Phát triển hệ thống thanh toán tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 81)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.2. Phát triển hệ thống thanh toán tập trung

Thông qua việc mở và sử dụng tài khoản tại NHTM, hệ thống KBNN đã tận dụng những ưu thế của các hệ thống thanh toán đó trong việc xử lý kịp thời các yêu cầu thanh toán, chi trả và tập trung nhanh các khoản thu ngân sách; đồng thời, giúp KBNN đa dạng hóa các kênh thanh toán để khắc phục được một số bất cập trong hoạt động thanh toán, giảm thiểu rủi ro đối với hoạt động thanh toán của KBNN và từng bước góp phần xây dựng chuẩn thanh toán, trao đổi thông tin giữa các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.

Hiện nay, thanh toán song phương và thanh toán điện tử liên ngân hàng là những phương thức thanh toán điện tử hiện đại, an toàn và kịp thời, nhưng mới chỉ được KBNN áp dụng ở mức độ nhất định (thanh toán liên ngân hàng chưa được triển khai rộng trên toàn hệ thống tại các KBNN cấp tỉnh), dẫn đến các giao dịch thanh toán thu, chi NSNN chưa được kịp thời, chưa hỗ trợ và tạo điều kiện cho công tác cải cách quản lý ngân quỹ,...

Vì vậy cần phát triển, hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử theo hướng:

Tiếp tục triển khai mở rộng thanh toán điện tử điện tử liên ngân hàng giữa hệ thống KBNN với các ngân hàng, đảm bảo phạm vi hoạt động của các hệ thống thanh toán điện tử này trên toàn quốc, bao trùm đầy đủ các hoạt động thu, chi NQNN qua hệ thống KBNN.

Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm và tăng cường hơn nữa công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống KBNN thông qua việc triển khai có hiệu quả các quy định của Bộ Tài chính và hướng dẫn của KBNN về quản lý thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN, xây dựng các công cụ sử dụng trong thanh toán không dùng tiền mặt như thu qua POS của ngân hàng tại đơn vị KBNN, thanh toán, chi trả một số khoản chi NSNN qua thẻ chi tiêu công,…

Việc hoàn thiện hệ thống thanh toán nêu trên, đáp ứng tốt yêu cầu thanh toán, chi trả của NSNN cũng như các đơn vị giao dịch với KBNN, tạo điều kiện tốt cho việc thiết lập và vận hành hệ thống tài khoản thanh toán tập trung; đồng thời, nâng cao khả năng thanh khoản của toàn hệ thống KBNN cũng như hỗ trợ và tạo điều kiện cho công tác cải cách quản lý ngân quỹ trong thời gian tới.

4.2.3. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ quản lý ngân quỹ nhà nƣớc 4.2.3.1. Xây dựng hệ thống dự báo luồng tiền vào/ra tại Kho bạc Nhà nƣớc

Dự báo luồng tiền là nội dung rất quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện chức năng Quản lý ngân quỹ và chức năng Tổng kế toán Nhà nước của KBNN theo Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Dự báo luồng tiền liên quan đến nhiều yếu tố, bộ phận cấu thành khác nhau, bao gồm việc cung cấp thông tin đầu vào, cách thức ghi nhận và tổng hợp thông tin tại các đơn vị cung cấp cũng như tại KBNN….Theo đó, cần phải được quy định các nội dung trên một cách cụ thể, rõ ràng, và tuân thủ theo nguyên tắc sau:

- Các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin số liệu về tình hình thu, chi ngân quỹ nhà nước của đơn vị mình cho KBNN để phục vụ công tác dự báo luồng tiền. Bên cạnh đó, cũng cần quy định rõ biện pháp xử lý trong trường hợp đơn vị không cung cấp kịp thời số liệu để tăng cường trách nhiệm của đơn vị như: KBNN tạm dừng khoản chi,...

- Việc dự báo luồng tiền phải đảm bảo vừa tổng hợp, bao quát được hết các khoản thu, chi lớn có ảnh hưởng đến tồn ngân quỹ, vừa hạn chế được những ảnh hưởng phát sinh từ việc thực hiện công tác dự báo luồng tiền như: dự toán thu, chi NSNN năm; kế hoạch vay, trả nợ của cơ quan tài chính; đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, các đơn vị khác mở tài khoản tại

KBNN chỉ yêu cầu cung cấp khoản chi không thường xuyên có số tiền lớn (ví dụ như chi đầu tư xây dựng cơ bản có giá trị lớn trên 2 tỷ đồng), không yêu cầu cung cấp các khoản chi thường xuyên như chi lương, phụ cấp (số liệu này do KBNN tự tổng hợp căn cứ số liệu chi thường xuyên cùng kỳ năm trước,…).

- Thông tin dữ liệu để dự báo luồng tiền chỉ bao gồm những khoản thu, chi có ảnh hưởng trực tiếp đến tồn ngân quỹ, không bao gồm thông tin về các khoản thu, chi mang tính chất chuyển giao trong nội bộ hệ thống KBNN hoặc chuyển nguồn giữa các năm ngân sách, … không ảnh hưởng đến tổng tồn ngân quỹ.

- Ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi, cập nhật đầy đủ dữ liệu do các bên liên quan cung cấp và tổng hợp dữ liệu dự báo luồng tiền; đồng thời khai thác được dữ liệu lịch sử các kỳ trước, năm trước cũng như số liệu tthực tế thu/chi từ các ứng dụng hiện tại đang vận hành (hệ thống quản lý ngân sách và kho bac - TABMIS, Chương trình ứng dụng thu theo dự án hiện đại Thu NSNN -TCS, Kho dữ liệu thu, chi quốc gia -NDW) để vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp dự báo luồng tiền.

Nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác dự báo, gồm: Dự toán thu, chi NSNN năm hiện hành; Kế hoạch phát hành vay và trả nợ vay trong và ngoài nước của ngân sách trung ương; Kế hoạch phát hành trái phiếu công trình, trái phiếu chính quyền địa phương; Số liệu thống kê lịch sử (dự toán thu, chi NSNN năm trước, số thực thu, thực chi cùng kỳ năm trước; thống kê xu hướng biến động về thu, chi các quỹ tài chính nhà nước…);….

KBNN xác định tổng thu, tổng chi và chênh lệch thu, chi ngân quỹ nhà nước theo kỳ dự báo dựa trên dự liệu dự báo của các bên liên quan cung cấp và ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp.

4.2.3.2. Xây dựng quy trình đầu tƣ ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi và bù đắp ngân quỹ nhà nƣớc tạm thời thiếu hụt

Việc xây dựng quy trình đầu tư ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi và bù đắp NQNN tạm thời thiếu hụt (quy trình đầu tư ngân quỹ), cần thực hiện xây dựng kế hoạch điều hành NQNN chi tiết theo năm, quý để làm căn cứ thực hiện đầu tư ngân quỹ trong năm, trong quý. Cụ thể:

a) Đối với kế hoạch điều hành NQNN năm

Căn cứ thông tin, số liệu dự báo luồng tiền năm tại thời điểm tháng cuối năm trước, KBNN xây dựng kế hoạch điều hành NQNN năm sau (năm kế hoạch), trong đó quan tâm một số nội dung cơ bản như sau:

- Dự kiến thu, dự kiến chi và dự kiến khả năng NQNN tạm thời nhàn rỗi hoặc NQNN tạm thời thiếu hụt tại từng quý trong năm.

- Định mức tồn NQNN tối thiểu tạm tính tại từng quý trong năm.

- Dự kiến hạn mức sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi theo từng đối tượng tại từng quý trong năm.

- Các biện pháp xử lý bù đắp NQNN tạm thời thiếu hụt (nếu có) trong năm.

- Danh sách các NHTM có mức độ an toàn cao theo xếp hạng của NHNN để gửi tiền có kỳ hạn trong năm.

b) Đối với kế hoạch điều hành NQNN quý

Căn cứ thông tin, số liệu dự báo luồng tiền quý và Phương án điều hành NQNN năm tại tháng cuối quý, KBNN xây dựng kế hoạch điều hành NQNN quý sau (tương tự kế hoạc điều hành NQNN năm nêu trên).

dung quy trình đầu tư ngân quỹ cần phải được quy định một cách cụ thể, rõ ràng và cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Đối với sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi:

- Việc sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi phải đảm bảo an toàn tiền của Nhà nước giao cho KBNN quản lý, đảm bảo khả năng thanh khoảnvà tuân thủ theo kế hoạch điều hành NQNN của KBNN.

- NQNN tạm thời nhàn rỗi được sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau: + Tạm ứng cho ngân sách trung ương;

+ Tạm ứng cho ngân sách cấp tỉnh;

+ Gửi có kỳ hạn tại các NHTM có mức độ an toàn cao; + Mua lại có kỳ hạn TPCP.

- Trong quá trình sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi, KBNN có biện pháp thu hồi một phần hoặc toàn bộ các khoản NQNN đã sử dụng trong trường hợp thấy ảnh hưởng khả năng thanh khoản của KBNN để đảm bảo khả năng thanh khoản.

Đối với bù đắp NQNN tạm thời thiếu hụt:

- Thực hiện phát hành tín phiếu kho bạc hoặc thu hồi trước hạn các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại NHTM theo kế hoạch điều hành NQNN để bù đắp NQNN tạm thời thiếu hụt theo nguyên tắc ưu tiên thực hiện biện pháp xử lý có hiệu quả cao hơn.

- Ưu tiên thực hiện trước khoản thu hồi các khoản tiền gửi có kỳ hạn được thu hồi theo thời điểm, khoản tiền gửi có hiệu quả cao hơn.

4.2.3.3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro cần thực hiện theo quy trình theo quy trình gồm các bước sau:

- Nhận dạng rủi ro: Tất cả các quy trình, thủ tục hiện có và các quy trình, thủ tục mới trong tương lai đều đã và sẽ được rà soát kỹ lưỡng để nhận dạng tất cả các rủi ro. Nhận dạng rủi ro có thể được thực hiện thông qua khảo sát, kiểm tra nội bộ, kết luận của kiểm toán,....

- Đánh giá, đo lường rủi ro: Các phương pháp định tính, định lượng phù hợp được lựa chọn để đánh giá, đo lường từng loại rủi ro nhằm cho kết quả chính xác nhất, đáng tin cậy nhất.

- Xử lý rủi ro: Các biện pháp đối phó rủi ro được xây dựng nhằm giảm thiểu rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, và rủi ro hoạt động ở mức cao nhất có thể (căn cứ trên các hạn mức sử dụng ngân quỹ, hạn mức đi vay theo quy định của pháp luật, dựa trên thông lệ quốc tế tốt nhất và bài học kinh nghiệm của các nước về quản lý rủi ro hoạt động quản lý ngân quỹ).

- Theo dõi và báo cáo: Báo cáo về quản lý rủi ro cung cấp thông tin về tình hình quản lý rủi ro được lập định kỳ tháng, quý, năm. Ngoài ra, báo cáo đánh giá rủi ro được lập trước khi thực hiện các nghiệp vụ sử dụng NQNN như một hình thức thẩm định phương án đầu tư.

4.2.3.4. Gắn quản lý ngân quỹ với quản lý nợ

Với mục tiêu quản lý nợ là đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Chính phủ và đáp ứng nghĩa vụ thanh toán với chi phí thấp nhất trong rủi ro cho phép. Để gắn quản lý nợ với quản lý ngân quỹ cần thực hiện một số nội dung sau:

- Tiếp tục tăng cường hơn nữa việc cải cách công tác phát hành trái phiếu Chính phủ theo hướng chuẩn hoá để giao dịch trên thị trường, các trái phiếu chính phủ có thể mua, bán lại được. Theo đó, KBNN được phép sử

dụng ngân quỹ một cách linh hoạt để mua hoặc bán lại trái phiếu Chính phủ đã phát hành với các mục đích giảm số nợ vay trái phiếu Chính phủ bằng việc dùng ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi để mua lại trái phiếu Chính phủ đã phát hành. Qua đó góp phần giảm chi phí trả lãi tiền vay.

- Đối với các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài theo cơ chế cấp phát từ NSNN, chủ dự án mở tài khoản tại KBNN giao dịch để nhận nguồn vốn vay chuyển từ nhà tài trợ (bên cho vay), thực hiện kiểm soát chi qua KBNN theo quy định, thanh toán chuyển tiền từ tài khoản này chuyển cho các đơn vị thụ hưởng (nhà thầu). Quy định nêu trên, góp phần gắn quản lý ngân quỹ với quản lý nợ, đồng thời đảm bảo cân đối dòng tiền NQNN khi vay và trả nợ vay nước ngoài qua KBNN, tập trung NQNN, nâng cao hiệu quả công tác quản lý NQNN tại KBNN.

4.2.3.5. Kế hoạch hóa công tác thu, chi ngân sách nhà nƣớc triệt để

Để khắc phục được tình trạng nguồn thu và nhu cầu chi thường xuyên bị mất cân đối cục bộ và KBNN chủ động trong việc quản lý ngân quỹ ngay tại những thời điểm nguồn thu chưa tập trung kịp nhưng nhu cầu chi lại rất lớn thì việc xây dựngkế hoạch hóa công tác thu, chi NSNN triệt để là rất cần thiết. Công tác quản lý kế hoạch thu phải gắn sát với thực tiễn tình hình sản xuất kinh doanh, đôn đốc thu nợ thuế kịp thời, không bỏ sót nguồn thu và cần có chính sách nuôi dưỡng nguồn thu hợp lý. Tăng cường iểm tra, giám sát việc kế hoạch hóa công tác chi ngân sách nhà nước sao cho phù hợp, sát với tình hình thực tế phát sinh các khoản chi mua sắm, sửa chữa phát sinh lớn, xây dựng cơ bản, đặc biệt là quy trình cam kết chi NSNN (bao gồm cả cam kết chi đầu tư và cam kết chi thường xuyên).

Kỷ cương, kỷ luật tài chính trong công tác quản lý và phân bổ dự toán phải được siết chặt, hạn chế việc bổ sung dự toán chi, chi ứng trước cho các

đơn vị sử dụng ngân sách. Đưa ra quy định có tính nguyên tắc về thời hạn chậm nhất để thực hiện việc bổ sung dự toán cho đơn vị sử dụng NSNN là 15/11 hàng năm.

4.2.4. Đẩy mạnh phát triển và áp dụng công nghệ thông tin

Trong điều kiện thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xây dựng chính phủ điện tử theo lộ trình kế hoạch của Chính phủ và Bộ Tài chính, với triển khai và vận hànhtrên toàn quốc (42 Bộ ngành, cơ quan Tài chính và KBNN các cấp ) thành công dự án hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS), Hệ thống công nghệ thông tin của hệ thống KBNN đã được hiện đại hóa phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhưng để hoàn thành chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 cũng như thực hiện tốt chức năng quản lý NQNN, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, KBNN cần tập trung một số nội dung sau:

- Tiếp tục đầu tư, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đường truyền, máy chủ, hệ thống dự phòng, giải pháp bảo mật nhằm đáp ứng nhu cầu cho việc triển khai diện rộng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, trong mọi thời điểm phải đảm bảo hiệu năng của hệ thống, tính chính xác và an toàn của các giao dịch.

- Xây dựngcác chương trình ứng dụng về quản lý NQNN để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, giảm thiểu việc xử lý thủ công các giao dịch, như:

+ Chương trình ứng dụng dự báo luồng tiền vào/ra; + Chương trình ứng dụng quản lý rủi ro NQNN;

+ Chương trình ứng dụng đầu tư NQNN (sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi, xử lý NQNN tạm thời thiếu hụt);

Ngoài ra, cần xây dựng kho dữ liệu quản lý dữ liệu về quản lý ngân quỹ nhà nước, trong đó quản lý, lưu trữ toàn bộ số liệu về quản lý ngân quỹ nhà nước qua các thời kỳ.

Qua kho dữ liệu này, KBNN có thể tra cứu, phân tích, tổng hợp dữ liệu lịch sử phục vụ yêu cầu quản lý ngân quỹ nhà nước trong kỳ hiện tại, kỳ dự báo, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân quỹ nhà nước.

Tại mỗi chương trình ứng dụng quản lý ngân quỹ nêu trên, cần xây dựng giao diện với các chương trình ứng dụng liên quan phục vụ việc trao đổi, kết nối danh mục, dữ liệu.

- Triển khai áp dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử định danh đến từng người sử dụng có vai trò kiểm soát. Việc sử dụng chữ ký số đã được cấp phép hoặc được chứng nhận an toàn sẽ đảm bảo các giao dịch điện tử đi từ KBNN là của chính KBNN không phải giả mạo (tính chống từ chối) và không bị thay đổi trên đường truyền thông (tính toàn vẹn dữ liệu).

- Hoàn chỉnh cấu trúc dữ liệu đảm bảo tính phù hợp giữa các hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)