4.1. Dự báo về xu hƣớng phát triển du lịch và du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội. địa bàn Hà Nội.
4.1.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Hà Nội bƣớc vào giai đoạn phát triển mới với những vai trò là “Trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nƣớc” (Nghị quyết số 11/NQ/TƢ ngày 6/1/2012 của Bộ Chính trị về phƣơng hƣớng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020); Quy hoạch chung phát triển Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt với tầm nhìn “Phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại, trên nền tảng phát triển bền vững”…một trung tâm du lịch và giao dịch quốc tế có tầm cỡ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng”. Theo nguồn số liệu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2014, tình hình Kinh tế - Xã hội, an ninh, quốc phòng của thành phố tiếp tục có chuyển biến tích cực, tổng sản phẩm trên địa bàn ƣớc tính tăng 8,8%, tổng thu ngân sách ƣớc thực hiện 130.100 tỷ đồng (đạt 103,1% dự toán giao), kinh tế tiếp tục đà tăng trƣởng trên các ngành, lĩnh vực chủ yếu nhƣ công nghiệp - xây dựng, thƣơng mại - dịch vụ - du lịch, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, quản lý đô thị - tài nguyên, môi trƣờng…
Trên cơ sở tình hình Kinh tế - Xã hội của Thành phố với mục tiêu tổng quát là “Huy động mọi nguồn lực, tiếp tục tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phấn đấu tăng trƣởng kinh tế cao hơn và vững chắc hơn “năm sau
thiện đời sống nhân dân; đẩy mạnh phát triển sự nghiệp văn hóa - xã hội; quản lý quy hoạch, xây dựng, đô thị, đất đai, môi trƣờng; tập trung đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm; tiếp tục thực hiện có hiệu quả năm trật tự, văn minh đô thị; tăng cƣờng quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra. Với mục tiêu tổng quát trên, có dự báo đƣợc toàn cảnh một bức tranh sáng về tình hình Kinh tế - Xã hội của Thủ đô trong những năm tiếp theo. Đặc biệt năm 2015 là năm có ý nghĩa quyết định tới việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2011 – 2015.
4.1.2. Dự báo xu hướng phát triển du lịch của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020. 2020.
Trích nguồn: SVHTTDL Hà Nội, 2013. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch Việt Nam.
Quan điểm chung:
Phát triển du lịch Hà Nội phù hợp với Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội; định hƣớng quy hoạch vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để Hà Nội không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa- xã hội mà còn xứng đáng là trung tâm du lịch của khu vực và cả nƣớc.
Quan điểm cụ thể:
dịch cơ cấu kinh tế: Đẩy mạnh phát triển để ngành kinh tế du lịch Hà Nội chiếm tỷ trọng đáng kể trong khối ngành dịch vụ, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và một số lĩnh vực kinh tế-xã hội liên quan cùng phát triển.
Phát triển du lịch Hà Nội gắn với nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô, đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020 Hà Nội cơ bản trở thành một thành phố có ngành Du lịch đạt vào nhóm phát triển trong khu vực.
+ Phát triển du lịch Hà Nội với vai trò là trung tâm phát triển du lịch vùng cả nƣớc, đầu mối phân phối khách cho các tỉnh khu vực phía bắc.
+ Phát triển du lịch Hà Nội có chất lƣợng cao, theo hƣớng chuyên nghiệp, vừa hiện đại vừa dân tộc, có trọng tâm, trọng điểm.
+ Phát triển du lịch Hà Nội theo hƣớng bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; kết hợp phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; giữ gìn cảnh quản và bảo vệ môi trƣờng.
Hà Nội là trung tâm văn hóa Việt Nam, Thủ đô ngàn năm văn hiến, phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể là những di sản văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa Hà Nội là bản sắc văn hóa Việt Nam phải đƣợc coi trọng, gìn giữ và phát huy trở thành yếu tố hấp dẫn trong phát triển sản phẩm du lịch; coi giá trị văn hóa là cơ sở nền tảng của hoạt động du lịch. Do vậy hoạt động du lịch phải khuyến khích, tạo đƣợc động cơ và mối quan tâm tới công tác bảo tồn; tạo nguồn kinh phí cho bảo tồn từ các nguồn thu của du lịch. Phát triển du lịch với trách nhiệm xã hội, tôn trọng văn hóa bản địa, tăng cƣờng giao lƣu và làm giàu văn hóa giữa các cộng đồng.
nƣớc đầu tƣ phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của các địa phƣơng, các thành phần kinh tế trên địa bàn Thủ đô.
+ Phát triển du lịch Hà Nội có trọng tâm, trọng điểm trong đó đặc biệt coi trọng phát triển du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa làm cơ sở, nền tảng phát triển các loại hình khác du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng và vui chơi giải trí. Hà Nội có hệ thống di tích lịch sử văn hóa đặc biệt gắn liền với Thủ đô nghìn năm văn hiến, với quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc... vì vậy khai thác phát triển du lịch phải lấy du lịch văn hóa làm chủ đạo để góp phần phát huy các tinh hoa văn hóa Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung và làm nền tảng cho việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí,.v.v...
4.1.3. Dự báo xu hướng phát triển Du lịch di sản văn hóa.
Để thích ứng với xu hƣớng phát triển du lịch di sản văn hóa của thế giới, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng không thể đứng đơn lập mà cần có sự liên kết, cùng bắt tay hợp tác để phát triển. Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung đó, điều này đặc biệt thể hiện rõ trong liên kết phát triển du lịch tạo điểm đến khu vực, đa quốc gia. Việt Nam đã có chƣơng trình kết nối khu vực “Ba quốc gia - một điểm đến” Việt Nam-Lào-Campuchia, trong đó tập trung kết nối giữa các địa danh, di sản tiêu biểu của ba quốc gia. Gần đây, Việt Nam cũng tham gia kết nối “Năm quốc gia - một điểm đến” gồm Việt Nam-Lào-Campuchia-Myanmar-Thái Lan. Đây là mô hình tiêu biểu cho sự kết nối, thúc đẩy phát triển du lịch của các quốc gia láng giềng trong khu vực hạ nguồn sông Mekong. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc sẽ mang một đặc trƣng văn hóa riêng, phong tục, tập quán và tín ngƣỡng riêng…vv. Đây chính là điểm tạo ra sự hấp dẫn cho sản phẩm du lịch di sản văn hóa. Và nó sẽ hấp dẫn hơn nữa khi có sự kết hợp giữa các nền văn hóa khác nhau…vv.