Một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn từ chương trình 135 trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 50)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu

Thu thập số liệu:

Căn cứ số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê, Ủy ban Dân tộc, ban Dân tộc tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh, báo chí thu thập các thông tin liên quan đến nguồn vốn 135 của Chính phủ: các văn bản Luật, Nghị định, thông tư. Thu thập thông tin về tình hình thực hiện quản lý nguồn vốn đầu tư các dự án thuộc Chương trình 135 tại tỉnh Bắc Giang thông qua các báo cáo tổng kết kết quả thực hiện chương trình 135 các giai đoạn, báo cáo tổng kết công tác dân tộc các năm, biên bản kiểm tra, kết quả kiểm tra của Kiểm toán Nhà nước, các đoàn thanh tra.

Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự nhau thông qua các tỷ số. Trong đề tài đã tiến hành so sánh về tình hình nguồn vốn đầu tư theo thời gian từ năm 2006 đến năm 2014, cơ cấu kinh tế, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích…giúp cho việc phân tích các chỉ tiêu được đúng đắn, đầy đủ, chính xác. Từ đó, đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp, đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn chương trình 135 của tỉnh Bắc Giang.

Phương pháp phân tích tổng hợp:

Từ các thông tin thu thập được, tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá. Phân tích, tổng hợp các kết quả đạt được, các kết quả chưa đạt được về các dự án thuộc Chương trình 135, đánh giá sự ảnh hưởng và kết quả của dự án đến kinh tế xã hội địa phương, đến công tác quản lý nguồn vốn 135 của tỉnh Bắc Giang. Từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn 135 tại tỉnh Bắc Giang 2.2. Đặc điểm tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông.

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn. - Phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên.

- Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.

* Dân số, đơn vị hành chính

Đến hết năm 2014, dân số toàn tỉnh Bắc Giang ước là 1.624.456 người, mật độ dân số bình quân là 420,9 người/km2, là tỉnh có mật độ dân số bình quân cao hơn so với mật độ dân số bình quân cả nước, có 26 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%; người Tày 2,6%; người Sán chay và người Sán dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%. Dân số sống ở khu vực thành thị khoảng 183.918 người, chiếm khoảng 10,13% dân số, dân số ở khu vực nông thôn là 1.440.538 người, chiếm 90,38%. Tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49,92% dân số, nữ giới khoảng 50,08% dân số. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 62,15% dân số.

Có 10 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Bắc Giang và 9 huyện với 230 xã, phường, thị trấn.

* Địa hình, địa mạo

Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.

Tỉnh Bắc Giang có đặc điểm địa hình của cả miền núi lẫn trung du. Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi là chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai còn tốt, đặc biệt ở khu vực còn rừng tự nhiên. Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na, hồng, đậu tương, chè…; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Đặc điểm này thể hiện chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế, chiếm 72% diện tích toàn tỉnh.

Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tuỳ theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác. Vùng trung du thể hiện chủ yếu ở các huyện Tân Yên, Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang và thị xã Bắc Giang, chiếm 28% diện tích toàn tỉnh.

* Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, thịnh hành gió đông nam, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành gió đông bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22 - 23°C, độ ẩm dao động từ 73 - 75% vào mùa đông và từ 85 - 87% vào mùa hè. Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 – 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.

Phần lãnh thổ tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua (sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam) với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm có trữ lượng khá lớn. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt.

* Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên; gồm 123 nghìn ha đất nông nghiệp, 110 nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đất chuyên dụng và đất ở, còn lại là các loại đất khác. Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Tài nguyên rừng

Bắc Giang có 110 nghìn ha rừng, trong đó có gần 64 nghìn ha rừng tự nhiên và hơn 46 nghìn ha rừng trồng. Trữ lượng gỗ có khoảng 3,5 triệu m³, tre nứa khoảng gần 500 triệu cây. Ngoài tác dụng tán che, cung cấp gỗ, củi, dược liệu, nguồn sinh thuỷ, rừng Bắc Giang còn có nhiều suối, hồ đập, cây rừng nguyên sinh phong phú tạo cảnh quan môi sinh đẹp và hấp dẫn.

Trên địa bàn tỉnh tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn nhưng lại có một số là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh như: mỏ than đá ở Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động; quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu tấn ở Yên Thế, gần 100 nghìn tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng; 100 m³ sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên; sỏi, cuội kết ở Hiệp Hoà, Lục Nam.

* Về giao thông

Bắc Giang là đầu mối giao lưu với các cửa khẩu Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên), có hệ thống đường giao thông quan trọng của Quốc gia chạy qua: Quốc lộ 1B mới chạy song song với quốc lộ 1A cũ, quốc lộ 12 đi Quảng Ninh, quốc lộ 34 nối với Thái Nguyên, Bắc Cạn.

Hệ thống đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn - Đông Triều, hệ thống đường thủy gần sông Thương, sông Lục Nam và sông Cầu, từ đây có thể đi Hải Phòng, Quảng Ninh ra biển. Có thể khai thác tàu thuyền với trọng tải nhiều ngàn tấn cập cảng Á Lữ (thành phố Bắc Giang). Các yếu tố đó là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh tốc độ công nghịêp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

2.3. Một số lợi thế kinh tế của tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh miền núi nhưng có cả vùng trung du, đồng bằng xen kẽ. Lợi thế kinh tế của tỉnh là nông, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Nông, lâm nghiệp đang có sự chuyển dịch cơ cấu một cách tích cực. Tiến bộ khoa học kỹ thuật không ngừng được ứng dụng, nhất là việc đưa giống mới, phương pháp canh tác mới. Tốc độ tăng tỷ trọng nông sản hàng hoá mỗi năm đều tăng. Những cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được phát triển, mở rộng ngày một nhanh hơn.

Chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp cùng với nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục có những bước phát triển lớn. Dịch vụ nông nghiệp không ngừng phát triển đến tận các thôn bản, xóm làng vùng cao, hẻo lánh. Thương mại dịch vụ phát triển

nhanh trong nền kinh tế thị trường, nhiều chợ nông thôn đã được khôi phục, mở rộng hoặc nhanh chóng hình thành. Các thị trấn, thị tứ ngày càng sầm uất thêm.

Công nghiệp là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng của tỉnh. Khu công nghiệp Đình Trám rộng hơn 100 ha đã được các nhà đầu tư vào gần kín, ngoài ra còn gần 20 cụm công nghiệp tại các huyện, thị xã đã và đang đi vào hoạt động hoặc đang thiết kế quy hoạch hoàn chỉnh.

Tiềm năng du lịch

Bắc Giang là tỉnh miền núi nhưng địa lý lãnh thổ không những có nhiều vùng núi cao, mà còn có nhiều vùng đất trung du trải rộng xen kẽ với các vùng đồng bằng phì nhiêu. Rừng nguyên sinh còn khá nhiều, đặc biệt rừng nguyên sinh Tây Yên Tử đang được bảo tồn với diện tích tự nhiên gần 15.000 ha gồm nhiều chủng loại cây hỗn giao phong phú, động vật rừng quý hiếm.

Cùng với rừng núi, tỉnh còn có hệ thống sông, suối xen kẽ nổi tiếng trong vùng như: hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn) rộng gần 3.000 ha, các hồ Khuôn Thần, làng Thum, Lòng Thuyền (Lục Ngạn), suối Nứa (Lục Nam), sông Sỏi (Yên Thế)…, mỗi hồ rộng hàng trăm ha với dáng vẻ đặc trưng riêng về sinh thái của mình. Suối Mỡ (Lục Nam) là một thắng cảnh có di tích văn hoá hấp dẫn.

Hơn 100 di tích lịch sử văn hoá lớn đang được bảo tồn như chùa Vĩnh Nghiêm, đình cổ Lỗ Hạnh, đình Phù Lão và chùa Tiên Lục với cây dạ hương nghìn năm tuổi, thành cổ Xương Giang, thành đất nhà Mạc, đồn Phồn Xương của nghĩa quân Đề Thám, an toàn khu Hoàng Vân… Các lễ hội cổ truyền vẫn được gìn giữ và ngày càng phát huy, mở rộng thêm.

2.4. Địa điểm nghiên cứu

Vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Bắc Giang gồm 30 xã (273 thôn, bản) và 97 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc 32 xã, thị trấn khu vực II thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II, trong đó có huyện Sơn Động được đầu tư theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ- CP của Chính phủ. Đối tượng đầu tư ở 4 huyện: Sơn Động 14 xã và 28 thôn bản, Lục Ngạn 11 xã và 26 thôn bản, Lục Nam 5 xã và 27 thôn bản, Yên Thế 16 thôn bản. Kinh tế chủ yếu là thuần nông, sản xuất công nhiệp và

dịch vụ chậm phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; tỷ lệ hộ nghèo cao (66,99 % năm 2006), đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, còn có sự chênh lệch so với các vùng khác trong tỉnh.

2.5. Đặc điểm cơ quan thường trực quản lý nguồn vốn 135 tỉnh Bắc Giang

Ban Dân tộc là cơ quan chuyên môn ngang Sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

Ban Dân tộc có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Ủy Ban dân tộc.

Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, chính sách thuộc lĩnh vực công tác dân tộc sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ban Dân tộc cho đồng bao dân tộc thiểu số; vận động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, đề án, mô hình thí điểm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đặc thù, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa và công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Thường trực giúp UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án do Ủy ban Dân tộc chủ trì quản lý, chỉ đạo; theo dõi, tổng hợp, sơ kết, tổng kết và đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc ở địa phương; tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp để giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, di cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các vấn đề dân tộc khác trên địa bàn tỉnh.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TỪ CHƯƠNG TRÌNH 135 TẠI TỈNH BẮC GIANG

3.1. Khái quát về nguồn vốn từ chương trình 135 tỉnh Bắc Giang

3.1.1. Nguồn vốn 135 đầu tư giai đoạn II (2006-2010)

Tổng nguồn vốn chương trình: 270.539 triệu đồng, trong đó: - Ngân sách Trung ương: 266.159 triệu đồng.

- Tổng số nguồn vốn huy động từ đóng góp của nhân dân, các tổ chức: 4.250 triệu đồng (Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: 1.750 triệu đồng; dự án phát triển CSHT: 2.500 triệu đồng...).

3.1.2. Nguồn vốn được đầu tư từ năm 2011 đến 2013

Trung ương không ban hành định mức đầu tư các dự án mà phân bổ định mức 1.000 triệu đồng/xã/năm; 200 triệu đồng/thôn/năm theo Quyết định số 101/2009/QĐ-TTg ngày 05/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Do Nghị quyết số 14/NQ- HĐND ngày 07/12/2007 của HĐND tỉnh ban hành tiêu chí phân bổ nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 hết hiệu lực. Vì vậy, trong giai đoạn 2011-2013, Ban Dân tộc tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh phân bổ bình quân cho các xã, thôn bản theo định mức của Trung ương.

Tổng nguồn vốn Trung ương phân bổ cho tỉnh năm 2011-2013 là 132.200 triệu đồng, cụ thể như sau:

- Nguồn vốn Chương trình 135 năm 2011 là 43.200 triệu đồng.

- Nguồn vốn Dự án 2-Chương trình MTQGGN năm 2012 là 43.200 triệu đồng - Nguồn vốn Dự án 2-Chương trình MTQGGN năm 2013 là 45.800 triệu đồng (do có 04 xã hoàn thành mục tiêu, Trung ương bổ sung 2.600 triệu đồng cho các thôn bản ĐBKK của xã hoàn thành mục tiêu).

Trong giai đoạn 2011-2013, dự án đã bố trí 2.066 triệu đồng để lồng ghép với Đề án giảm nghèo cho 13 xã của huyện Lục Ngạn, Chương trình kiên cố hóa trường lớp học đầu tư xây dựng 19 công trình để nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

3.1.3. Nguồn vốn được đầu tư năm 2014

Tổng nguồn vốn thực hiện khoảng 60 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn cho dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên 12,7 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ cho 36 xã đặc biệt khó khăn và 85 thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc 27 xã khu vực I, khu vực II ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Lạng Giang; dự án xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng nguồn vốn đợt I là 45,8 tỷ đồng để đầu tư xây dựng mới và lồng ghép 134 công trình thủy lợi, giao thông, trường học, y tế, nhà văn hóa, công trình cấp nước sinh hoạt tập trung.

3.2. Tình hình quản lý nguồn vốn 135 tỉnh Bắc Giang (2006-2014)

3.2.1. Quy hoạch nguồn vốn hay lập dự toán

Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng ban hành Thông tư liên tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn từ chương trình 135 trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)