Khái quát về giá trị Di sản văn hóa Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 52 - 56)

3.1. Tình hình phát triển du lịch di sản văn hóa tại Hà Nội

3.1.1. Khái quát về giá trị Di sản văn hóa Hà Nội

Cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc, văn hóa Thăng Long – Hà Nội đƣợc hình thành, vun đắp qua nhiều thế hệ, góp phần làm giàu thêm di sản văn hóa dân tộc. Là trung tâm chính trị, ngoại giao, hành chính, kinh tế, văn hóa lớn của cả nƣớc, sau Nghị quyết của Quốc hội số 15/2008/QH 12, Hà Nội không chỉ tăng quy mô về diện tích và dân số, mà còn là nơi lƣu giữ kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng.

Thăng Long – Hà Nội có bề dày văn hóa phong phú và đa dạng. Trƣớc khi điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Nội đã là trung tâm văn hóa điển hình của Việt Nam. Sau khi mở rộng, không gian văn hóa thủ đô, vốn đã là trung tâm của bốn vùng văn hóa (xứ Đoài, Sơn Nam Hạ, Kinh Bắc, xứ Đông), nay mở rộng ra cả một phần của văn hóa Mƣờng Hòa Bình, văn hóa các dân tộc ít ngƣời thuộc huyện Ba Vì và một phần văn hóa vùng đất tổ Mê Linh, vốn xƣa là cửa ngõ của Thăng Long – Hà Nội. Có thể khẳng định một điều rằng, văn hóa Hà Nội mang đậm nét tinh tế, thanh lịch do kết tụ tinh hoa truyền thống, thể hiện từ nết ăn, nết ở, lối mặc đến cách ăn nói, giao tiếp hàng ngày. Không chỉ vậy, sự tiêu biểu cho văn hóa toàn vùng còn đƣợc thể hiện trong những lễ hội truyền thống, hoạt động tín ngƣỡng, vui chơi, giải trí. Dấu ấn kinh thành còn để lại khá đậm nét qua các di tích lịch sử văn hóa, qua các phong tục, nghi lễ trong các lễ hội truyền thống…vv.

Tính đến thời điểm hiện tại (tháng 6-2014), trong hơn 40.000 di tích hiện có trên cả nƣớc thì Hà Nội đã có khoảng 6.000 di tích lịch sử văn hóa,

hơn 900, và hơn 3.100 di tích đang trong thời gian hoàn thiện hồ sơ đề nghị xếp hạng.

Biểu đồ 3.1 Di tích li ̣ch sƣ̉ văn hóa Hà Nô ̣i so với cả nƣớc

Nguồn: Tổng cục du lịch

Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2014, trong tổng số 19 di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tƣ liệu của đất nƣớc đƣợc UNESCO công nhận là di sản thế giới và di sản văn hóa thế giới, thì Hà Nội đóng góp 4, đó là Hội Gióng, Hoàng Thành Thăng Long, Ca trù và Bia tiễn sĩ Văn Miếu. Ngoài ra, Hà Nôi còn có 02 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, đó là Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội và Khu di tích Phủ Chủ tịch. Hơn nữa, Hà Nội còn có Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đƣợc coi là trƣờng đại học đầu tiên, biểu tƣợng giáo dục của Việt Nam thời kỳ phong kiến; khu vực Hƣơng Sơn – quần thể di tích lịch sử văn hóa, đồng thời là trung tâm du lịch tâm linh không chỉ của Hà Nội; khu phố cổ với những nét độc đáo về văn hóa, kiến trúc, nghề thủ công truyền thống…Và các giá trị văn

87%

3% 2% 8%

Di ch ch văn a n i so v i n c

c nh nh c p c gia i HN

hóa nổi bật gắn liền với lịch sử cận đại Việt Nam, tiêu biểu là cụm di tích Quảng Trƣờng Ba Đình, lăng Bác Hồ, Bảo tàng Hồ Chí Minh. Và nhiều di tích lịch sử quốc gia thuộc loại quan trọng là các di tích chùa Hƣơng, chùa Thầy, Bối Khê, Trăm Gian, Tây Phƣơng, Mía, Đậu, các đình Tây Đằng, Chu Quyến, Tƣờng Phiêu, Đại Phùng, Hoàng Xá…Đây là những di tích không chỉ không có giá trị tiêu biểu về niên đại, kiến trúc…, mà còn có nhiều cổ vật quý hiếm phản ánh bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa của Hà Nội và dân tộc Việt Nam.

20%

80%

Di n văn a i i t Nam

i c nh nh c

Biểu đồ 3.2. Di sản văn hóa thế giới ta ̣i Viê ̣t Nam

Nguồn: Tổng cục du lịch

Không chỉ giàu có về khối lƣợng di sản văn hóa vật thể, Hà Nội còn có một kho tàng văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Riêng về lễ hội, cùng với vùng đất tổ đền Hùng (Phú Thọ) và vùng đất Kinh Bắc, Hà Nội là một trong ba vùng tập trung nhiều lễ hội với những nghi lễ đặc sắc, mang đậm nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay, Hà Nội có 1.095 lễ hội trong số hơn 8.000 lễ hội của cả nƣớc (1.075 lễ hội dân gian, 7 lễ hội tôn giáo, 2 lễ hội lịch sử cách mạng), trong đó có những lễ hội đặc trƣng, có sức lan tỏa khắp cả

nƣớc nhƣ lễ hội chùa Hƣơng với thời gian diễn ra lâu nhất nƣớc và lễ hội Gióng đã đƣợc Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Biểu đồ 3.3. Lễ hô ̣i văn hóa Hà Nô ̣i so với cả nƣớc

Nguồn: Tổng cục du lịch

Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng Hà Nội có nguồn tài nguyên Di sản văn hóa vô cùng quí giá và đây sẽ là cơ cơ sở vững chắc và phong phú cho việc xây dựng sản phẩm du lịch di sản văn hóa và tổ chức hoạt động du lịch di sản văn hóa mạnh mẽ, đa dạng về loại hình sản phẩm, có sức hút lớn đối với du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển du lịch đa dạng.

i văn a c nh nh c; 6905 i văn a dân gian n i; 1075 i tôn gi o n i; 9 ch ng ; 11 i ch văn a n i so v i n c

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 52 - 56)