Bài học rút ra cho tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn từ chương trình 135 trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 46 - 47)

1.3. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn từ Chương trình 135 của một số địa phương

1.3.3. Bài học rút ra cho tỉnh Bắc Giang

Thứ nhất, tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư, các quy định về đầu

tư xây dựng. Cần có quy định phân cấp rõ ràng, không chồng chéo, phù hợp với trình độ, năng lực quản lý của cán bộ xã, thôn, bản, ở huyện phân công nhiệm vụ cho các phòng chuyên môn trực tiếp giúp đỡ UBND các xã trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình. Mặt khác cần đề cao sự phối hợp giữa giám sát chủ đầu tư với ban giám sát xã, cách thức triển khai chặt chẽ, khoa học. Phải đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở. Ban chỉ đạo cấp tỉnh hoạt động tích cực tập trung đầu mối quản lý, hướng dẫn thực hiện; tổ chức phối hợp chặt chẽ; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng ngành.

Thứ hai, quy chế dân chủ phải được chấp hành sâu rộng; đảm bảo có sự

tham gia đầy đủ của người dân từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị dự án đầu tư đến nghiệm thu bàn giao dự án đưa vào sử dụng trên nguyên tắc người dân được tham gia dự án để tăng thu nhập. Đặc biệt chú trọng thực hiện tốt phương châm "xã có công trình, dân có việc làm..." góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhân dân địa phương.

Thứ ba, cần tập trung các nguồn lực trên địa bàn để nâng cao hiệu quả đầu tư. Hàng năm, cần tổ chức giao kế hoạch sớm (từ tháng 12 năm trước) để tạo điều

Thứ tư, cần xây dựng cơ chế quản lý hợp lý, thủ tục đơn giản, dễ thực hiện.

Kiểm tra giám sát thường xuyên, uốn nắn những sai sót, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện

Thứ năm, phải thực hiện đồng bộ các chính sách trên địa bàn nhằm phát huy

sức mạnh tổng hợp để thực hiện chương trình.

Thứ sáu, chú trọng công tác kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư đảm bảo chất

lượng, chống tiêu cực, thất thoát tiền nguồn vốn của nhà nước.

Thứ bảy, coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, khơi dậy ý thức tự lực,

tự cường trong nhân dân, chống lại tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự giúp đỡ của Nhà nước. Chú trọng công tác giáo dục, thông tin, tuyên truyền hướng dẫn cho đồng bào nhằm nâng cao nhận thức, từ đó có ý thức tham gia vào các chương trình, dự án, sử dụng có hiệu quả các dự án được đầu tư. Huy động tốt nguồn nội lực trong nhân dân, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ nại.

Thứ tám, không ngừng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn

của nguồn vốn 135 để có giải pháp thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ của chương

trình. Nâng cao trình độ quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ cơ sở. Chú trong

công tác qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng sử dụng cán bộ vùng dân tộc thiểu số. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ để nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK và vùng sâu, vùng xa trong các giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn từ chương trình 135 trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 46 - 47)