mở tài khoản thanhh toán tổng hợp bằng VND tại các NHTM ở trung ương (Bộ tài chính, 2016) (bao gồm: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- BIDV, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Vietcombank, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Vietinbank, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-Agribank), để đảm bảo khả năng thanh toán chung cho tất cả các đơn vị KBNN có mở tài khoản tại cùng hệ thống NHTM qua kênh thanh toán song phương điện tử. Ngoài ra, Sở giao dịch KBNN mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại một số NHTM để thực hiện các giao dịch ngoại tệ có liên quan.
Một số KBNN cấp tỉnh có mở tài khoản bằng ngoại tệ tại NHTM để tập trung các khoản thu bằng ngoại tệ phát sinh tại địa phương (định kỳ, số thu ngoại tệ này được chuyển về quỹ ngoại tệ tập trung tại trung ương theo quy định của Bộ Tài chính).
KBNN cấp huyện (bao gồm cả một số phòng Giao dịch KBNN thuộc KBNN cấp tỉnh), Sở giao dịch KBNN (để thực hiện tập trung các khoản thu và thanh toán các khoản chi phát sinh trực tiếp tại Sở giao dịch KBNN) mở tài khoản thanh toán tại một chi nhánh NHTM trên địa bàn đã tham gia thanh toán song phương điện tử với KBNN(BIDV, Agirbank, Vietinbank, Vietcombank) để tập trung các khoản thu và thanh toán, chi trả các khoản chi ngân quỹ nhà nước bằng VNĐ (Bộ tài chính, 2016).
Ngoài ra, để tăng cường cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, một số KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện có mở tài khoản chuyên thu tại NHTM trên địa bàn để tập trung các khoản thu và tổ chức phối hợp thu NSNN theo chế độ quy định. Về bản chất tài khoản chuyên thu là tài khoản thanh toán trung gian; cuối ngày, toàn bộ tiền trên tài khoản chuyên thu đều được kết chuyển về theo quy trình thanh toán song phương điện tử, đảm bảo tài khoản này không còn số dư theo quy định.
Các tài khoản của đơn vị KBNN mở tại NHTM để thực hiện các nghiệp vụ về thu, chi đối với các khoản thu, chi qua KBNN hoặc tổ chức phối hợp thu NSNN với cơ quan thu và các NHTM (đối với tài khoản chuyên thu). Các giao dịch thu, chi trên các tài khoản này được thực hiện dựa trên hoạt động của các hệ thống thanh toán giữa KBNN và NHTM. Thời gian đầu, các giao dịch thanh toán này chủ yếu theo hình thức thủ công (giao dịch bằng chứng từ giấy). Sau đó, chuyển dần lên hình thức tự động hóa từ đơn thuần là các khoản thanh toán trực tiếp giữa hai đơn vị riêng lẻ (KBNN và NHTM) thông
qua thanh toán song phương trực tiếp giữa hai đơn vị, tiến tới việc điện tử hóa, tập trung hóa giữa hai hệ thống (KBNN và NHTM) thông qua hệ thống thanh toán song phương điện tử giữa KBNN và các hệ thống NHTM. Đây là hệ thống thanh toán điện tử đã được KBNN phối hợp với các NHTM xây dựng và triển khai trong thời gian qua, vận hành tại tất cả các đơn vị KBNN có mở tài khoản tại NHTM trên phạm vi toàn quốc. Thông qua hệ thống thanh toán điện tử này, các giao dịch thanh toán giữa KBNN và NHTM được thực hiện thông qua các lệnh thanh toán điện tử trên mạng máy tính, đảm bảo khả năng tự động hóa và chính xác cao kể từ khi khởi tạo lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất thực hiện lệnh thanh toán; đồng thời, tiến dần tới mô hình tập trung hóa.
Việc mở và sử dụng tài khoản của KBNN tại ngân hàng đã mang lại nhiều kết quả quan trọng trong việc thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của KBNN nói chung, hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước nói riêng. Thông qua hoạt động mở và sử dụng tài khoản của KBNN, đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu chi của NSNN và các đơn vị có giao dịch với KBNN. Qua đó, đảm bảo an toàn, an ninh tài chính ngân sách và góp phần đắc lực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của hệ thống KBNN cũng như toàn ngành tài chính.
3.2.2.2. Thanh toán
Bên cạnh việc mở và sử dụng tài khoản của KBNN tại ngân hàng (NHNN và NHTM) (Bộ tài chính, 2016), hệ thống KBNN áp dụng đa dạng hóa các kênh thanh toán để tân dụng những ưu điểm của hệ thống thanh toán cũng như khắc phục một số bất cập trong hoạt động thanh toán, giảm thiểu rủi ro đối với hoạt động thanh toán của KBNN và từng bước góp phần xây
dựng chuẩn thanh toán, trao đổi thông tin giữa các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế. Các kênh thanh toán đó như sau:
a. Thanh toán trong nội bộ hệ thống
Trong nội bộ hệ thống KBNN áp dụng hình thức thanh toán liên kho bạc thông qua việc thực hiện các khoản thu hộ, chi hộ giữa các đơn vị kho bạc. Thanh toán điện tử trong hệ thống KBNN (bản chất là thanh toán liên kho bạc) bao gồm các kênh thanh toán liên kho bạc nội tỉnh (được áp dụng đối với các KBNN trên cùng tỉnh) và thanh toán liên kho bạc ngoại tỉnh (được áp dụng đối với các KBNN không cùng tỉnh) (KBNN,2013).
Từ 3/5/2006, hệ thống KBNN đã triển khai hình thức thanh toán điện tử liên kho bạc để thực hiện chuyển lệnh thanh toán thuộc hoạt động nghiệp vụ KBNN; chuyển tiền cho các khách hàng từ Kho bạc gửi lệnh (Kho bạc A) đến khách hàng giao dịch với Kho bạc nhận lệnh (Kho bạc B) khi ít nhất một trong hai người phát lệnh và người nhận lệnh có mở tài khoản tại Kho bạc; Lệnh chuyển Nợ chỉ áp dụng cho các hoạt động nghiệp vụ trong nội bộ hệ thống KBNN.
b. Thanh toán ngoài hệ thống
Hiện nay, các đơn vị KBNN áp dụng các hình thức thanh toán chủ yếu sau:
- Thanh toán bù trừ qua trung tâm bù trừ là Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố (áp đối với các đơn vị KBNN cấp tỉnh chưa triển khai thanh toán liên ngân hàng):
Theo đó KBNN tỉnh, thành phố là một trong các thành viên tham gia thanh toán bù trừ (KBNN, các NHTM, các tổ chức tín dụng) khác hệ thống, sẽ giao nhận chứng từ trực tiếp với nhau hoặc qua hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tại phiên bù trừ do NHNN chủ trì.
Khi đó KBNN tỉnh, thành phố chấp nhận thanh toán các khoản phải thu, phải trả lẫn nhau giữa với thành viên tham gia thanh toán dưới sự chủ trì của NHNN ngay trong phiên bù trừ. Hàng ngày, số phải thu, phải trả giữa các thành viên tham gia thanh toán bù trừ và số chênh lệch phải được thanh toán hết thông qua NHNN chủ trì.
- Thanh toán song phương giữa KBNN các huyện và chi nhánh NHTM trên địa bàn:
Là hình thức thanh toán trực tiếp (thủ công) giữa KBNN với các NHTM trên địa bàn quận, huyện trên địa bàn, thông qua việc giao nhận bảng kê chứng từ thanh toán giữa NHTM và KBNN huyện.
Hình thức thanh toán này chỉ áp dụng trong trường hợp thanh toán song phương điện tử gặp sự cố.
- Thanh toán song phương điện tử tại KBNN các huyện thông tài khoản thanh toán tổng hợp của Sở Giao dịch KBNN mở tại NHTM ở Trung ương:
Thực hiện chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, định hướng quản lý ngân quỹ và phát triển hệ thống thanh toán KBNN, năm 2013 và những tháng đầu năm 2014, KBNN đã khẩn trương tập trung xây dựng và triển khai hệ thống thanh toán song phương điện tử. Đến hết ngày 14/04/2014, KBNN đã triển khai thanh toán song phương điện tử thành công trên toàn quốc với 3 hệ thống NHTM (BIDV, Agribank, Vietinbank) với tổng số 679/704 KBNN cấp Huyện trên toàn quốc và Sở giao dịch KBNN( KBNN, 2014). Đây là bước khởi đầu của lộ trình hình thành tài khoản thanh toán tập trung (TSA).
Thanh toán điện tử song phương là hệ thống thanh toán điện tử giữa hệ thống KBNN với hệ thống NHTM thông qua tài khoản tiền gửi của KBNN (Sở Giao dịch – KBNN) mở tại hội sở chính NHTM. Để tham gia thanh toán
(KBNN cấp huyện) và Sở Giao dịch KBNN mở tài khoản thanh toán (thay tài khoản tiền gửi hiện nay) tại chi nhánh và hội sở chính của NHTM trên cùng địa bàn để thực hiện các giao dịch thu, chi qua tài khoản thanh toán này và tài khoản chuyên thu (nếu có);
KBNN và NHTM tổ chức phối hợp Thanh toán điện tử song phương theo nguyên tắc kết nối và truyền, nhận thông tin, dữ liệu điện tử về các giao dịch thu, chi phát sinh trên tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu, tài khoản tiền gửi của các đơn vị KBNN tại các chi nhánh, hội sở chính của hệ thống NHTM đó.
- Thanh toán điện tử liên ngân hàng tại các đơn vị KBNN cấp tỉnh thông qua tài khoản thanh toán tổng hợp của Sở Giao dịch KBNN mở tại Sở Giao dịch NHNN Việt Nam:
Thanh toán điện tử Liên ngân hàng là hệ thống thanh toán bù trừ điện tử trên phạm vi toàn quốc, do NHNN quản lý để làm trung tâm thanh toán cho hệ thống NHTM và các tổ chức tín dụng (bao gồm cả KBNN). Khi tham gia, mỗi hệ thống sẽ có một tài khoản tiền gửi tại NHNN (Sở giao dịch NHNN) và do Hội sở chính (đơn vị cấp trung ương) làm chủ tài khoản. Các giao dịch của bản thân Hội sở chính (đối với KBNN là Sở Giao dịch KBNN) và các đơn vị trực thuộc có tham gia vào hệ thống thanh toán liên ngân hàng (Văn phòng KBNN cấp tỉnh) sẽ được thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi tại Sở Giao dịch NHNN. Với các đơn vị trực thuộc không tham gia vào hệ thống thanh toán liên ngân hàng thì các giao dịch vẫn được thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng theo quy định.
Việc đẩy nhanh tiến trình thực hiện thanh toán điện tử liên ngân hàng là nội dung quan trọng và cần thiết nhằm tạo điều kiện bước đầu cho định hướng quản lý ngân quỹ tập trung, điện tử hóa giao dịch thực hiện mục tiêu quản lý ngân quỹ an toàn và hiệu quả theo định hướng của Chiến lược phát triển
KBNN đến năm 2020. Đây là bước khởi đầu của lộ trình hình thành tài khoản thanh toán tập trung (TSA).
Tính đến hết năm 2016, có 9 đơn vị KBNN cấp tỉnh triển khai thực