Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn từ chương trình 135 trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 87 - 92)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. H n ch

* Quản lý nguồn vốn giai đoạn quy hoạch nguồn vốn hay lập dự toán

Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán các công trình, dự án còn yếu: việc lập, thẩm định, thiết kế, dự toán hiện nay đều thuê các tổ chức, công ty tư vấn thực hiện. Vì thế nhiều tư vấn thiết kế dự toán muốn có quy mô dự án lớn để nhận thiết kế phí nhiều hơn, dẫn tới thiết kế quá mức an toàn, sử dụng vật liệu, vật tư quá đắt so với yêu cầu gây lãng phí, một số công trình thiết kế kiến trúc chưa đẹp, chỗ thừa, chỗ thiếu phải sửa chữa nhiều lần, không phù hợp với thực tế gây khó khăn cho công tác lập dự toán và thi công công trình. Do vậy khi thực thi các công trình, dự án phải điều chỉnh làm cho thời gian thực thi luôn phải kéo dài chờ đợi các thủ tục để điều chỉnh dự toán.

Nguồn vốn đối ứng của địa phương còn hạn hẹp, lực lượng tư vấn mỏng, địa hình khó khăn do vậy trong quá trình lập dự toán quy hoạch chưa thực hiện tốt công tác dân chủ công khai nên thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung, chất lượng công tác lập quy hoạch chưa đảm bảo, dẫn đến ảnh hưởng tiến độ của các dự án. Nhiều địa phương chưa chú trọng đến quy mô các dự án sử dụng nguồn vốn 135, chưa có tầm nhìn kế hoạch mang tính lâu dài.

* Công tác phân bổ nguồn vốn

Công tác phân bổ kế hoạch nguồn vốn đầu tư, lập dự án đầu tư còn nhiều

hạn chế, nhiều dự án, công trình đã phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện: đó là điều chỉnh bổ sung các hạng mục công trình, công trình trong dự án, thay đổi điều

chỉnh tăng tổng mức đầu tư… vì khi lập dự án các chủ đầu tư, các tư vấn thiết kế chưa lường hết được những công việc phát sinh trong thực tế làm cho quá trình thực hiện các dự án bị kéo dài..

* Quản lý nguồn vốn ở giai đoạn nghiệm thu, thanh quyết toán nguồn vốn

Chất lượng công tác nghiệm thu công trình; dự án chưa cao do trình độ nhân lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác này chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, hay do sự tắc trách trong yêu cầu quản lý đầu tư và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ. Như chúng ta đã biết công tác nghiệm thu công trình, dự án hoàn thành đóng vai trò quan trọng trong công tác thanh toán nguồn vốn đầu tư; qua công tác nghiệm thu để đánh giá khối lượng công việc gì đã làm được, đã hoàn thành, những khối lượng công việc chưa làm... Từ đó làm cơ sở tính toán áp định mức, đơn giá để tính toán số nguồn vốn đề nghị thanh toán. Nhưng thực tế thời gian qua, việc chấp hành chế độ nghiệm thu chưa được thực hiện nghiêm túc, nhiều khối lượng công trình, dự án cơ bản đã hoàn thành nhưng chưa được nghiệm thu hoặc đã tổ chức nghiệm thu nhưng chậm hoàn tất thủ tục thanh toán dẫn đến khối lượng dở dang khá lớn gây đọng nguồn vốn của những khối lượng này. Tình trạng nghiệm thu thanh toán không đúng khối lượng thực tế thực thi gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn.

Công tác quyết toán và thẩm tra, phê duyệt quyết toán công trình, dự án: số cán bộ phụ trách công tác thẩm tra quyết toán còn ít, trong khi đó số lượng quyết toán cần thẩm tra phê duyệt rất nhiều, dẫn tới tình trạng thẩm tra không kịp tiến độ và chất lượng thẩm tra chưa thực sự đảm bảo.

Bên cạnh đó, nội dung quản lý nguồn vốn ở giai đoạn này còn thể hiện ở công tác nghiệm thu, thanh toán (giải ngân) nguồn vốn, thanh quyết toán nguồn vốn đầu tư. Ở tỉnh Bắc Giang, thời điểm nghiệm thu, thanh toán các công trình, dự án thường dồn vào một số thời điểm (chậm nhất là 31/12 hàng năm hoặc 31/01 hàng năm), do đó, công tác nghiệm thu thanh toán chưa được kỹ lưỡng, phần lớn là dựa vào hồ sơ, sổ sách. Công tác này do Kho bạc Nhà nước huyện phối hợp cùng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thực hiện. Công tác nghiệm thu theo quy định vẫn chưa

được thực hiện nghiêm túc ở một số công trình, dự án, nghiệm thu sai khối lượng dẫn đến thanh toán không đúng khối lượng, không đủ điều kiện như công trình xây dựng trường mầm non xã Tam Hiệp huyện Yên Thế, trạm y tế xã Phúc Thắng huyện Sơn Động...Đến khi đoàn kiểm tra của Kiểm toán Nhà nước phát hiện ra và nêu ý kiến thì tỉnh Bắc Giang mới có văn bản đề nghị các huyện chấn chỉnh tình trạng đó. Việc thanh toán được tiến hành dựa trên kế hoạch nguồn vốn hàng năm và khối lượng công việc có đủ điều kiện thanh toán hay không.

Các huyện đã thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, đảm bảo giải ngân đúng danh mục, mức nguồn vốn công trình đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Hàng năm, tỉnh Bắc Giang đã thanh toán, giải ngân cho toàn bộ các công trình hoàn thành đủ điều kiện thanh toán. Một số năm phải nợ đọng như năm 2008 thì sang năm 2009 cũng đã được thanh toán đầy đủ. Tính đến năm 2014, toàn tỉnh không còn nợ đọng công trình, dự án nào.

* Quản lý nguồn vốn ở công tác kiểm tra giám sát

Về công tác kiểm tra giám sát tuy đã có nhiều cố gắng song chưa thường xuyên, qua thanh tra, kiểm tra chưa phát hiện được nhiều sai phạm để uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời, góp phần đưa công tác quản lý đầu tư vào nề nếp. Trong điều kiện hiện nay công tác kiểm tra, thanh tra chưa thực sự thể hiện được hết vai trò và chức năng của mình, chưa xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm làm thất thoát nguồn vốn và đó cũng là nguyên nhân làm cho việc sử dụng nguồn vốn đầu tư không mang lại hiệu quả mong đợi. Có một thực tế là các kết luận thanh tra, kiểm tra chưa chỉ rõ sai phạm và trách nhiệm của các cơ quan chức năng, chưa xử lý nghiêm các sai phạm do quản lý Nhà nước về đầu tư gây ra. Do đó việc xử lý triệt để các vấn đề tồn tại là rất khó thực hiện. Đầu tư vẫn là một vấn đề mà khi kiểm tra bất kỳ đâu cũng phát hiện sai phạm, vẫn gây thất thoát lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước.

Bộ máy quản lý thực hiện còn có những bất cập, nhiều đầu mối, hạn chế về năng lực, chưa ngang tầm nhiệm vụ, việc tham mưu đề xuất hạn chế. Một số địa phương việc tổ chức hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá tình hình tại các xã còn nặng về hình thức, ít có kiến nghị đề xuất ngoài việc đề nghị tăng nguồn vốn, kéo

dài thời gian thực hiện chương trình không phát hiện mặt yếu kém của việc thực hiện chương trình ở cơ sở.

Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành ở tỉnh bộc lộ một số mặt hạn chế như: - Phân cấp chưa mạnh, chưa rõ ràng, không dứt khoát, muốn giữ quyền phân bổ nguồn vốn, ngại phân cấp, ngại công khai, giảm ảnh hưởng vai trò của UBND các huyện, xã và biến cấp huyện, xã trở thành thụ động trong quá trình thực hiện chương trình.

- Công tác thanh tra kiểm tra chưa sâu sát, chưa toàn diện, phần nhiều những sai phạm được phát hiện do nhân dân và các cơ quan giám sát thực hiện.

3.3.3.2. Nguyên nhân t n t i, y u kém

Do trình ộ phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Giang còn thấp; cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên tỷ lệ tiết kiệm và ầu tư so với GDP còn hạn hẹp. Số nguồn vốn ược ầu tư còn rất hạn chế, chưa đáp ứng ược nhu cầu ầu tư; hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh còn thấp. Nguồn vốn cho phát triển hạ tầng KT - XH, hỗ trợ phát triển sản xuất còn hạn chế và ầu tư dàn trải, cơ cấu nguồn vốn ầu tư chưa hợp lý. Tình trạng quan hệ giữa hợp tác xã với ịa phương, và giữa các ịa phương

trong tỉnh còn nhiều hạn chế, iều này làm cho việc bố trí thiếu tập trung, thiếu ồng

bộ, co kéo áp ứng nhiều mục tiêu ầu tưcùng lúc nên hiệu quả ầu tư còn nhiều hạn chế.

Cơ chế phân công, phân cấp của UBND tỉnh, sự phối hợp trong quản lý nhà nước chưa rõ ràng, chưa đề cao được trách nhiệm của từng ngành, phòng, ban, địa phương... nhất là về trách nhiệm của từng cá nhân. Phân cấp chưa phù hợp với năng lực của chủ thể quản lý. Tình trạng chồng chéo, thiếu sự phân cấp rõ ràng giữa chính quyền các cấp trong việc xây dựng và quản lý các dự án ở nông thôn. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa thường xuyên, diện còn rất hẹp, chưa sâu, chất lượng còn hạn chế, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, chưa chỉ rõ trách nhiệm thuộc về ai, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm chưa triệt để và còn kéo dài sau thanh tra, kiểm tra.

Cơ chế quản lý nguồn vốn liên tục thay đổi do những quy định có tính chất pháp lý cao nhất vẫn tạo ra nhiều khe hở và bất cập dẫn đến tình trạng thất thoát nguồn vốn. Thiếu những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn, nên triển khai các thủ tục cơ bản còn lúng túng mất nhiều thời gian trong khâu thủ tục hành chính. Trình độ, năng lực và kinh nghiệm trong quản lý tổ chức điều hành các hoạt động thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Chương trình 135 còn yếu. Trình độ dân trí còn hạn chế, là địa bàn có nền kinh tế thuần nông, kinh tế hàng hóa chưa phát triển còn yếu và thiếu, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, còn tư tưởng trông chờ ỷ nại vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhà nước. Trình độ cán bộ nghiệp vụ chuyên môn quản lý, điều hành, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở một số xã còn hạn chế, do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Dự án đào tạo cán bộ mới thực hiện ở mức bồi dưỡng, tập huấn, nội dung, tài liệu giảng dạy chậm được cải tiến, đổi mới và còn chồng chéo với các nội dung của bộ ngành khác. Dự án Phát triển sản xuất thực hiện còn lúng túng, gọi là dự án nhưng không có nội dung hoạt động cũng như mục tiêu cụ thể cho từng vùng, chưa xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, một số nơi còn chia đều nguồn vốn như khoản trợ cấp.

Công tác tổng kết báo cáo đánh giá chưa sâu sát cụ thể thiếu chiều sâu và trọng tâm, cơ bản các báo cáo tổng kết của Ban Dân tộc và của tỉnh chỉ mới dừng lại ở khâu liệt kê là chủ yếu. Chưa nêu được mặt mạnh yếu, giải pháp chưa mang tính khả thi.

H u h t d án trình th m nh xét duy t u ph i ch nh s a, b sung. Nhi u d án trong quá trình t ch c th c hi n “th m chí ch a kh i công” ã ph i phê duy t i u ch nh, d n t i kéo dài th i gian tri n khai th t c chu n b u t , chu n b phê duy t d án.

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TỪ CHƯƠNG TRÌNH 135 Ở TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn từ chương trình 135 trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)