3.1. Tình hình phát triển du lịch di sản văn hóa tại Hà Nội
3.1.2. Tình hình phát huy giá trị di sản văn hóa cho du lịch trên địa bàn Hà Nội
3.1.2.1. Khách du lịch đến Hà Nội.
Bảng 3.1. Tổng hợp khách du lịch nội địa đến Hà Nội (Từ năm 2011 đến 2013)
Năm 2011 2012 2013
Tổng hợp vào Hà Nội 11.660.000 12.826.000 13.980.000
Nguồn Sở VH,TT& DL Hà Nội
10.500.000 11.000.000 11.500.000 12.000.000 12.500.000 13.000.000 13.500.000 14.000.000 B n ổn ợp k á du n đ a đ n N ( năm 2011 - 2013) 11.660.000 12.826.000 13.980.000 ă 2011 ă 2012 ă 2013
Biểu đổ 3.4. Tổng hợp khách du lịch nội địa đến Hà Nội (Từ năm 2011 đến 2013)
Bảng 3.2 Tổng hợp khách du lịch quốc tế đến Hà Nội (Năm 2011 đến 2013) Năm 2011 2012 2013 Tổng vào Hà Nội 1,887,000 2,100,000 2,350,000 Trung Quốc 309,400 207,726 250,000 Hàn Quốc 53,058 118,358 120,540 Pháp 103,784 130,533 120,000 Nhật 115,576 152,441 170,050 Mỹ 68,394 85,983 95,650
Nguồn Sở VH,TT& DL Hà Nội
Biểu đồ 3.5. Tổng hợp khách du lịch quốc tế đến Hà Nội (Năm 2011†2013)
Năm 2011: Hà Nội đạt gần 1,9 triệu lƣợt khách quốc tế đến Thủ đô, tăng 11% so với năm 2010. Riêng khách quốc tế lƣu trú tại Hà Nội đạt 1,4 triệu lƣợt khách, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2010. Một số thị trƣờng khách
0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 ă 2011 ă 2012 ă 2013 Tổng vào HN Khác Trung Quốc Hàn Quốc Pháp Nhật Mỹ
trọng điểm có mức tăng đáng kể nhƣ khách Trung Quốc đạt trên 309.000 lƣợt khách, tăng 19% so với năm 2010; khách Australia đạt gần 109.000 lƣợt khách, tăng 28%; khách Nhật Bản đạt 115.600 lƣợt khách, tăng 13%; khách Hàn Quốc đạt trên 53.000 lƣợt khách, tăng 22%.
Năm 2012: Hà Nội đón 14,4 triệu lƣợt khách du lịch năm 2012. Năm
2012, ngành du lịch Thủ đô đã thu hút 14,4 triệu lƣợt khách du lịch, trong đó có 2,1 triệu lƣợt khách quốc tế (tăng 11,3% so với năm 2011) và 12,3 triệu lƣợt khách nội địa (tăng 5,5% so với năm 2011). Đáng mừng là hầu hết các thị trƣờng khách trọng điểm đến Hà Nội đều có lƣợng khách tăng đáng kể. Cụ thể, khách Hàn Quốc tăng 53%, Singapore tăng 49%, Nhật Bản tăng 32%, Trung Quốc tăng 27%, Mỹ tăng 26%, Ôxtrâylia tăng 20%...
Do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế khiến công suất sử dụng buồng, phòng khách sạn trên địa bàn ƣớc đạt 55,44% (giảm 2,54% so với năm 2011). Giá phòng trung bình của khối khách sạn từ 3 đến 5 sao cũng giảm nhẹ từ 4,1- 9%, trong khi đó khối khách sạn từ 1-2 sao, giá phòng lại có xu hƣớng tăng trung bình khoảng 11%. Tổng thu về du lịch đạt 30.680 tỉ đồng.
Năm 2013: Trên 16,5 triệu lƣợt du khách đã đến Hà Nội, trong đó số
lƣợng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội tiếp tục tăng trƣởng cao, đạt 2.580.900 triệu lƣợt khách, tăng 22,9%, khách nội địa ƣớc đạt 13.997.800 lƣợt, tăng 13,82%. Một số thị trƣờng khách trọng điểm đến Hà Nội tăng đáng kể nhƣ: Khách Nhật Bản ƣớc đạt 185,680 lƣợt tăng 11,7%, khách Hàn Quốc ƣớc đạt 135.953 lƣợt tăng 56,9% khách Úc ƣớc đạt 160.787 lƣợt tăng 22,5%, khách Đài Loan ƣớc đạt 106.747 lƣợt tăng 16,3%, khách Mỹ ƣớc đạt 96.650 tăng 09,6%, khách Anh đạt 99.252 tăng 26,4%.
Ngày 20/12/2013, Sở VHTTDL Hà Nội đã tổ chức sự kiện đón vị khách quốc tế thứ 2.500.000 đến Hà Nội năm 2013 để đánh dấu sự kiện tăng trƣởng
ấn tƣợng của du lịch Thủ đô, lần đầu tiên khách quốc tế vƣợt qua mốc 2,5 triệu lƣợt. Tổng thu về du lịch đạt 38.500 tỉ đồng, tăng 20,31% so với năm 2012.
Nhận xét:
Hiện tại chưa có số liệu thống kê cụ thể tỷ lệ khách du lịch nội địa và quốc tế đến thăm quan các di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội. Theo ước tính tỷ lệ khách du lịch nội địa chiếm rất nhỏ so với tổng lượng khách đến Hà Nội. Về tỷ lệ khách du lịch quốc tế ước tính đạt khoảng gần 50% tổng lượng khách thăm quan.
3.1.2.2. Hoạt động du lịch di sản văn hóa tại các di tích.
Hiện nay tại Hà Nội có những di sản văn hóa sau đang đƣợc khai thác phục vụ khách du lịch:
1. Văn Miếu Quốc Tử Giám “Nguồn từ: http://dch.gov.vn”
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú
hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam đƣa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vƣờn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trƣờng đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tƣờng gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó đƣợc giới hạn bởi các tƣờng gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lƣợt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại
Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nƣớc.
Biểu đồ 3.6. Lƣơ ̣t khách đến tham quan tƣ̀ 2011 đến 2013
Số liệu khảo sát do Ban Quản lý di tích cung cấp
Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nƣớc đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến “cầu may” trƣớc mỗi kỳ thi.
2. Hoàng Thành Thăng Long “Nguồn từ: http://dch.gov.vn”
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh
thành Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dƣới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dƣới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, đƣợc các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
Họa đồ thành Thăng Long thời Lê với sông Nhị chảy ở phía đông, tháp Báo Thiên ở giữa, vƣơng phủ chúa Trịnh chếch ở phía nam tháp, hồ Tây ở phía bắc và thành Thăng Long gồm hai vòng lũy nằm giữa Hồ Tây và tháp Báo Thiên (Tham khảo phần phụ lục hình ảnh)
Những di tích trên mặt đất và khai quật đƣợc trong lòng đất tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lƣu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hƣởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tƣ tƣởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt Phật giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vƣơng thành phƣơng Đông, mô hình kiến trúc quân sự phƣơng Tây (thành Vauban), đến từ Trung Hoa, Champa, Pháp, để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó đƣợc biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, qui hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của ngƣời Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ (trải từ thời tiền Thăng Long, qua thời Đinh- Tiền Lê, đến thời kỳ Thăng Long-Hà Nội với các vƣơng triều Lý- Trần-Lê-Nguyễn) và vẫn đƣợc tiếp nối cho đến ngày nay.
Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vƣơng triều cai trị đất nƣớc Việt Nam trên các mặt tƣ tƣởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện đƣợc tính liên tục dài lâu nhƣ vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá nhƣ tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới. Di sản là bằng chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục hƣng của một quốc gia sau hơn mƣời thế kỷ bị nƣớc ngoài đô hộ. Di sản còn ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nƣớc thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hƣởng rộng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Hiện tại, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội hàng năm đã thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm quan. Tuy nhiên, phần lớn du khách đến thăm quan đến từ Nhật Bản, Trung Quốc. Về khách nội địa hiện tại đến thăm quan chưa nhiều.
3. Hội Gióng “Nguồn từ: http://dch.gov.vn”
Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đƣợc công nhận ngày 16/11/2010. Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm đƣợc tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tƣởng niệm và ca ngợi chiến công của ngƣời anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngƣỡng dân gian Việt Nam. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là
một hiện tƣợng văn hóa đƣợc bảo lƣu , trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc dù ở gần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến tranh, do sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền vững, không bị nhà nƣớc hóa, thƣơng mại hóa.
Các hội Gióng khác “Nguồn từ: http://dch.gov.vn”
Hội Gióng Chi Nam: mở tại làng Sen Hồ, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm,
Hà Nội và trƣớc ngày chính hội Gióng Phù Đổng 1 ngày nên còn gọi là hội Phù Gióng. Hội Phù Gióng tƣởng niệm và suy tôn chiến công của ông Hiển Công, tên thật là Châu. Cũng trong lúc đất nƣớc bị giặc Ân xâm lƣợc, ông Châu bảo sứ giả của vua Hùng đem cho mình cây chùy sắt và con thuyền sắt. Đoàn quân của ông đánh thắng giặc trên sông Đuống và ông trở về quê mừng công rồi hoá. Dân làng suy tôn là Hiển Công và thờ làm Thành Hoàng. Sáng mùng 8 tháng Tƣ, sau lễ tế ở đình làng là hoạt động tái hiện lại chiến thắng của Hiển Công. Thanh niên trai tráng đƣợc chia làm hai bên với số lƣợng bằng nhau. Quân của ông Hiển Công mình trần, khố đỏ, bao vàng còn giặc Ân thì mình trần, khố xanh, bao trắng. Ngoài ra còn có trò chơi “cƣớp dừa”, ai cƣớp đƣợc quả dừa sẽ gặp may mắn và đập dừa thành mảnh nhỏ để chia cho mọi ngƣời cùng hƣởng.
Hội Gióng Xuân Đỉnh: tổ chức ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch tại
làng Xuân Tảo, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Lễ hội gắn với truyền thuyết trên đƣờng về trời Gióng dừng ở làng Cáo (làng Xuân Tảo), Xuân Đỉnh tắm mát, nghỉ ngơi rồi ăn trƣa với cơm và mấy quả cà. Lúc ra đi, ông bỏ quên thanh roi sắt. Đến nay phiến đá mà Thánh ngồi nghỉ vẫn còn ở cạnh giếng nƣớc trong làng. Hội Gióng Xuân Đỉnh chủ yếu là nghi thức rƣớc kiệu Thánh ra giếng cho ông chứng kiến vật chứng lịch sử mà dân làng vẫn đời đời gìn giữ.
Hội Gióng Bộ Đầu: mở vào ngày 8 tháng Giêng tại làng Bộ Đầu, xã
Bộ Đầu, huyện Thƣờng Tín, Hà Nội. Thánh Gióng đƣợc thờ làm thành hoàng làng Bộ Đầu. Truyền thuyết kể rằng trên đƣờng về trời, Gióng nghe thấy tiếng kêu của dân chúng đang bị đôi thuồng luồng ở sông Hồng gây tai hoạ. Nhìn xuống, Gióng thấy một ngƣời đang bị thuồng luồng cuốn đi và lao xuống tiêu diệt đôi thủy quái. Lạ lùng thay, ngƣời đƣợc cứu chính là mẹ của Gióng!. Ở làng có pho tƣợng Gióng bằng gỗ cao 5m, là một tác phẩm điêu khắc đặc sắc. Hội Gióng Bộ Đầu có tổ chức thi gậy - diễn lại cảnh Gióng dùng tre ngà đánh giặc Ân.
Ngoài ra còn hơn 10 hội gióng cũng thuộc địa bàn Hà Nội (gọi là vùng lan tỏa vì chƣa đƣợc Unesco công nhận) nhƣ: hội Gióng Bộ Đầu xã Bộ Đầu, huyện Thƣờng Tín; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (huyện Từ Liêm); làng Hội Xá (Quận Long Biên).
4. Khu di tích Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch “Nguồn từ: http://dch.gov.vn"
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, là nơi sống và làm việc lâu nhất của Hồ Chí
Minh (từ 19 tháng 12 năm 1954 đến 2 tháng 9 năm 1969), đƣợc Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định xếp hạng là Khu di tích ngày 15 tháng 5 năm 1975. Hiện nay, nơi đây đã đƣợc thủ tƣớng chính phủ Việt Nam đƣa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.
Khu đất này nguyên là phần đất phía tây bắc của Hoàng thành thuộc Kinh thành Thăng Long xƣa. Khi Pháp xâm lƣợc Việt Nam, sau khi chiếm xong miền Bắc đã chọn Hà Nội làm trung tâm đầu não cho toàn bộ Đông Dƣơng và Phủ toàn quyền Đông Dƣơng đƣợc xây dựng trên mảnh đất này. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, nơi này đƣợc chọn là nơi làm
việc của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nƣớc, đồng thời là nơi sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây cũng là nơi Hồ Chí Minh đã qua đời. Công trình Phủ Chủ tịch là một công thự lớn, nguyên là Phủ toàn quyền do thực dân Pháp xây dựng đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, với đức tính giản dị và muốn gần gũi thiên nhiên, Bác Hồ không ở và làm việc trong Phủ. Bác ở khu nhà kế bên trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, Ngƣời chỉ sử dụng công trình Phủ Chủ tịch cho các hoạt động tiếp khách hay nghi lễ ngoại giao.
Từ năm 1954 - 1958, Bác Hồ ở và làm việc trong một ngôi nhà nhỏ 1 tầng. Sau đó, Bác chuyển sang ở ngôi nhà sàn bằng gỗ mới xây dựng. Đây là công trình đặc biệt và quan trọng nhất của cụm di tích, gắn bó với Ngƣời cho tới khi qua đời (năm 1969). Đây cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của Bác với Bộ Chính trị và các vị lãnh đạo, nơi ra nhiều quyết định quan trọng của đất nƣớc.
Tác giả thiết kế ngôi nhà sàn của Bác là kiến trúc sƣ Nguyễn Văn Ninh (1908-1975). Công trình đƣợc bắt đầu từ năm 1957 và khánh thành ngày 17/5/1958 chào mừng ngày sinh nhật Bác (19/5). Ngôi nhà sàn Bác Hồ nằm kế bên một ao cá rộng, xung quanh là khu vƣờn xum xuê cây trái, với rất nhiều loài cây quý hiếm mà nhân dân từ mọi miền trên đất nƣớc gửi tặng. Ở nơi đây, Bác trồng cây, nuôi cá sau giờ làm việc nhƣ một ngƣời lao động bình thƣờng. Sau khi Bác qua đời, ngôi nhà sàn cùng cả khu vực này đã trở thành di tích và là một điểm tham quan gắn liền với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 12/8/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định (Số 1272/QĐ- TTg) xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt (đợt 1) đối với 10 di tích, danh lam thắng cảnh trên cả nƣớc, trong đó có Di tích lịch sử Khu lƣu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch./.
Hiện tại Khu di tích Bác Hồ ngày một thu du khách trong và ngoài nƣớc đến thăm quan. Ƣớc tính hàng năm có khoảng trên 1 triệu du