Du lịch di sản văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 33 - 37)

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý du lịch di sản văn hóa

1.2.2. Du lịch di sản văn hóa

Theo định nghĩa của Tổ chức bảo tồn di tích quốc gia Trust, Du lịch

di sản văn hóa; “ là hoạt động du lịch để trải nghiệm những địa điểm và các hoạt động này đại diện cho những câu chuyện chân thực của những con ngƣời trong quá khứ và hiện tại. Nó bao gồm các tài nguyên lịch sử, văn hóa và tự nhiên. “

Dịch theo trích nguồn “http://www.preservationnation.org/“ [Ngày truy cập: 1 tháng 8 năm 2014].

Theo tác giả, du lịch Di sản văn hóa là một loại hình du lịch trong đó hoạt động của nó đem đến cơ hội cho du khách trải nghiệm, hiểu và tận hưởng các giá trị đặc biệt của di sản văn hóa khu vực và thế giới.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các di sản văn hóa, và bảo tồn lâu dài các di sản, là điều cần thiết cho phát triển du lịch bền vững. Hoạt động tham quan các di sản của du khách có thể là một phần hoạt động tham quan trong chƣơng trình du lịch hoặc có thể là hoạt động duy nhất mà du khách dành thời gian nhằm quan tâm và nghiên cứu về các di sản văn hóa.

1.2.2.2. Chuyển hóa giá trị di sản văn hóa thành sản phẩm Du lịch di sản văn hóa

Mối quan hệ giữa di sản văn hóa và du lịch di sản văn hóa đƣợc coi là mối quan hệ biện chứng, tƣơng hỗ nhau, để di sản có điều kiện phát huy những giá trị, quảng bá rộng rãi hình ảnh tới đông đảo nhân dân, còn du lịch có thêm những sản phẩm thu hút khách, gia tăng giá trị lợi ích. Vậy nên, thay vì tận dụng khai thác những điểm đến di sản theo lối mòn nhƣ trƣớc kia, những ngƣời làm du lịch cần phải làm mới mối quan hệ giữa di sản và văn hóa bằng cách đầu tƣ xây dựng điểm đến sao cho mang lại cảm giác mới, mang tính đặc trƣng nhằm đánh thức xúc cảm của du khách.

Văn hóa phƣơng Đông đã tạo nên những cảm xúc mạnh mẽ cho du khách.

(Sở VHHTTDL Hà Nội, 2013), theo ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, chúng ta cần nghiên cứu, đầu tƣ, xây dựng các loại hình, sản phẩm, dịch vụ du lịch phù hợp để đa dạng hóa sản

phẩm, tăng khả năng lựa chọn cho khách tại các điểm đến di sản văn hóa. Chẳng hạn phát triển hình thức lƣu trú tại nhà dân, kết hợp tham quan điểm đến văn hóa với du khảo đồng quê, gắn với các tua du lịch nông nghiệp, du lịch tín ngƣỡng, du lịch nâng cao sức khỏe…vv.

Giá trị của di sản đối với du lịch là không thể phủ nhận, song nếu chỉ trông vào những thứ sẵn có của di sản thì cả di sản lẫn du lịch sẽ không phát triển. Sự hấp dẫn chính là sự đầu tƣ trở lại cho di sản và cách khai thác, kết nối những giá trị khác với di sản.

Di sản văn hóa là tài nguyên của quốc gia do vậy chúng ta không thể bán di sản đƣợc, chúng ta chỉ có thể nghiên cứu các giá trị của di sản văn hóa nhằm xem xét những giá trị và đánh giá các giá trị đó thông qua góc nhìn của du lịch để từ đó quyết định chuyển hóa giá trị đó thành những sản phẩm du lịch (dịch vụ khám phá) để phục vụ cho du khách và để phát triển kinh tế cho ngành du lịch Thủ đô.

Thông qua các giá trị của các di sản văn hóa nhƣ đã trình bày ở trên, chúng ta có lể lựa chọn những di sản có những giá trị đặc biệt và phù hợp với phát triển du lịch. Ngoài ra, nó còn phải hội đủ những yếu tố sau: Có đặc trƣng riêng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, có giá trị về lịch sử và niên đại, có sức chứa và có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nƣớc…vv.

Chuyển hóa những giá trị trên thành những sản phẩm du lịch, nghĩa là tạo dựng dịch vụ khám phá di sản để có thể bán được dịch vụ đó cho du khách trong và ngoài nước.

1.2.2.3. “Sức chứa” trong Du lịch di sản văn hóa

Khi các giá trị của di sản văn hóa đƣợc nâng lên một tầm cao mới thì nó sẽ có một “sức hút” mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nƣớc. Chính vì vậy lúc này ta cần phải nghiên cứu đến „‟Sức chứa‟‟ của nó.

Khái niệm “ sức chứa” của di sản văn hóa đƣợc hiểu từ các khía cạnh:

vật lý, sinh học, tâm lý xã hội và quản lý. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lƣợng khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm.

Đứng ở khía cạnh vật lý, sức chứa ở đây đƣợc hiểu là số lƣợng tối đa khách du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn về không gian đối với mỗi du khách cũng nhƣ nhu cầu sinh hoạt của họ. Sức chứa du khách của một khu du lịch di sản văn hóa là lƣợng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vƣợt quá khả năng tiếp nhận của khu, điểm du lịch, chúng bảo đảm cả hai mặt: khách không có điều kiện để khám phá di tích, di tích bị tổn hại do hoạt động quá mức của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra. Ví dụ nhƣ làm xuống cấp khu du lịch do lƣợng ngƣời chen chúc nhau làm ảnh hƣởng đến kiến trúc, kết cấu của các công trình, cảnh quan của công trình bị ảnh hƣởng do bị va chạm qua lại và rồi các khu vực tiện tích để phục vụ khách cũng bị nhanh chóng xuống cấp…vv.

Đứng ở khía cạnh sinh học: dƣới góc nhìn của sinh thái học, trong một hệ sinh thái khi số lƣợng một loài thay đổi đột ngột sẽ dẫn đến tác động làm thay đổi cân bằng của cả hệ sinh thái.

Đứng ở kía cạnh xã hội, sức chứa là giới hạn về lƣợng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá - xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thƣờng của cộng đồng địa phƣơng có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập. Việc phát triển du lịch rất dễ xảy ra sự bất hòa giữa cƣ dân địa phƣơng và khách du lịch, do truyền thống văn hóa, tập tục sinh hoạt của cƣ dân địa phƣơng bị du khách chƣa có ý thức cao làm xáo trộn, tổn hại.

Do vậy quản lý “sức chứa” phù hợp khả năng chịu tải của tài nguyên

cáo đánh giá tác động môi trƣờng đối với các dự án đầu tƣ phát triển du lịch tại các khu vực di tích, đặc biệt là di sản thế giới là rất quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 33 - 37)