Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn từ chương trình 135 trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 85 - 87)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung

3.3.1. Kết quả đạt được

* Quản lý nguồn vốn ở giai đoạn quy hoạch nguồn vốn hay lập dự toán

Công tác duyệt dự toán được thực hiện nghiêm túc, cẩn thận. Từ năm 2006 đến 2014 số nguồn vốn do các đơn vị tư vấn đề nghị đầu tư so với số nguồn vốn được huyện duyệt giảm 967 triệu đồng, con số này không phải là nhỏ và số tiền này có thể đầu tư thêm được 1 hoặc 2 công trình cho địa phương. Nếu tính trung bình,

thì số tiền giảm trên mỗi công trình là 7,86 triệu đồng/1 công trình. * Quản lý nguồn vốn ở công tác phân bổ nguồn vốn

UBND tỉnh Bắc Giang đã triển khai đến tất cả các xã trên các huyện theo đúng các văn bản hướng dẫn của Chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, hướng dẫn của Uỷ ban dân tộc, của UBND tỉnh, các ngành chuyên môn của tỉnh được cụ thể hoá bằng các văn bản hướng dẫn thực hiện của các huyện để chỉ đạo các xã triển khai đến thôn, bản phổ biến đến người dân biết các chính sách phục vụ

vùng dân tộc, lựa chọn các hộ được hỗ trợ, các công trình, các đối tượng để đầu tư, từ đó bàn bạc thảo luận dân chủ từ cơ sở khu hành chính đề xuất, xã tổng hợp báo cáo UBND huyện, UBND huyện giao cho các cơ quan chuyên môn của huyện thẩm định, tổng hợp kết quả báo cáo Thường trực Huyện uỷ - Hội đồng nhân dân huyện trước khi ban hành quyết định để thực hiện.

Mặc dù công tác đầu tư theo chương trình 135 của tỉnh Bắc Giang chưa đạt được 100% mục tiêu đề ra nhưng cũng đã đạt được một số kết quả nhất định. Về việc lựa chọn các đối tượng thụ hưởng chương trình, số nguồn vốn đầu tư cho mỗi đối tượng…thì tỉnh đã lựa chọn, phân bổ nguồn vốn theo nguyên tắc tính điểm. Thang điểm và cách tính điểm rất rõ ràng, đảm bảo tính công bằng, minh bạch cao. Việc đầu tư công trình, dự án nào, địa điểm nào là phù hợp với yêu cầu nguyện vọng của người dân, công trình, dự án đảm bảo chất lượng, thực hiện xong được bàn giao đưa vào sử dụng ngay và phát huy hiệu quả. Việc hỗ trợ sản suất và đời sống, chính sách cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ĐBKK được thường xuyên chăm lo góp phần cải thiện đời sống ổn định sản xuất. Các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh, huyện đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo, vận động người dân tham gia ủng hộ cho Chương trình 135 bằng ngày công, hoa mầu, tài sản…Trong 10 năm thực hiện đầu tư xây dựng các công trình đặc biệt là các tuyến đường giao thông, công tác giải phóng mặt bằng được mọi người dân ủng hộ không nhận tiền đền bù để nguồn kinh phí đền bù tập trung cho xây dựng các công trình dân sinh.

* Quản lý nguồn vốn ở giai đoạn nghiệm thu, thanh quyết toán nguồn vốn

Công tác nghiệm thu thanh toán chưa được kỹ lưỡng, phần lớn là dựa vào hồ sơ, sổ sách. Các huyện trong tỉnh Bắc Giang đã thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, đảm bảo giải ngân đúng danh mục, mức nguồn vốn công trình đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

* Quản lý nguồn vốn ở công tác kiểm tra giám sát

Tỉnh đã thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra cũng như đã tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất…tất cả các công trình được thực hiện trên địa bàn. Công tác chuẩn bị đầu tư, phân bổ và quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư được thực hiện theo đúng quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tướng

Chính phủ và quy định của tỉnh về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Hàng năm, tỉnh đã ưu tiên bố trí nguồn vốn cho các công trình hoàn thành đã quyết toán, hoàn thành chưa quyết toán và các công trình chuyển tiếp, số nguồn vốn còn lại mới bố trí đầu tư xây dựng những công trình mới. Do có sự chỉ đạo chặt chẽ nên tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản các công trình 134, 135 trên địa bàn không nhiều, chủ yếu là những công trình chưa quyết toán, đặc biệt không có tình trạng phân bổ và sử dụng nguồn vốn sai mục đích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn từ chương trình 135 trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 85 - 87)