Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn 135 tại tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn từ chương trình 135 trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 40 - 43)

1.3. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn từ Chương trình 135 của một số địa phương

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn 135 tại tỉnh Hà Giang

Tỉnh Hà Giang chú trọng chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương trong việc đẩy mạnh phân cấp cho xã làm chủ đầu tư, ở nhiều huyện còn phân công nhiệm

vụ cho các phòng, ban trực tiếp giúp đỡ xã trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình. Hàng năm, tỉnh giao kế hoạch sớm (từ tháng 12 năm trước) tạo điều kiện cho các chủ đầu tư chủ động trong thực hiện nhiệm vụ. Quy chế dân chủ được chấp hành sâu rộng; đảm bảo có sự tham gia đầy đủ của người dân từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị dự án đầu tư đến nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng trên nguyên tắc “nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Mặt khác sự phối hợp giữa giám sát chủ đầu tư với ban giám sát xã cũng luôn được đề cao, cách thức triển khai chặt chẽ, khoa học nên Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã phát huy hiệu quả thiết thực. Chủ động lồng ghép nguồn vốn 135 với các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển; tiếp tục phân cấp mạnh về cơ sở, gắn với đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp.

Là một tỉnh miền núi vùng Tây Bắc, Hà Giang được Nhà nước quan tâm nhiều trong các chương trình hỗ trợ phát triển nông thôn miền núi, đặc biệt là Chương trình 135. Với tổng số nguồn vốn gần 300 tỷ đồng cho thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, giai đoạn 2006 - 2010 Hà Giang đã biết cách quản tốt nguồn vốn cũng như chất lượng của công trình này.

Với trọng trách là đơn vị thường trực chỉ đạo thực hiện các dự án trong Chương trình 135, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh đã nhanh chóng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng các công trình 135 trên địa bàn và hướng dẫn từng khâu trong quá trình thực hiện đảm bảo theo đúng quy định của Trung ương. 5 năm thực hiện, 872 danh mục công trình đã được hoàn thiện. Nếu chỉ tính bằng con số sẽ chẳng thể hiểu hết được những khó khăn vất vả mà chính quyền và nhân dân nơi đây đã làm được, bởi lẽ 100% các công trình ở đây đều được thực hiện trên bề mặt địa lý hết sức phức tạp. Đồi núi chia cắt nhiều, dân sinh sống phân tán nên nguồn vốn đầu tư lớn mà hiệu quả lại không cao. Mô hình đầu tư của Hà Giang bao giờ cũng ưu tiên đầu tư cho nước sinh hoạt trước, sau đó mới là hệ thống thuỷ lợi, điện, đường, trường, trạm. Theo tính toán sơ bộ, với nguồn vốn trên, một xã mỗi năm cũng chỉ được đầu tư khoảng 500 triệu đồng (đáp ứng

được khoảng 1/5 so với nhu cầu thực tế). Vậy là tỉnh lại lên chương trình ''hỗ trợ tấm lợp và nước ăn'' dùng bằng nguồn vốn ngân sách- địa phương cấp thêm cho mỗi hộ 100 tấm lợp, 20 viên ngói úp nóc và 1 bể nước có dung tích chứa 2 đến 3 khối nước hoặc 1 giếng. Có nhà ở, nước ăn, người dân mới yên tâm lao động sản xuất.

Điều đầu tiên của cơ chế quản lý chương trình là đảm bảo nguyên tắc dân chủ và công khai. Các công trình nhất thiết phải có công sức của nhân dân địa phương tham gia thi công để nâng cao tinh thần trách nhiệm đồng thời giúp họ tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo. Hầu hết các dự án 135 đều do xã làm chủ đầu tư, có như vậy công trình mới được giám sát một cách triệt để được. Ngay đến cả những người trực tiếp xây dựng các công trình này cũng đều là người dân bản xứ, có nghĩa là họ trực tiếp tạo ra sản phẩm cho mình và hưởng lợi từ những công trình đó. Để làm được điều này, tỉnh đã tổ chức cho các xã mở lớp đào tạo thợ xây, lớp nổ mìn, lớp giám sát công trình. Sở Xây dựng là đơn vị biên soạn tài liệu, các doanh nghiệp xây dựng huy động kỹ sư, giáo viên giảng dạy... Đến nay, tất cả các xã đều có tổ thợ đảm nhiệm phần việc của mình theo chương trình. Những công trình lớn, khó thi công mới đếnphần huyện làm chủ đầu tư nhưng trong thành phần giám sát không thể thiếu người dân địa phương được. Xây dựng là dân, giám sát là dân và ngay cả việc bố trí nguồn vốn cũng là dân. Xã họp dân để lựa chọn công trình, làm ra sao, làm như thế nào rồi lập biểu gửi lên huyện, huyện có trách nhiệm rà soát đề nghị của các xã, tập hợp các danh mục gửi lên tỉnh. Cuối cùng, tỉnh phân tích để lồng ghép nguồn vốn vào các chương trình sao cho phù hợp. Sau 5 năm thực hiện Chương trình 135 cơ sở hạ tầng thiết yếu ở Hà Giang đã được tăng cường, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội của các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người. Tỷ lệ đói nghèo của các xã thuộc Chương trình 135 qua các năm giảm xuống rõ rệt, đến nay chỉ còn 25% thay cho 45% ở thời điểm 5 năm trước đó. Hà Giang giờ đây 100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm và đã có đến 93% trẻ em trong độ tuổi được đến trường và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học- chống mù chữ. Những kết quả trên đây là kết quả của Chương trình 135 cũng như các chương trình mục tiêu hỗ trợ vùng miền

núi khó khăn khác nhưng cũng không thể không kể đến sự điều hành cũng như cách quản lý chặt chẽ, đúng lý hợp tình của chính quyền và nhân dân các dân tộc thiểu số Hà Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn từ chương trình 135 trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 40 - 43)