CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình quản lý nguồn vốn 135 tỉnh Bắc Giang (2006-2014)
3.2.4. Kiểm tra giám sát
Cơ quan thường trực Chương trình 135 của các huyện trong tỉnh Bắc Giang tổ chức kiểm tra định kỳ 1 lần/1 năm toàn bộ các dự án thực hiện, ngoài ra các huyện đã thành lập các đoàn thanh tra và tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, tuy nhiên công tác thanh kiểm tra của các huyện chưa được thực hiện thường xuyên cũng như chưa thực sự phát huy hiệu quả. Khi có các đoàn kiểm tra khác của tỉnh
như: Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy; Công an tỉnh; Thanh tra Nhà nước tỉnh, thanh tra chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện vẫn còn những sai sót và đã chấn chỉnh những sai sót trong việc triển khai. Qua kiểm toán Nhà nước đã phát hiện việc lập dự toán tính có sai số trong lập dự toán giai đoạn II và đoàn đã kiến nghị xuất toán 42 triệu đồng. UBND tỉnh đã yêu cầu cơ quan thường trực Chương trình 135 của các huyện trong tỉnh và nhà thầu thực hiện nghiêm túc kiến nghị của đoàn và đã nộp đủ cho ngân sách Nhà nước.
Giai đoạn III công tác kiểm tra giám sát vẫn được tiến hành thường xuyên. Hàng năm, Ban Dân tộc đều tổ chức các đoàn kiểm tra theo kế hoạch, tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra đột xuất để tháo gỡ khó khăn, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ. Trong giai đoạn 2011 - 2014, Ban Dân tộc đã tiến hành 14 cuộc thanh tra việc thực hiện các chính sách dân tộc giai đoạn từ 2011 - 2014, phát hiện với tổng số tiền sai phạm là: 855,311 triệu đồng, trong đó: Kiến nghị thu hồi nộp NSNN là 180,063 triệu đồng; giảm trừ, không thanh toán: 675,248 triệu đồng. Tính đến thời điểm 31/12/2014 đã thu hồi 46,500 triệu đồng nộp về ngân sách Nhà nước.
3.2.4.1. H th ng c s h t ng kinh t , k thu t
a. Tình hình quản lý
Sau khi nghiệm thu, chủ đầu tư phải bàn giao công trình, dự án cho UBND xã để giao cho thôn bản, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm quản lý sử dụng, bảo trì và bàn giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công trình cho UBND xã.
Với các công trình hạ tầng nằm trên địa bàn xã có tính chất sử dụng cho khu vực liên xã, không do UBND xã quản lý (đường giao thông liên xã, hệ thống điện, hệ thống nước sạch tập trung...) thì thường giao cho các ban quản lý như:
- Hệ thống giao thông nông thôn giao cho UBND các xã đề xuất các biện pháp quản lý, duy tu và phát triển.
- Hệ thống điện giao cho hợp tác xã điện, hoặc chi nhánh điện quản lý
- Hệ thống nước sạch tập trung bàn giao cho Ban quản lý nước của thôn, xã quản lý
Các huyện được đầu tư nguồn vốn 135: Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế là 4 huyện miền núi cao, thuộc huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Bắc Giang, 90% dân số sống chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp. Các hàng nông lâm sản, sản vật của địa phương khi sản xuất ra rất khó tiêu thụ, giá bán thấp hơn rất nhiều so với thị trường.
Từ khi được đầu tư nguồn vốn 135 hệ thống đường giao thông, cầu, cống, xe ôtô vào tận nơi thu mua, giá nông lâm sản tăng cao, sản xuất đến đâu, tiêu thụ hết đến đó, đời sống nhân dân được nâng cao giúp giảm hộ đói, xóa hộ nghèo.
Các công trình điện, nước giúp cho người dân tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh, sức khỏe tốt không còn lo các dịch bệnh truyền nhiễm do ăn phải nguồn nước ô nhiễm.
c. Tình hình tu bổ, củng cố và duy tu các công trình
Từ năm 2008, tỉnh được hỗ trợ 7.523 triệu đồng để thực hiện duy tu bảo dưỡng 184 công trình (giao thông 9 CT, thuỷ lợi 49 CT, trường lớp học 96 CT, 8 CT nước sinh hoạt tập trung, 10 CT điện, 10 CT y tế, 01 CT nhà văn hóa, 01 CT nhà Ủy ban). Đối với những công trình thuộc Chương trình 135 giai đoạn II, tỉnh đã chỉ đạo cấp cơ sở phải thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng công trình nhằm ngăn ngừa sự xuống cấp của công trình từ đó có phương án duy tu, bảo dưỡng. Công tác huy động nguồn lực của các xã trong duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư còn hạn chế (do các xã đều thuộc diện đặc biệt khó khăn), chỉ huy động được bằng công lao động của người dân tham gia trong tu sửa đường, nạo vét kênh mương...khi công trình đã xuống cấp. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của cơn bão số 6 năm 2008, nhiều công trình bị hư hỏng nặng, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn để khắc phục mới có thể phát huy hiệu quả.
3.2.4.2. D án h tr phát tri n s n xu t
a. Tình hình quản lý
Các mô hình, dự án cây con giống hỗ trợ phát triển sản xuất được giao cho nhóm hộ hoặc cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành.
Một số mô hình như:
- Mô hình nuôi bò giống, gà lai ở Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động không thành công sau khi chuyển giao cho người dân do 2 nguyên nhân sau:
+ Người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn có thói quen chăn thả gia súc gia cầm, nên việc lấy giống và phối giống gặp khó khăn.
+ Bò, gà cấp cho dự án không phù hợp với việc chăn thả tự do, khả năng tự phòng bệnh thấp, dễ mắc bệnh, không chịu được thời tiết khắc nghiệt.
+ Người dân chưa có thói quen tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm nên khi xảy ra thiên tai dịch họa không thể cứu vãn được.
- Dự án trồng gấc lai tại huyện Lục Nam, sau khi chuyển giao cho người dân thực hiện rất tốt, năng suất rất cao nhưng sản phẩm làm ra không tiêu thụ được.
- Hỗ trợ máy cày, máy tuốt lúa, người dân chỉ sử dụng, khai thác không chịu tu sửa theo kiểu “cha chung không ai khóc”, cuối cùng bị hỏng, đắp chiếu.
- Hỗ trợ máy bơm nước, máy phun thuốc trừ sâu: Được giao cho từng hộ gia đình, việc quản lý và sử dụng tốt, phát huy được hiệu quả cao…