Quản lý Du lịch di sản văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 37 - 45)

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý du lịch di sản văn hóa

1.2.3.Quản lý Du lịch di sản văn hóa

1.2.3.1. Khái niệm cơ bản và sự cần thiết của quản lý Du lịch di sản văn hóa

Quản lý du lịch di sản văn hóa đƣợc hiểu nhƣ sau:

Quản lý du lịch di sản văn hóa là một sự tác động có tổ chức, có hướng đích của ngành du lịch nói chung và các cơ quan, ban, ngành chủ quản nói riêng lên hoạt động du lịch di sản văn hóa nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các giá trị của tài nguyên di sản văn hóa, các cơ hội phát triển kinh tế du lịch để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường phát triển du lịch luôn biến động.

Cũng nhƣ nhiều loại hình du lịch khác, du lịch di sản văn hóa cần phải đƣợc quản lý tốt để đảm bảo việc khai thác hiệu quả các giá trị di sản văn hóa trong hoạt động du lịch nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao nhƣng đồng thời phải đảm bảo không làm tổn hại đến giá trị của các di sản văn hóa, không xâm hại đến di sản văn hóa...vv, hài hòa lợi ích và trách nhiệm của các bên tham gia vào quá trình quản lý và phát triển.

1.2.3.2. Đặc điểm của quản lý Du lịch di sản văn hóa

Quản lý du lịch di sản văn hóa không chỉ là sự quan tâm đến việc xác định, quản lý và bảo vệ các giá trị di sản, mà còn phải tìm hiểu những tác động của du lịch tới cộng đồng, khu vực tại nơi có các di sản để đạt đƣợc lợi ích kinh tế và xã hội, cung cấp nguồn lực tài chính để bảo vệ và quảng bá hình ảnh của di sản (J.M.Fladmark,1994)

Theo nguồn: http://www.culturalheritagetourism.org

Chính vì vậy, khác với quản lý du lịch nói chung, quản lý du lịch di sản văn hóa vừa bảo tồn di sản văn hóa vừa phải phát huy các giá trị di sản nhằm thu

hút du khách, đem lại lợi ích kinh tế, xã hội và nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân địa phƣơng.

Để thực hiện tốt công tác quản lý du lịch di sản văn hóa chúng ta cần tìm hiểu khái quát về mô hình của quản lý du lịch di sản văn hóa. Trƣớc tiên chúng ta cần phải tìm hiểu về mô hình quản lý Nhà nƣớc về du lịch nói chung. Trong quản lý nhà nƣớc về du lịch có sự phân cấp quản lý nhà nƣớc về du lịch cấp trung ƣơng và quản lý nhà nƣớc về du lịch địa phƣơng:

Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch cấp Trung ƣơng bao gồm:

+ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch + Tổng cục du lịch

+ Các bộ ngành quản lý các lĩnh vực kinh tế xã hội cùng các bộ phận của nó có chức năng quản lý ngành nhƣ: Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nƣớc, Bộ Kế hoạch đầu tƣ,..vv.

+ Các Bộ, ngành hữu quan tạo điều kiện cho phát triển du lịch: Hàng không, Hải quan, Ngoại giao, Công an,...vv.

Quản lý nhà nƣớc về du lịch ở địa phƣơng:

Ở địa phƣơng, trong cơ cấu bộ máy nhà nƣớc cũng có các cơ quan tƣơng tự nhƣ ở cấp trung ƣơng, nhƣng chỉ có chức năng quản lý ở địa bàn và chịu sự chỉ đạo của các cơ quan ngành dọc trong cơ cấu bộ máy nhà nƣớc trung ƣơng.

Quản lý nhà nƣớc về du lịch di sản văn hóa:

Từ thực tế mô hình của quản lý du lịch nói chung ta có thể xác định mô hình quản lý du lịch di sản văn hóa nói riêng, nhằm quản lý hoạt động du lịch khai thác các giá trị di sản văn hóa và hoạt động này chịu sự giám sát của các cơ quan chuyên môn được phân cấp quản lý từ trung ương đến địa phương:

Các cơ quan quản lý du lịch di sản văn hóa cấp Trung ƣơng bao gồm:

+ Cục Di sản văn hóa

+ Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi có các di sản văn hóa

+ Các bộ ngành quản lý các lĩnh vực kinh tế xã hội cùng các bộ phận của nó có chức năng quản lý ngành nhƣ: Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nƣớc, Bộ Kế hoạch đầu tƣ,..

+ Các Bộ, ngành hữu quan tạo điều kiện cho phát triển du lịch: Hàng không, Hải quan, Ngoại giao, Công an,...

Quản lý nhà nước về du lịch di sản văn hóa ở địa phương:

Cũng tƣơng tự nhƣ Quản lý du lịch chung. Ở địa phƣơng, trong cơ cấu bộ máy nhà nƣớc cũng có các cơ quan tƣơng tự nhƣ ở cấp trung ƣơng, nhƣng chỉ có chức năng quản lý ở địa bàn và chịu sự chỉ đạo của các cơ quan ngành dọc trong cơ cấu bộ máy nhà nƣớc trung ƣơng.

1.2.3.2. Nội dung quản lý Du lịch di sản văn hóa

(1). Định hƣớng quản lý Du lịch di sản văn hóa

+ Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cƣ về giá trị di sản văn hóa để cộng đồng nói chung và mỗi ngƣời dân nói riêng tự có ý thức trong việc gìn giữ và bảo tồn các di sản văn hóa, coi đó nhƣ niềm tự hào của quê hƣơng, đất nƣớc mình.

+ Gìn giữ, tôn tạo trên nguyên tắc bảo tồn và phát huy những giá trị cốt lõi của di sản văn hóa, phát huy giá trị di sản văn hóa để phát triển kinh tế du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.

(2). Xây dựng hệ thống pháp luật và chính sách về quản lý du lịch si ản văn hóa.

Để phát triển loại hình du lịch di sản văn hóa thực sự trở thành loại hình du lịch trọng điểm, mũi nhọn thì cần phải có hệ thống chính sách phát triển du lịch di sản văn hóa phù hợp bao gồm chính sách dài hạn và chính sách ngắn hạn và đƣợc thể hiện trong chiến lƣợc, quy hoạch, các chƣơng

trình, đề án phát triển du lịch của Quốc gia nói chung và đƣợc triển khai áp dụng tại các địa phƣơng nói riêng. Chính sách phải đảm bảo khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ƣu tiềm năng, thế mạnh của di sản văn hóa Thủ đô; bảo tồn và phát huy đƣợc những giá trị truyền thống; nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Các nhóm chính sách ƣu tiên chủ yếu sẽ đƣợc trình bày ở Chƣơng 4 của Luận văn.

(3). Tổ chức thực thi chính sách về quản lý Du lịch di sản văn hóa

Để thực hiện tốt công tác tổ chức thực thị chính sách về quản lý du lịch di sản văn hóa thì cần phải triển khai thực hiện tốt theo các bƣớc sau:

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách quản lý du lịch DSVH.

- Phổ biến, tuyên truyền chính sách quản lý du lịch DSVH. - Phân công, phối hợp thực hiện chính sách.

- Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách. - Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm.

(4). Kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách

Nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, phƣơng hƣớng nhiệm vụ Chính sách quản lý du lịch di sản văn hóa, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo thì nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan thực thi Chính sách phải đƣợc tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng, nhất là vai trò, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát sẽ giúp các cơ quan thực thi chính sách đánh giá đƣợc các mặt ƣu, nhƣợc điểm của chính sách, đồng thời chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm để đề xuất bổ sung, khắc phục những thiếu sót của chính sách.

Thông quan công tác kiểm tra và giám sát thực hiện chính sách, các cơ quan chức năng thực thi cần phải có báo cáo sát thực về các hoạt động đã đƣợc thực hiện cũng nhƣ phải có đánh giá các hoạt động đã đƣợc triển khai. Nội dung báo cáo cần phải có các kiến nghị đề xuất các giải pháp, ý kiến đóng góp, bổ sung nhằm hoàn thiện những thiếu sót trong quá trình triển khai chính sách. Đây là cơ sở để có đề xuất lên các cơ quan thẩm quyền cấp trên trong việc điều chỉnh chính sách nhằm phù hợp với công tác triển khai thực tế cũng nhƣ khắc phục những thiếu sót của chính sách khi đã ban hành.

1.2.3.3. Các nhân tố tác động tới quản lý Du lịch di sản văn hóa

Một trong những nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động quản lý du lịch di sản văn hóa hiện nay chính là sự chồng chéo trong quản lý các di sản đặc biệt là các di sản thế giới giữa các bộ ngành khiến các Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam khó phát huy hết giá trị của nó. Đây là vấn đề gây ảnh hƣởng rất lớn trong công tác quản lý du lịch di sản văn hóa nói chung và phát huy giá trị của các di sản văn hóa nói riêng.

Theo nguồn từ: http://dch.gov.vn:

Ngày 23/5/2014, tại hội thảo "Quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam" ở Hà Nội, Thứ trƣởng Văn hóa Đặng Thị Bích Liên cùng nhiều lãnh đạo ngành văn hoá đƣợc báo cáo thực trạng quản lý 7 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới gồm: Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội; Phố cổ Hội An; Di tích Chăm Mỹ Sơn; thành nhà Hồ; quần thể Di tích cố đô Huế; vịnh Hạ Long; vƣờn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng. Nhiều thành tựu trong công tác quản lý, bảo tồn đƣợc ghi nhận nhƣ: quy hoạch bảo tồn tổng thể các Di sản thế giới, thông quan đó, các khu di sản đều đã đƣợc tu bổ, bảo quản, chống xuống cấp…

Một vấn đề lớn mà các đại biểu trăn trở khi báo cáo là quy định, quy chế quản lý di sản thế giới ở Việt Nam chƣa đồng bộ. Đặc biệt sự chồng chéo

trong quản lý giữa các bộ, ngành gây nhiều trở ngại trong quá trình vận hành công việc và xử lý những vấn đề nảy sinh từ hoạt động thực tiễn. "Bộ máy quản lý các Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới ở Việt Nam hiện nay thiếu đồng bộ, việc phân công, phân cấp, giao trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị quản lý ở địa phƣơng còn bộc lộ nhiều hạn chế, chƣa tƣơng xứng với tầm vóc quản lý di sản thế giới", Cục trƣởng Cục Di sản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Nguyễn Thế Hùng nói.

Ông Nguyễn Thế Hùng lấy dẫn chứng rằng, trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế là đơn vị cấp sở, trực thuộc sự quản lý của ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong khi đó, trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ lại là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa; trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An và Ban quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn là các cơ quan chức năng trực thuộc huyện/thành phố của tỉnh…

Trực tiếp tham gia đơn vị quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn – ông Lê Trung Hòa, Phó chủ tịch huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đồng tình với chia sẻ của Cục trƣởng Cục Di sản. Theo ông, Ban Quản lý Mỹ Sơn đƣợc trao quyền, phân cấp nhƣng lại không đƣợc tự chủ trong các hoạt động quản lý. Thẩm quyền quản lý Di sản của cấp huyện bộc lộ vƣớng mắc chồng chéo với cấp trên trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, lập dự án, kêu gọi.

Đồng quan điểm, đại diện Ban quản lý Vƣờn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng nêu, vƣờn quốc gia là đơn vị trực thuộc tỉnh Quảng Bình, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh. Tuy nhiên cấp địa phƣơng, ban quản lý vƣờn là đơn vị sự nghiệp có thu, chịu sự quản lý nhà nƣớc của Sở Nông nghiệp về lâm nghiệp và thuộc sở Văn hóa, về du lịch. "Nhiều khi có có vấn đề xảy ra, chúng tôi muốn giải quyết sớm cũng không đƣợc", đại diện này nói.

Việc chồng chéo trong quản lý, theo Trƣởng ban quản lý Vịnh Hạ Long Phạm Thùy Dƣơng giống nhƣ “chủ nhà lại không có cơ chế, chức năng xử lý những vi phạm xảy ra trong chính ngôi nhà của mình”. Các vi phạm cũng khó giải quyết nhanh chóng, triệt để đƣợc.

Qua phản ánh của ban quản lý 7 di sản thế giới, thứ trƣởng Bộ Văn hoá cho rằng, Điều 55 Luật di sản đã quy định, bộ Văn hóa chịu trách nhiệm và phối hợp với các địa phƣơng thực hiện quản lý đối với các di sản, tuy nhiên, "vẫn còn chồng chéo quản lý giữa các bộ ngành, giữa các cơ quan trung ƣơng và tỉnh thành, huyện xã...". Thứ trƣởng cho rằng, cách giải quyết duy nhất các vấn đề trên là có sự phối hợp, phân cấp về quản lý rõ ràng. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch sau hội thảo này sẽ rà soát, bổ sung, điều chỉnh lại.

Nguồn: Cục Di sản Văn hóa

Ngoài ra, còn có các nhân tố khác tác động tới quản lý du lịch di sản văn hóa nhƣ sau:

- Giá trị thứ hạng của di sả n văn hóa: Thông qua giá trị thứ hạng của các di sản văn hóa chúng ta có thể có những chính sách ƣu tiên trong đầu tƣ và quản lý khác nhau đối với các di sản nhằm tránh đi sự đầu tƣ cho tổng thể mang tính chung chung và hình thức.

- Điều kiện kinh tế, xã hội của địa phƣơng nơi có di sản: + Tập quán, dân trí.

+ Khí hậu thời tiết. + Thu nhập dân cƣ. + Ngân sách

- Do sức chứa và sức hút của di sản: Căn cứ trên sức chứa và sức hút

quan tại các di sản nhằm trách những ảnh hƣởng, tác động xấu do lƣợng khách quá tải đem lại...vv.

- Nhu cầu của khách du lịch: Căn cứ nhu cầu thực tế của du khách tới

thăm quan tại các di sản văn hóa, việc cần thiết nghiên cứu các dịch vụ bổ trợ tại khu vực bên ngoài và xung quanh di sản là rất quan trọng. Ngoài ra, nghiên cứu đặc điểm của loại hình du khách đến thăm quan tại các di sản là rất cần thiết để có thể đƣa ra những chính sách thu hút, ƣu đãi và khuyến khích du khách đến thăm quan tại tác di sản văn hóa.

Có thể nói cho đến nay chưa có nghiên cứu sâu nào được thực hiện về việc quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội. Vì thế, Luận văn này sẽ lấp đầy khoảng trống đó. Ngoài ra, luận văn cũng nghiên cứu cách khai thác giá trị của các di sản văn hóa để biến nó thành những sản phẩm du lịch chuyên đề, đặc trưng, nhằm nâng tầm các giá trị cốt lõi của di sản văn hóa, tạo sức hút đối với du khách trong và ngoài nước tới thăm quan và du lịch tại Thủ đô, tạo ra nguồn thu trực tiếp cho các di sản cũng như tạo ra sự phát triển kinh tế chung cho cộng đồng địa phương nơi có các di sản văn hóa.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP, CÔNG CỤ VÀ QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 37 - 45)