Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn 135 tại tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn từ chương trình 135 trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 43 - 46)

1.3. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn từ Chương trình 135 của một số địa phương

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn 135 tại tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa thực hiện lồng ghép các nguồn vốn khác trên địa bàn cùng nguồn vốn 135 để đạt được hiệu quả cao nhất. Khi thực hiện chọn cách thức cụ thể cho từng địa bàn, không dập khuôn máy móc và việc làm này ở Thanh Hoá do Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp lồng ghép trên nguyên tắc ưu tiên tập trung cho mục tiêu xãa đói giảm nghèo. Bình quân 1 xã đặc biệt khó khăn mỗi năm có thêm từ 2 - 3 nguồn vốn của ngoài nguồn vốn 135. Quá trình thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn ở Thanh Hoá đảm bảo xã ít nhất cũng được đầu tư thêm một nguồn vốn khác.

Chương trình 135 đã được Nhà nước và tỉnh ưu tiên tập trung Ngân sách hỗ trợ một khoản ổn định cho chương trình trong lập kế hoạch hàng năm, đồng thời tỉnh đã có cơ chế chính sách kêu gọi và khuyến khích đầu tư ở các xã đặc biệt khó khăn.

Sau 5 năm thực hiện từ 2006 - 2010, trên phạn vi cả toàn tỉnh, số xã được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong chương trình 135 là 102 xã, thuộc 11 huyện, với tổng kinh phí đầu tư hạ tầng khoảng 425 tỷ đồng. Số nguồn vốn này được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. trong số các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng các xã 135 thì nguồn vốn NSTW chiếm tỷ trọng lớn nhất là 84%, trong khi tổng các nguồn vốn khác chỉ đạt khoảng 16%. Điều đó phản ánh đúng đặc điểm đầu tư phát triển hạ tầng xã ĐBKK: là hoạt động đầu tư mà chính phủ là nhà đầu tư lớn nhất. Trong đó một số huyện như: Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn là những huyện tiêu biểu trong việc huy động các nguồn lực ngoài Ngân sách. Tuy nhiên có những huyện khác như: Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân... chỉ trông chờ vào nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, không có chính sách để huy động các nguồn lực khác. Mặc dù NSTW còn hạn hẹp, song tỉnh Thanh hoá đã thể hiện quyết tâm rất cao đối với công tác xoá đói giảm nghèo trên những địa bàn khó khăn nhất của cả nước. Những năm qua, tỉnh đã quan tâm ưu tiên tập trung nguồn vốn đảm bảo ổn định và tăng dần

mức đầu tư cho phát triển CSHT vì phát triển hạ tầng xã ĐBKK là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xoá đói giảm nghèo.

Thanh Hoá có 102 xã đặc biệt khó khăn ( 77.394 hộ, 389.560 nhân khẩu ) được đầu tư từ chương trình 135. Từ năm 2006 đến năm 2010 đã thực hiện đầu tư 501 công trình với tổng kinh phí là 280,4 tỷ đồng , trong đó ngân sách Trung Ương cấp 277,5 tỷ đồng. Nguồn vốn hỗ trợ được ưu tiên và tập trung đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân như sau: Giao thông ( 124 công trình/ 82.532 triệu đồng, chiếm 35,5% tổng nguồn vốn), thuỷ lợi ( 121 công trình/ 56.624 triệu đồng, chiếm 25,1%), trường học ( 145 công trình/ 47.081 triệu đồng, chiếm 20,8%), điện ( 93 công trình/ 34.581 triệu đồng, chiếm 15,3%), trạm y tế ( 09 công trình/ 1.327 triệu đồng, chiếm 0,59%), nước sinh hoạt ( 04 công trình/1.307 triệu đồng, chiếm 0,6%), chợ ( 02 công trình/ 630 triệu đồng, chiếm 0,28%), khai hoang ( 03 công trình/294,5 triệu đồng, chiếm 0,13%) và nguồn vốn chuẩn bị đầu tư 1.769 triệu đồng chiếm 0,7%. Riêng nguồn vốn năm 2005 là 53.852 triệu đồng, đang trong quá trình triển khai chưa có số liệu chính xác để tổng hợp.

Nhìn chung các công trình xây dựng CSHT trong chương trình 135 cơ bản đảm bảo theo đúng trình tự đầu tư, sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả tốt. Cùng với việc lồng ghép các chương trình dự án khác, sau 5 năm thực hiện trên địa bàn chương trình 135, đã có 91% xã có trường tiểu học, 93% xã có trường THCS kiên cố từ cấp 4 trở lên, 94% xã có trạm y tế ( trong đó 73,6% trạm y tế kiên cố) đảm bảo phục vụ chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; gần 70% xã có trạm bưu điện văn hoá xã; 40% xã có trạm truyền thanh; đầu tư xây dựng 12 công trình chợ giúp cho 50% xã ĐBKK được tham gia giao lưu buôn bán hàng hoá; 88/102 xã có đường giao thông đến trung tâm xã, đã tạo điều kiện cho nhân dân các xã vùng sâu vùng xa đi lại ngày càng thuận lợi hơn, nhất là cac tuyến liên xã, liên thôn, ô tô đã có thể đi đến được nhiều bản làng xa xôi hẻo lánh. Đặc biệt đã xây dựng được 13 cây cầu treo bắc qua các con song, suối, trước đây người dân phải đi bằng đò xuồng không đảm bảo an toàn về mùa mưa lũ.

Trên địa bàn các xã 135 được xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp 121 công trình thuỷ lợi, làm tăng năng lực tưới cho hơn 2.500 ha đất canh tác, khai hoang thêm được gần 100 ha đất bãi màu chuyển thành đất ruộng, kết hợp với việc đưa các giống lúa mớI đã làm tăng năng suất và sản lượng lương thực trong vùng, giúp cho các xã ĐBKK ổn định lương thực và nâng mức bình quân lương thực từ 243 kg ( năm 1999) lên 413 kg/ người ( năm 2008).

Trước đây chỉ có 10-13% số xã thuộc phạm vi chương trình có điện lưới quốc gia, sau 7 năm thực hiện, đã xây dựng 93 công trình điện góp phần nâng tỷ lệ xã vùng ĐBKK có điện lên 86,3% và 63% dân số trên địa bàn được dùng điện, 07 huyện đã có 100% số xã có điện như huyện Cẩm Thuỷ, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Như Xuân, Bá Thước, Tĩnh Gia và Triệu Sơn.

Đạt được kết quả trên là do sự chỉ đạo của các cấp các ngành và sự giám sát chặt chẽ của các ngành chức năng và của cộng đồng; thực hiện cơ chế phân cấp làm chủ đầu tư tập trung vào cơ sở huyện và xã. Các xã làm chủ đầu tư đã phát huy được quyền chủ động và quyền quyết định trong quá trình đầu tư xây dựng cac công trình trên địa bàn quản lý; thực hiện dân chủ công khai từ những người dân được hưởng lợi; từ bước quy hoạch, lựa chọn công trình, các giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến tổ chức thi công và thanh quyết toán. Các ban quản lý dự án, Ban giám sát tại chỗ trực tiếp trên địa bàn, nên tích cực đôn đốc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đơn vị thi công bảo đảm tiến độ và chất lượng công trình.

Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả lợi ích của các công trình đem lại, một số công trình từ những năm đầu tiên do công tác giám sát kiểm tra chưa tốt, dẫn đến chất lượng một số công trình chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; công tác khảo sát thiết kế chưa sát với thực tế gây lãng phí; thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai xã có công trình, dan có việc làm và tăng thu nhập kết quả chưa cao. Những công trình có tổng nguồn vốn dự toán đầu tư lớn, phần dân đóng góp quá cao, không đủ điều kiện để hoàn thành công trình dẫn đến công trình dở dang kéo dài thời gian thi công. Năng lực tổ chức thực hiện của một số cơ sở, đặc biệt 1 số chủ đầu tư vẫn còn hạn

chế lung túng, nhất là khâu chuẩn bị đầu tư, công tác giám sát và quyết toán công trình hoàn thành.

Dự án xây dựng CSHT đều là những công trình thuộc lĩnh vực XDCB, trong những năm thực hiện dự án với mức hỗ trợ của Nhà nước đầu tư bình quân cho mỗi xã 400 – 500 triệu đồng, các xã chủ yếu tập trung vào các công trình nhỏ dễ làm, số còn lại thường là công trình có qui mô lớn hơn, ở những địa hình phức tạp khó khăn hơn, do đó giai đoạn 3 của Chương trình 135 nhà nước cần điều chỉnh nâng mức nguồn vốn bình quân cho phù hợp với qui mô và biến động của giá cả thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn từ chương trình 135 trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 43 - 46)