Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch di sản văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 95 - 98)

4.3. Một số giải pháp chủ yếu để đạt đƣợc hiệu quả trong quản lý Du lịch di sản

4.3.1. Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch di sản văn hóa

4.3.1.1. Mục tiêu của chiến lược

- Mục tiêu chung:

Phấn đấu đến năm 2020, du lịch di sản văn hóa Thủ đô Hà Nội thực sự sẽ trở thành loại hình du lịch mũi nhọn, chủ đạo của du lịch Thủ đô, đóng một vai trò quan trọng trong ngành du lịch Thủ đô, có tính chuyên nghiệp cao, hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, sản phẩm du lịch di sản văn hóa có chất lƣợng cao, đa dạng, có thƣơng hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trƣờng, đƣa Hà Nội trở thành một điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch di sản văn hóa lớn của cả nƣớc và khu vực.

- Xác định về yêu cầu và nôi dung chiến lƣợc phát triển loại hình du lich di sản văn hóa thời kỳ 2015-2020, tầm nhìn 2030.

+ Hình thành quan điểm phát triển du lịch di sản văn hóa giai đoạn 2015-2020, 2030.

Phát triển loại hình du lịch di sản văn hóa trong thời gian tới phải đặt trong bối cảnh mới với quan điểm và nguyên tắc phù hợp. Các quan điểm đặt ra nhằm chỉ đạo toàn bộ các định hƣớng và giải pháp thực hiện phát triển du lịch trong giai đoạn tới.

+ Hình thành mục tiêu và triển vọng phát triển du lịch di sản văn

hóa giai đoạn 2015-2020, 2030.

Mục tiêu phát triển du lịch di sản văn hóa đƣợc đặt ra trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh phát triển trong và ngoài nƣớc, đƣờng lối phát triển của Đảng và Nhà nƣớc, tiềm lực phát triển, hiện trạng phát triển và xu hƣớng phát triển du lịch di sản văn hóa cùng các yếu tố liên quan khác.

+ Hình thành các định hƣớng chiến lƣợc thành phần giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030.

Giai đoạn sắp tới mục tiêu và quan điểm đặt ra cần phải phát triển du lịch di sản văn hóa theo hƣớng bền vững, có chất lƣợng cao, sản phẩm phải mang tính đặc trƣng, đến năm 2020 du lịch Hà Nội đƣợc biết đến nhƣ một trong những điểm đến hàng đầu trong khu vực. Hƣớng ƣu tiên phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa cũng đƣợc đặt quan điểm theo hƣớng ƣu tiên trọng tâm:

- Chiến lƣợc về phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa. - Định hƣớng phát triển thị trƣờng khách.

- Vấn đề xây dựng và phát triển thƣơng hiệu phải đƣợc đặt thành chiến lƣợc. - Xúc tiến và tuyên truyền quảng bá du lịch di sản văn hóa.

- Liên kết vùng và khu vực.

- Phát triển nguồn nhân lực du lịch trong du lịch di sản văn hóa.

+ Xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch hành động phát triển du lịch di sản văn hóa giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030.

- Kế hoạch khung giai đoạn 2015-2020: Đây là giai đoạn bản lề

quan trọng tạo ra sức bật mạnh mẽ thực hiện chiến lƣợc phát triển du lịch di sản văn hóa Hà Nội giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030. Giai đoạn này cần

thực hiện một cách toàn diện các chƣơng trình phát triển để tạo ra khung phát triển cho giai đoạn sau.

- Kế hoạch khung giai đoạn 2021 – 2025: Giai đoạn này các hoạt

động phát triển cần thực hiện hoàn chỉnh, hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra theo từng lĩnh vực, đƣa loại hình du lịch di sản văn hóa phát triển một cách bài bản, đảm bảo về chất lƣợng và đạt mục tiêu phát triển đến 2025 của Chiến lƣợc.

+ Các khu di sản văn hóa tiềm năng phát triển du lịch di sản văn

hóa Hà Nội đến năm 2030:

- Quần thể khu du lịch Hoàng Thành Thăng Long.

- Quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám.

- Hệ thống các đền, chùa cổ tại Hà Nội

- Khu phố cổ Hà Nội

- Quần thể Lễ hội Gióng.

- Khu di tích Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch.

- Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (Sóc Sơn – Hà Nội).

- Làng du lịch văn hóa Việt cổ Đƣờng Lâm.

- Khu du lịch văn hóa tâm linh núi Ba Vì (đền Hạ - Trung – Thƣợng).

- …vv.

4.3.1.2. Đối tượng phạm vi và thời gian thực hiện chiến lược

a) Đối tƣợng

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội là cơ quan chủ trì triển khai các hoạt động của Chƣơng trình trên cơ sở phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và các địa phƣơng tổ chức triển khai các hoạt động liên ngành tạo điều kiện thúc đẩy du lịch di sản văn hóa phát triển.

Chƣơng trình đƣợc triển khai thực hiện trên phạm vi toàn thành phố Hà Nội, căn cứ theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thủ đô và Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng du lịch Thủ đô.

c) Thời gian

Thời gian thực hiện chƣơng trình từ năm 2015 đến năm 2020. Năm 2017 thực hiện việc sơ kết Chƣơng trình. Năm 2020 thực hiện tổng kết Chƣơng trình. Tiếp tục thực hiện kế hoạch tiếp theo: 2021 – 2025, tầm nhìn 2030.

4.3.1.3. Các hoạt động của chương trình

a) Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa

- Thực hiện nghiên cứu thị trƣờng mục tiêu của du lịch di sản văn hóa Hà Nội nhằm định hƣớng xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp.

- Hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch di sản văn hóa phù hợp với thị trƣờng mục tiêu của du lịch di sản văn hóa Hà Nội trên cơ sở khai thác thế mạnh về tài nguyên di sản văn hóa của Hà Nội.

- Nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch di sản văn hóa.

- Hỗ trợ các kênh phân phối sản phẩm du lịch di sản văn hóa và triển khai các Chƣơng trình kích cầu du lịch di sản văn hóa nhằm thu hút khách du lịch.

b) Phát triển thƣơng hiệu du lịch di sản văn hóa Hà Nội

- Xây dựng thƣơng hiệu du lịch di sản văn hóa Hà Nội

- Định vị, truyền thông thƣơng hiệu du lịch di sản văn hóa Hà Nội.

c) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến du lịch di sản văn hóa.

d) Củng cố hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch di sản văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)