Quy hoạch nguồn vốn hay lập dự toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn từ chương trình 135 trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình quản lý nguồn vốn 135 tỉnh Bắc Giang (2006-2014)

3.2.1. Quy hoạch nguồn vốn hay lập dự toán

Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng ban hành Thông tư liên tịch 05/TTLT hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về đầu tư dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) xã biên giới. Căn cứ văn bản trên, các địa phương triển khai lập dự toán, thiết kế dự toán.

Qua khảo sát, điều tra cho thấy công tác chuẩn bị đầu tư đã thực hiện đúng theo quy định hiện hành của nhà nước, và Thông tư liên tịch số 05/TTLT. Hầu hết các huyện đã chủ động thực hiện công tác này ngay từ đầu năm thậm chí từ năm trước. Công tác lập, thẩm định phê duyệt được phân cấp cụ thể và tiến hành nhanh chóng trong thời gian sớm nhất, đáp ứng yêu cầu thực hiện đầu tư dự án và thi công tránh mùa mưa bão và thi công chạy tiến độ. Tuy nhiên, công tác lập, thẩm định, duyệt báo cáo đầu tư và thiết kế dự toán ở các huyện còn chậm và chất lượng hạn chế do thiếu tổ chức tư vấn có kinh nghiệm thực hiện, chưa vận dụng tốt Thông tư liên tịch số 05/TTLT. Vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc lập, duyệt thiết kế, thi công. Có huyện chỉ đạo lập báo cáo điều tra khảo sát thiết kế không chính xác dẫn đến hiệu quả các dự án đầu tư nguồn vốn 135 không đảm bảo.

Về cơ bản các dự án sử dụng nguồn vốn 135 đã xây dựng theo hướng vững chắc lâu dài; quy mô đầu tư phù hợp với quy hoạch sắp xếp bố trí lại dân cư và quy hoạch sản xuất, do nguồn vốn hàng năm còn hạn hẹp nên chủ yếu các địa phương đầu

tư những đường giao thông quy mô nhỏ, trong phạm vi xã, các phòng học, các công trình thủy lợi. trạm y tế, các mô hình sản xuất nhỏ lẻ…mang lại hiệu quả sử dụng.

Việc mua sắm đấu thầu được thực hiện công khai, minh bạch, thông tin rộng rãi, lựa chọn nhà thầu đối với tất cả các dự án đều thực hiện theo hình thức hồ sơ yêu cầu của chủ đầu tư và hồ sơ đề xuất của nhà thầu với ít nhất 3 hồ sơ của 3 nhà thầu tham dự, do đó đã có sự cạnh tranh về chất lượng, giá cả, sử dụng nhân công, vật liệu tại địa phương, chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu dựa vào năng lực tài chính, thiết bị, kinh nghiệm. Nhìn chung, các dự án được lựa chọn đầu tư đều đúng quy hoạch, có sự tham gia giám sát, đảm bảo chất lượng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 3.1: Xây dựng CSHT chương trình 135 giai đoạn 2006 – 2010

TT Loại công trình

So sánh tổng số 2006-2010/Kế hoạch cả

giai đoạn Ghi chú

Kế hoạch (Số CT) Thực hiện (Số CT) KH/TH (%) Nguyên nhân không đạt được kế hoạch: do định mức hỗ trợ còn thấp, trượt giá cao, nguồn vốn năm 2007 cho các thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II chưa được TW cấp, nguồn vốn 11 thôn bản đặc biệt khó khăn không được đầu tư. 1 Giao thông 151 91 60,2 2 Thuỷ lợi 314 136 43,3 3 Điện 104 59 56,7 4 Trường học 142 115 80,9 5 Trạm y tế 14 7 50 6 Nhà lồng Chợ 4 4 100 7 Nhà sinh hoạt 181 55 30,4 Tổng cộng 910 467 51,3

Tổng nguồn vốn ngân sách TW cấp cho tỉnh 161.600 triệu đồng, ước giải ngân cả giai đoạn 159.974/161.600 triệu đồng, đạt 99 % kế hoạch. Đã đầu tư xây dựng 467 công trình, trong đó: Thuỷ lợi 136 công trình; trường lớp học 115 công trình; giao thông 91 công trình; điện 59 công trình; nhà sinh hoạt cộng đồng 55 công trình; Y tế 07 công trình; chợ 04 công trình.

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy tỷ trọng các công trình đầu tư trên địa bàn các xã ĐBKK của Chương trình giai đoạn 2006 – 2010 chủ yếu dành cho giao thông, thủy lợi và trường học. Số công trình nhìn chung tăng theo các năm. Tuy nhiên, số công trình được đầu tư xây dựng thấp so với kế hoạch là do định mức hỗ trợ còn thấp, trượt giá cao, nguồn vốn năm 2007 cho các thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II chưa được TW cấp, nguồn vốn 11 thôn bản đặc biệt khó khăn không được đầu tư.

Từ năm 2011 đến năm 2015, Trung ương không ban hành định mức đầu tư các dự án mà phân bổ định mức 1.000 triệu đồng/xã/năm; 200 triệu đồng/thôn/ năm theo Quyết định số 101/2009/QĐ-TTg ngày 05/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Do Nghị quyết số 14/NQ- HĐND ngày 07/12/2007 của HĐND tỉnh ban hành Tiêu chí phân bổ nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 hết hiệu lực. Vì vậy, trong giai đoạn 2011-2015, Ban Dân tộc tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh phân bổ bình quân cho các xã, thôn bản theo định mức của Trung ương.

Bảng 3.2: Xây dựng CSHT chương trình 135 giai đoạn 2011 – 2015 TT Tên huyện Tổng số CT Trong đó Chia ra Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Giao thông Thủ y lợi Trườn g học Y tế Điện Nước Nhà văn hóa I Xã ĐBKK 209 50 32 34 54 39 91 55 19 7 3 2 32 1 Huyện Sơn Động 91 24 17 16 20 14 21 30 10 5 3 2 20 2 Huyện Lục Ngạn 92 22 12 14 24 20 53 20 7 2 0 0 10 3 Huyện Lục Nam 18 4 3 4 4 3 9 5 2 0 0 0 2 4 Huyện Yên Thế 8 0 0 0 6 2 8 0 0 0 0 0 0 II Thôn ĐBKK 378 77 64 95 81 61 194 107 41 0 0 0 36 1 Huyện Sơn Động 89 17 18 27 17 10 50 17 14 0 0 0 8 2 Huyện Lục Ngạn 122 23 23 24 30 22 53 40 12 0 0 0 17 3 Huyện Lục Nam 97 21 12 29 16 19 49 37 5 0 0 0 6 4 Huyện Yên Thế 64 16 11 15 15 7 36 13 10 0 0 0 5 5 Lạng Giang 6 0 0 0 3 3 6 0 0 0 0 0 0 III XÃ ATK 20 0 0 0 15 5 17 3 0 0 0 0 0 6 Hiệp Hòa 20 0 0 0 15 5 17 3 0 0 0 0 0 Tổng số 607 127 96 129 150 105 302 165 60 7 3 2 68

Tổng nguồn vốn ngân sách TW cấp cho tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 là 341.070 triệu đồng, ước giải ngân cả giai đoạn 340.383,005/341.070 triệu đồng, đạt 99,8 % kế hoạch. Đã đầu tư xây dựng 607 công trình, trong đó: Thuỷ lợi 165 công trình; trường lớp học 60 công trình; giao thông 302 công trình; điện 03 công trình; nhà sinh hoạt cộng đồng 68 công trình; Y tế 07 công trình; nước 02 công trình.

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy tỷ trọng các công trình đầu tư trên địa bàn các xã ĐBKK của Chương trình giai đoạn 2011 – 2015 chủ yếu dành cho giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa và trường học. Số công trình được đầu tư xây dựng nhiều nhất vào năm 2014.

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng được đầu tư và đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả tạo sự chuyển biến mạnh bộ mặt nông thôn vùng đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các xã khó khăn được đầu tư Chương trình 135 có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp với quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất bảo đảm phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và phát triển sản xuất tăng thu nhập. Mục tiêu phấn đầu phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương đã đạt, cụ thể: Tỷ lệ xã có đường ôtô đến trung tâm xã đi lại được 4 mùa đạt 100%, 100% xã có đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm xã đến tất cả các thôn bản; Trên 65% xã có công trình thuỷ lợi nhỏ bảo đảm năng lực phục vụ sản xuất cho trên 70% diện tích trồng lúa nước; 80% xã có đủ trường, lớp học kiên cố, có lớp bán trú ở nơi cần thiết; 100% hộ được sử dụng điện; giải quyết cơ bản về nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% xã có trạm y tế kiên cố đủ tiêu chuẩn y tế cơ sở.

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và các dự án khác thuộc Chương trình 135 đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số ĐBKK của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn từ chương trình 135 trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 57 - 61)