1.2.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực trong doanh nghiệp
1.2.4. Tiêu chí đánh giá công tácquản lý nhân lực
Hiện nay có rất nhiều những tiêu chí được đưa ra để đánh giá công tác quản lý nhân lực, tùy theo những cách tiếp cận khác nhau. Đứng trên góc độ quản lý kinh tế, tác giả xin được đưa ra các nhóm tiêu chí để đánh giá hiệu quả quản lý nhân lực trong doanh nghiệp như sau:
1.2.4.1. hóm tiêu chí đánh giá theo định ượng
- Tuyển dụng, bố trí và sử dụng:
Số lượng, cơ cấu của nhân viên mới được tuyển theo các nguồn tuyển dụng khác nhau: Tiêu chí này thể hiện số lượng nhân viên mới được tuyển dụng hàng năm của tổ chức, doanh nghiệp, trong đó có sự phân loại theo cơ cấu, bao gồm: trình độ, độ tuổi, giới tính. Ngoài ra, còn có sự phân loại theo nguồn tuyển dụng (nội bộ, bên ngoài… hay hình thức tuyển dụng báo chí, website, thông báo… . Trình tự thực hiện: Tiêu chí này được thực hiện theo trình tự để có thể tuyển được một nhân viên mới, bắt đầu từ việc lên kế hoạch, thông báo, lọc hồ sơ, tiến hành
tuyển dụng đến khâu cuối cùng là đánh giá lại quá trình tuyển dụng. Trình tự càng chi tiết, rõ ràng càng thể hiện công tác tuyển dụng được thực hiện tốt.
Tổng chi phí tuyển dụng, chi phí tuyển/ một nhân viên mới là bao nhiêu: Tiêu chí này được thể hiện qua việc tổ chức, doanh nghiệp dành ra bao nhiêu kinh phí để có thể tuyển được một nhân viên mới. Số tiền càng nhỏ càng thể hiện sự hiệu quả của việc tuyển dụng.
Tổng số tuyển mới/ tổng số nhân viên; hệ số ổn định: Tiêu chí này cho thấy hàng năm tổ chức, doanh nghiệp tuyển được bao nhiêu nhân viên mới trên tổng số nhân viên đang làm việc. Nếu hệ số này lớn chứng tỏ sự không ổn định về nhân sự tại doanh nghiệp và ngược lại.
Chi phí trung bình để có thể thay thế một nhân viên: Giống với chi phí để tuyển được một nhân viên, tiêu chí này để xem doanh nghiệp mất bao nhiêu chi phí cho một nhân viên nghỉ việc và tìm được một nhân viên thay thế. Chi phí càng thấp càng thể hiện tính hiệu quả trong việc thay thế nhân viên của doanh nghiệp.
Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách, quy chế của nhà nước vào doanh nghiệpđến tuyển dụng: Đây là các tiêu chí thể hiện qua việc đo lường sự ứng phó và thích nghi của doanh nghiệp tổ chức đối với các chính sách về tuyển dụng. Doanh nghiệp, tổ chức càng thích nghi tốt với các chính sách này thì càng tốt.
- Đào tạo nhân lực
Số lượng người tham gia các khóa đào tạo: Tiêu chí này thể hiện qua việc hàng năm, tổ chức doanh nghiệp có bao nhiêu người lao động được tham gia các khóa đào tạo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu số lượng lao động được đào tạo thấp không hẳn đã thể hiện sự yếu kém về đào tạo, mà thể hiện chất lượng lao động của doanh nghiệp khá tốt, nhu cầu đào tạo không lớn.
Cơ cấu và số lượng các khóa đào tạo: Thể hiện qua số khóa đào tạo trong năm, cơ cấu của các khóa đào tạo này.
Hình thức và nội dung của chương trình đào tạo: Được thể hiện qua sự đánh giá về các khóa đào tạo, trong đó yêu cầu về hình thức và nội dung đào tạo phù hợp, có tính thực tiễn, sáng tạo, đem lại sự thích thú cho người học.
Tổng chi phí đào tạo, chi phí đào tạo trung bình nhân viên: Tiêu chí này thể hiện số tiền doanh nghiệp dành ra để đào tạo một nhân viên mỗi năm. Số tiền càng lớn càng thể hiện doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo càng nhiều.
Phương pháp đánh giá và khen thưởng nhân viên: Tiêu chí này được thể hiện qua việc doanh nghiệp có những phương pháp đánh giá khen thưởng nhân viên một cách hiệu quả.
Các loại thưởng, phụ cấp, phúc lợi được áp dụng: Tiêu chí này được thể hiện qua việc tổ chức, doanh nghiệp có các hình thức thưởng, phụ cấp, phúc lợi đa dạng, phù hợp, đem lại cho nhân viên sự hăng say trong công việc.
Cơ cấu thu nhập gồm các thành phần như mức lương cơ bản, tiền thưởng, tiền phụ cấp và các chế độ phúc lợi khác.
Đánh giá ảnh hưởng của hệ thống tiền lương, thưởng, phúc lợi đến việc kích thích nhân viên tự chủ động nâng cao trình độ kỹ năng công việc; nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc đảm bảo hiệu quả chung.
1.2.4.2. hóm tiêu chí đánh giá định tính
- Kết quả quản lý nhân lực
Kết quả công việc của cán bộ quản lý: Tiêu chí này được đo lường bằng việc đánh giá kết quả hằng năm của lãnh đạo quản lý trong công việc. Lãnh đạo quản lý có kết quả công việc tốt thể hiện tính hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng đội ngũ lãnh đạo và ngược lại.
Sự hài lòng thỏa mãn của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp: Tiêu chí này được đo lường bằng việc đánh giá sự hài lòng của bộ phận lãnh đạo quản lý trong doanh nghiệp đối với công việc. Nếu như sự hài lòng cao, chứng tỏ công việc trong doanh nghiệp được điều hành hiệu quả.
- Mức độ chuyên nghiệp trong hoạt động của bộ phận Quản lý nhân lực
Trình độ năng lực thực tế và vai trò quan trọng của bộ phận quản lý nhân lực trong tổ chức, doanh nghiệp;
Mục tiêu, nhận thức, cách thức thực hiện các chức năng quản lý con người trong doanh nghiệp.